LẮNG NGHE CUỘC SỐNG Nỗi niềm nông dân trồng rau sạch
Danh mục
An sinh xã hội
NỘI DUNG

LẮNG NGHE CUỘC SỐNG

Nỗi niềm nông dân trồng rau sạch

MC: Kính chào quý vị và các bạn, Cảm ơn quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Lắng nghe cuộc sống, phát trên sóng phát thanh tần số 92,5 mkh của Đài PTTH Quảng Trị.

MC: Thưa quý vị và các bạn, Từ chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao, phong trào trồng rau sạch ở Quảng Trị đã phát triển rất mạnh mẽ. Song, bên cạnh yếu tố tích cực là nhiều vùng rau an toàn được hình thành, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các thực phẩm tốt có lợi cho sức khỏe, có dịp tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện trồng rau sạch của nông dân địa phương vẫn thấy còn nhiều ngổn ngang, trăn trở …

MC: Ở đó không chỉ là câu chuyện của sự cạnh tranh không kém phần khốc liệt của thị trường mà còn có những câu chuyện về lòng trung thực của người trồng rau sạch ở các làng quê có lúc bị hoàn nghi. Người nông dân trồng rau sạch ở Quảng Trị đã và đang làm gì để bước qua sự hoài nghi đó của người tiêu dùng, từng bước xây dựng thương hiệu rau sạch của địa phương vang danh trên thị trường – đây cũng là câu chuyện mà chương trình Lắng nghe cuộc sống hôm nay xin được chia sẽ cùng quý vị và các bạn.

Nhạc cắt

 Về làng rau sạch Đông Thanh, thành phố Đông Hà, nhắc đến gia đình bà Lê Thị Liễu ai ai cùng bày tỏ lòng cảm phục về ý chí, quyết tâm lập nghiệp của gia đình bà. Để có được “cơ ngơi” rau xanh như hôm nay, bà Liễu đã phải đầu tư khá nhiều công sức và tiền của. Trên ruộng rau hơn 1000 mét vuông, mỗi ngày bà Liễu phải dậy từ 4 giờ sáng để tưới nước vào mùa hè và canh đèn, giữ ấm cho rau vào mùa đông. Sự vất vả, chăm chỉ làm lụng của gia đình Bà Lê Thị Liễu cũng đến ngày cho quả ngọt. Hôm chúng tôi đến thăm đã được chứng kiến một vườn rau xanh tốt, gồm nhiều loại như mồng tơi, xà lách, cải ngọt, cải nhúng... Bình quân, mỗi ngày gia đình bà Liễu cắt bán cho thương lái hoặc mang tới chợ Đông Hà  từ 70 – 100 kg rau. Trừ các chi phí, mỗi năm cũng để dành được xấp xỉ 100 triệu đồng. Chia sẽ thêm về công việc của mình, bà Lê Thị Liễu cho biết :

Băng

Cũng như nhiều người dân trồng rau sạch ở Đông Thanh bà Liễu  biết rằng dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học là không tốt. Vì thế, khi nhu cầu rau sạch ngày càng tăng, bà đã chuyển hướng sang trồng rau hữu cơ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và Đầu tư cả trăm triệu đồng cho hệ thống tưới tiêu, lưới, giống. Đặc biệt, để nâng cao gia trị kinh tế, vườn rau bà Liễu luôn tuân thủ  trồng theo quy trình và quản lý nghiêm ngặt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, việc chăm sóc cũng tốn công sức hơn, nhưng giá cả khi ra thị trường lại cao hơn từ 15 - 20% so với sản phẩm thông thường điều này khiến bà Lê Thị Liễu nhiều lúc lại nản lòng.

Băng :

Câu chuyện của bà Lê Thị Liễu ở làng rau Đông Thanh thực ra không phải là câu chuyện hiếm về trồng rau sạch ở Quảng Trị hiện nay. Trồng rau sạch, rau an toàn vất vả hơn, nhưng khi phân phối ra thị trường lại lẫn lộn với các loại rau thông thường nên nhiều lúc phản ứng của người tiêu dùng còn có sự hoà nghi về sản phẩm rau sạch của những nông dân như bà Liễu. Trên thực tế, người tiêu dùng muốn ăn rau sạch, đảm bảo độ an toàn, thì buộc phải mua giá cao. Bình quân, mức chênh lệch giữa rau sạch với rau thông thường, không rõ nguồn gốc, từ 500 - 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tâm lý so đo từng đồng khi lựa chọn mua rau sạch. Có không ít người tiêu dùng chọn những loại rau có giá thành thấp hơn, dù chỉ 500 đồng…..

Tuy vậy, hơn 10 năm qua làng rau sạch Đông Thanh vẫn phát triển nhộn nhịp, sôi nổi. Người trồng rau sạch vẫn cần mẫn với mục tiêu xây dựng và phát triển rau sạch Đông Thanh.

Ông Phạm Văn Tường – Giám đốc HTX sản xuất rau an toàn Đông Thanh - cho biết: “Hiện nay, HTX có 50 hộ tham gia sản xuất rau sạch, an toàn và cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 2 tấn rau/ngày, với 12 loại rau. Quy trình sản xuất theo phương thức sử dụng các loại phân vi sinh, hữu cơ, giăng màng lưới bảo vệ và hạn chế sử dụng các loại hóa chất. Sản phẩm được Chi cục bảo vệ thực vật thị xã và tỉnh thường xuyên giám sát, kiểm định về độ an toàn. Chất lượng, độ an toàn và giá cả có thể cạnh tranh được với các loại rau của Đà Lạt hay rau. Nhưng rau sạch của HTX vẫn chưa có đầu ra ổn định, chủ yếu cung cấp tại chợ Đông Hà và một số đầu mối thu mua ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Thậm chí, có một số hộ còn tự đem sản phẩm ra ngoài chợ bán trực tiếp. Sản phẩm rau sạch của người sản xuất chưa có chỗ đứng, chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Phần lớn bà con tự sản xuất, tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các tiến bộ KHKT chưa đồng đều, nhất là mô hình trồng rau trong nhà kính.

Tìm hiểu thêm về câu chuyện trồng rau sạch ở Đông Thanh chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Ông Phạm Văn Tường Giám đốc HTX sản xuất rau an toàn Đông Thanh – mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Băng :

 MC: Thưa quý vị và các bạn, Những chia sẽ của Ông Phạm Văn Tường cho thấy quy trình trồng rau sạch  khắt khe, mất nhiều công chăm sóc, thời gian thu hoạch lâu hơn trồng các loại rau khác, nhưng việc tiêu thụ vẫn còn nhiều trăn trở. Đây cũng là những rào cản khiến việc trồng rau an toàn của người dân thêm phần khó khăn.

Nhạc cắt

MC: Qúy vị và các bạn đang nghe chương trình Lắng nghe cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị - với chủ đề Nỗi niềm của nông dân trồng rau sạch, câu chuyện từ làng rau Đông Thanh mà quý vị và các bạn vừa nghe đã phần nào cho chúng ta hiểu hơn về những khó khăn, vất vả mà người trồng rau sạch đã trãi qua. Tuy vậy, từ tình cảm, tấm lòng của mình với nghề làm nông, với quê hương, nhiều nông dân trồng rau Quảng Trị vẫn đang nổ lực không ngừng để xây dựng sản phẩm nông nghiệp an toàn mang thương hiệu quê hương. Phóng sự Từ làng rau Gio An của Nguyên Hương sẽ phản ánh về nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Bài Làng rau Gio An

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Trong bữa ăn gia đình, nhiều người có thể ăn giảm đi một chút thịt, cá, hoặc có thể không ăn thịt cá vài bữa, nhưng rau xanh thì không thể thiếu. Tuy nhiên, để có thể mua được rau an toàn ngoài chợ cho bữa ăn gia đình đối với người nội trợ là rất khó khăn. Bởi, bằng cảm quan, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là rau an toàn, rau sạch và đâu là rau bẩn, chủ yếu chỉ biết dựa vào niềm tin và lương tâm của người trồng rau.

MC: Ngược lại, từ những miền quê người nông dân trồng rau sạch vẫn rất nổ lực để cung cấp ra thị trường sản phẩm rau sạch, rau an toàn cho người tiêu dùng, chỉ có điều mẫu mã, cách thức giới thiệu sản phẩm chưa thực sự rầm rộ nên người tiêu dùng khó tiếp cận. Vì vậy, mong rằng từ 2 phía sẽ có sự gặp gỡ để chất lượng cuộc sống, người tiêu dùng được thuận lợi tiếp cận sản phẩm tốt, đảm bảo cho sức khỏe và người trồng rau cũng vơi bớt nhọc nhằn trong hành trình làm giàu từ đồng đất quê hương.

Đến đây 15 phút của chương trình Lắng nghe cuộc sống xin được tạm dừng, chương trình do Nguyên Bảo BT và dàn dựng cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm thoe dõi.

 

Bài 2 : Mỗi ngày 2 lượt bà Nguyễn thị Tâm, ở thôn An Hướng xã gio An huyện Gio Linh lại tất bật trên ruộng rau xà lách của mình. Hết cắt, rồi đến bó, trong khoảng 2 tiếng đồng hồ bà Tâm cắt được gần 100 bá rau, bỏ mối cho thương lái từ Huế. Nhiều năm qua cũng nhờ ruộng rau này, bà Tâm đã nuôi các con ăn học đoàng hoàng, nhà cửa bà cũng xây cất chu đáo. Mặc dù không khang trang, rộng lớn nhưng với những nông dân như bà Nguyễn thị Tâm có được cuộc sống này là nhờ lộc quê từ những ruộng rau xà lách thực sự rất có ý nghĩa. Vì vậy dù cho cuộc sống tấp nập vội vã, nhiều vùng quê khác, người dân chuyển đổi trồng các loại rau bằng phương pháp trồng sử dụng phân bón hóa học cho năng suất cao hơn, kinh tế khá giả hơn nhưng bà Nguyễn Thị Tâm vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình trồng rau sạch an toàn.  Bà Nguyễn thị Tâm chia sẽ :

Băng :

Hiện toàn xã Gio An rộng khoảng hơn 10 ha. Ngoài sự thích hợp về chất đất ở đây, một đặc tính sinh học của loài rau này sống phù hợp với dòng nước chảy quanh năm kể cả mùa nắng hạn. Điều đặc biệt cây rau này không sống được ở những nơi nước nhiễm bẩn, có thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ mọc xanh tốt ở những nơi nước trong sạch, chảy từ lòng núi đá nên rau xà lách xoong được cho là rau sạch. Người dân trồng rau này quanh năm nên có thu nhập đều đặn. Để phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt là phát triển sản xuất hàng hóa, giới thiệu rộng rãi ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Chính sự tuân thủ nghiêm túc theo quy trình trồng rau sạch của những người trồng rau như bà Nguyễn thị Tâm đã góp phần đưa thương hiệu rau sạch Gio An vang danh trên thị trường. Đây cũng chính là lý do dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng rau sạch Gio An vẫn có chổ đứng trong lòng người tiêu dùng và trở thành một trong những thương hiệu nông sản uy tín của nông nghiệp Quảng Trị.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 23/11/2018 16:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà