Ps phòng tránh tảo hôn và bạo hành trên cơ sở giới (Ps hợp đồng giữ Sở LĐTB&XH vs Đài PTTH)
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Sự phát triển của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của dân tộc và là nguồn nhân lực quý giá đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang ngày càng trở nên cấp bách hơn. Trong phóng sự sau đây, chúng tôi xin đề cập đến những nổ lực các ngành, các cấp trong việc phòng ngừa tảo hôn và bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Một trong những thành công đã được đánh giá đó là Quảng Trị đã xây dựng hệ thống bảo vệ, xây dựng quy ước, hương ước thôn bản Bảo vệ trẻ em.

Ps Hợp đồng giữa Sở LĐTB&XH với Đài PTTH Quảng Trị

Thưa quý vị và các bạn! Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Sự phát triển của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của dân tộc và là nguồn nhân lực quý giá đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang ngày càng trở nên cấp bách hơn. Trong phóng sự sau đây, chúng tôi xin đề cập đến những nổ lực các ngành, các cấp trong việc phòng ngừa tảo hôn và bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Một trong những thành công  đã được đánh giá đó là Quảng Trị đã xây dựng hệ thống bảo vệ, xây dựng quy ước, hương ước thôn bản Bảo vệ trẻ em.

TĂNG CƯỜNG PHÒNG TRÁNH TẢO HÔN VÀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

Những bản  làng, những nếp nhà sàn tạo nên những nét chấm phá tuyệt đẹp của núi rừng ở miền Tây Quảng Trị.

Con người ở đây chân chất hiền hòa, dựa vào nhau sinh sống từ ngàn đời.

Những đứa trẻ hồn nhiên trong trắng như giọt sương mai  khiến cho người lớn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống.

Trong bức tranh tuyệt đẹp ấy, đâu đó vẫn lem màu tối với những câu chuyện buồn quen thuộc mang tên tảo hôn…

Đó là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bỏ học, kéo theo sự nghèo đói và cùng cực.

Hồ Thị Ngân ở thôn Tà Rụt 2 xã Tà Rụt.  Năm 13 tuổi, Ngân theo bạn bè vào Nam kiếm sống và lấy chồng khi mới 14 tuổi.

Từ ngày kết hôn đến nay đã hơn 5 năm chưa một ngày hạnh phúc. Phải làm mẹ, làm vợ và trụ cột gia đình khi chưa biết lo, biết nghỉ. 

Pv: Em Hồ Thị Ngân, Xã Tà Rụt – Đakrông – Quảng Trị

3 năm về trước, một con số thống kê cho thấy: tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, tình trạng tảo hôn có khoảng gần 900 trường hợp, trong đó huyện Đakrông có trên 250 trường hợp; huyện Hướng Hóa có khoảng 618 trường hợp.

Khảo sát thực tế của các cơ quan chức năng tại 41 xã, thị trấn của hai huyện miền núi nêu trên cho thấy thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng tăng lên.

Pv Chị…………………. PCT Hội LHPN xã Hướng Hiệp – Đakrông – Quảng Trị

Từ thực tế đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể xã hội, của cộng đồng, đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ, hợp tác, quan tâm của các các tổ chức phi chính phủ.

Các hoạt động về trẻ em nổi bật diễn ra tại Quảng Trị, như: tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số” và các đơn vị, địa phương đã ký cam kết “Mùa hè an toàn cho trẻ em”; tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp ngày Quôc tế thiếu nhi 1/6. Sở cũng đã phối hợp với Tỉnh đoàn, Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Plan tổ chức Sự kiện "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học - Cần bạn, cần tôi, cần cả thế giới" và Hội thi Tìm hiểu Luật trẻ em năm 2018.

Pv: Thiếu tá                                         Đồn Biên phòng Thanh – Hướng Hóa – Quảng Trị

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Tổ chức Plan, trong năm Sở LĐ – TB&XH Quảng Trị cũng đã phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa và Đakrông triển khai Dự án Phòng chống kết hôn sớm ở các huyện Miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Dự án đã được triển khai tại 10 xã: Mò Ó, Hướng Hiệp, Đakrông, Tà Long, Tà Rụt (huyện Đakrông); Húc, Hướng Lộc, Thanh, Xy, A Túc (huyện Hướng Hóa), bước đầu đã đã có sự chuyển biến tốt. Năm 2018, bên cạnh các xã vùng Dự án Plan, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới cũng đã cùng vào cuộc, mở rộng thêm 10 xã, gồm các xã: Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, thị trấn KrôngKlang (huyện Đakrông); Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập (huyện Hướng Hóa).

Trong năm 2018, nhiều cách làm hay đã được phát huy ở từng địa bàn. Ngay bên trong Khu du lịch cộng đồng Klu của xã Đakrông, quán cà phê giải khát được điều hành bởi 3 bạn nữ trong thôn. Điều đặc biệt ở quán cà phê này là khách đến sẽ được tuyên truyền, hỗ trợ về phòng ngừa kết hôn sớm.

Pv Chị Trần Ngọc An – Cán bộ phụ trách LĐTB&XH xã Đakrông – Quảng Trị

Thực hiện bình đẳng giới gắn với phòng, chống bạo lực gia đình được xem là giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà các địa phương đang thực hiện, hướng đến thông qua mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo hành gia đình.

Căn phòng có diện tích gần 150m2 này được đặt ngay trong khuôn viên xã Tà Long, huyện Đakrông. Với gần 400 hội viên phụ nữ trên địa bàn, đây không chỉ là ngôi nhà chung để họ sẻ chia về kinh nghiệm làm ăn, những vui buồn trong cuộc sống thường nhật mà còn là địa chỉ tin cậy, an toàn của những chị em không may bị bạo lực gia đình.

Pv Chị                             Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long – Đakrông – Quảng Trị

Về kết quả, so với các xã chưa được dự án hỗ trợ thì bước đầu tại các xã thuộc vùng dự án đã có những diễn biến tích cực. Khái niệm kết hôn sớm, kết hôn trẻ em bắt đầu phổ biến. Người dân tại các thôn, bản của vùng Dự án bắt đầu có sự chuyển đổi về suy nghĩ và nhận thức, hiểu rõ hơn tác hại của tảo hôn, hiểu được tảo hôn, tổ chức tảo hôn là vi phạm pháp luật. Và bước đầu đã có dấu hiệu giảm số lượng cặp tảo hôn. Ở Đakrông, theo số liệu báo cáo, năm 2018 số lượng tảo hôn là 61 trường hợp, so với năm 2017 giảm 37 trường hợp. Ở Hướng Hóa, năm 2018 có 120 cặp, giảm 10 cặp so với năm 2017.

Tại Hội thảo Đánh giá giữa kỳ dự án, đại diện của tổ chức Plan International đã đánh giá cao hoạt động của Plan Quảng Trị cũng như các đối tác trong thực hiện dự án. Vai trò của trưởng bản/thôn/làng và cộng tác viên bảo vệ trẻ em là rất quan trọng để định hướng và hỗ trợ cộng đồng đồng hành ngăn ngừa kết hôn sớm... Quảng Trị đã thành công trong việc phối kết hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về ngăn ngừa tảo hôn tại địa phương.

Pv: Bà                            Giám đốc Plan… 

Hai bài học kinh nghiệm mà dự án đánh giá cao ở Quảng Trị chính là việc xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em trong việc can thiệp vấn đề kết hôn sớm trẻ em ở cộng đồng dân tộc thiểu số và quy trình xây dựng quy ước, hương ước thôn bản Bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa kết hôn sớm.Thời gian tới, dự án tiếp tục được mở rộng với mục tiêu nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thấp nhất tình trạng kết hôn trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Pv: Lãnh đạo Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị                   

Tảo hôn đã làm hạn chế cơ hội học tập của trẻ em gái, làm các em mất đi các cơ hội được đào tạo và tìm được công việc làm ổn định.

Tảo hôn cũng khiến các trẻ em gái dễ mang thai sớm khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em. Tảo hôn cũng làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình và các dạng bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, tảo hôn là vi phạm quyền trẻ em, nếu xét trên bình diện tổng thể thì tảo hôn còn tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội khác tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo trong đồng bào DTTS. 

Chìa khoá để phá vỡ chu trình tảo hôn và kết hôn trẻ em là tăng quyền năng và đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái. Mọi phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi kết hôn trẻ em và tảo hôn cần được tiếp cận những dịch vụ có chất lượng về giáo dục và đào tạo, tư vấn về pháp luật và y tế, kể cả tư vấn sức khỏe sinh sản và tình dục, nhà tạm lánh và các dịch vụ xã hội khác.

Những người thực hiện

Lê Tú

Ái Loan

Như Hòa

Thành Công

 

Ps Hợp đồng giữa Sở LĐTB&XH với Đài PTTH Quảng Trị

Thưa quý vị và các bạn! Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Sự phát triển của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của dân tộc và là nguồn nhân lực quý giá đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang ngày càng trở nên cấp bách hơn. Trong phóng sự sau đây, chúng tôi xin đề cập đến những nổ lực các ngành, các cấp trong việc phòng ngừa tảo hôn và bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Một trong những thành công  đã được đánh giá đó là Quảng Trị đã xây dựng hệ thống bảo vệ, xây dựng quy ước, hương ước thôn bản Bảo vệ trẻ em.

TĂNG CƯỜNG PHÒNG TRÁNH TẢO HÔN VÀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

Những bản  làng, những nếp nhà sàn tạo nên những nét chấm phá tuyệt đẹp của núi rừng ở miền Tây Quảng Trị.

Con người ở đây chân chất hiền hòa, dựa vào nhau sinh sống từ ngàn đời.

Những đứa trẻ hồn nhiên trong trắng như giọt sương mai  khiến cho người lớn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống.

Trong bức tranh tuyệt đẹp ấy, đâu đó vẫn lem màu tối với những câu chuyện buồn quen thuộc mang tên tảo hôn…

Đó là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bỏ học, kéo theo sự nghèo đói và cùng cực.

Hồ Thị Ngân ở thôn Tà Rụt 2 xã Tà Rụt.  Năm 13 tuổi, Ngân theo bạn bè vào Nam kiếm sống và lấy chồng khi mới 14 tuổi.

Từ ngày kết hôn đến nay đã hơn 5 năm chưa một ngày hạnh phúc. Phải làm mẹ, làm vợ và trụ cột gia đình khi chưa biết lo, biết nghỉ. 

Pv: Em Hồ Thị Ngân, Xã Tà Rụt – Đakrông – Quảng Trị

3 năm về trước, một con số thống kê cho thấy: tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, tình trạng tảo hôn có khoảng gần 900 trường hợp, trong đó huyện Đakrông có trên 250 trường hợp; huyện Hướng Hóa có khoảng 618 trường hợp.

Khảo sát thực tế của các cơ quan chức năng tại 41 xã, thị trấn của hai huyện miền núi nêu trên cho thấy thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng tăng lên.

Pv Chị…………………. PCT Hội LHPN xã Hướng Hiệp – Đakrông – Quảng Trị

Từ thực tế đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể xã hội, của cộng đồng, đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ, hợp tác, quan tâm của các các tổ chức phi chính phủ.

Các hoạt động về trẻ em nổi bật diễn ra tại Quảng Trị, như: tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số” và các đơn vị, địa phương đã ký cam kết “Mùa hè an toàn cho trẻ em”; tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp ngày Quôc tế thiếu nhi 1/6. Sở cũng đã phối hợp với Tỉnh đoàn, Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Plan tổ chức Sự kiện "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học - Cần bạn, cần tôi, cần cả thế giới" và Hội thi Tìm hiểu Luật trẻ em năm 2018.

Pv: Thiếu tá                                         Đồn Biên phòng Thanh – Hướng Hóa – Quảng Trị

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Tổ chức Plan, trong năm Sở LĐ – TB&XH Quảng Trị cũng đã phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa và Đakrông triển khai Dự án Phòng chống kết hôn sớm ở các huyện Miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Dự án đã được triển khai tại 10 xã: Mò Ó, Hướng Hiệp, Đakrông, Tà Long, Tà Rụt (huyện Đakrông); Húc, Hướng Lộc, Thanh, Xy, A Túc (huyện Hướng Hóa), bước đầu đã đã có sự chuyển biến tốt. Năm 2018, bên cạnh các xã vùng Dự án Plan, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới cũng đã cùng vào cuộc, mở rộng thêm 10 xã, gồm các xã: Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, thị trấn KrôngKlang (huyện Đakrông); Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập (huyện Hướng Hóa).

Trong năm 2018, nhiều cách làm hay đã được phát huy ở từng địa bàn. Ngay bên trong Khu du lịch cộng đồng Klu của xã Đakrông, quán cà phê giải khát được điều hành bởi 3 bạn nữ trong thôn. Điều đặc biệt ở quán cà phê này là khách đến sẽ được tuyên truyền, hỗ trợ về phòng ngừa kết hôn sớm.

Pv Chị Trần Ngọc An – Cán bộ phụ trách LĐTB&XH xã Đakrông – Quảng Trị

Thực hiện bình đẳng giới gắn với phòng, chống bạo lực gia đình được xem là giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà các địa phương đang thực hiện, hướng đến thông qua mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo hành gia đình.

Căn phòng có diện tích gần 150m2 này được đặt ngay trong khuôn viên xã Tà Long, huyện Đakrông. Với gần 400 hội viên phụ nữ trên địa bàn, đây không chỉ là ngôi nhà chung để họ sẻ chia về kinh nghiệm làm ăn, những vui buồn trong cuộc sống thường nhật mà còn là địa chỉ tin cậy, an toàn của những chị em không may bị bạo lực gia đình.

Pv Chị                             Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long – Đakrông – Quảng Trị

Về kết quả, so với các xã chưa được dự án hỗ trợ thì bước đầu tại các xã thuộc vùng dự án đã có những diễn biến tích cực. Khái niệm kết hôn sớm, kết hôn trẻ em bắt đầu phổ biến. Người dân tại các thôn, bản của vùng Dự án bắt đầu có sự chuyển đổi về suy nghĩ và nhận thức, hiểu rõ hơn tác hại của tảo hôn, hiểu được tảo hôn, tổ chức tảo hôn là vi phạm pháp luật. Và bước đầu đã có dấu hiệu giảm số lượng cặp tảo hôn. Ở Đakrông, theo số liệu báo cáo, năm 2018 số lượng tảo hôn là 61 trường hợp, so với năm 2017 giảm 37 trường hợp. Ở Hướng Hóa, năm 2018 có 120 cặp, giảm 10 cặp so với năm 2017.

Tại Hội thảo Đánh giá giữa kỳ dự án, đại diện của tổ chức Plan International đã đánh giá cao hoạt động của Plan Quảng Trị cũng như các đối tác trong thực hiện dự án. Vai trò của trưởng bản/thôn/làng và cộng tác viên bảo vệ trẻ em là rất quan trọng để định hướng và hỗ trợ cộng đồng đồng hành ngăn ngừa kết hôn sớm... Quảng Trị đã thành công trong việc phối kết hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về ngăn ngừa tảo hôn tại địa phương.

Pv: Bà                            Giám đốc Plan… 

Hai bài học kinh nghiệm mà dự án đánh giá cao ở Quảng Trị chính là việc xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em trong việc can thiệp vấn đề kết hôn sớm trẻ em ở cộng đồng dân tộc thiểu số và quy trình xây dựng quy ước, hương ước thôn bản Bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa kết hôn sớm.Thời gian tới, dự án tiếp tục được mở rộng với mục tiêu nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thấp nhất tình trạng kết hôn trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Pv: Lãnh đạo Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị                   

Tảo hôn đã làm hạn chế cơ hội học tập của trẻ em gái, làm các em mất đi các cơ hội được đào tạo và tìm được công việc làm ổn định.

Tảo hôn cũng khiến các trẻ em gái dễ mang thai sớm khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em. Tảo hôn cũng làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình và các dạng bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, tảo hôn là vi phạm quyền trẻ em, nếu xét trên bình diện tổng thể thì tảo hôn còn tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội khác tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo trong đồng bào DTTS. 

Chìa khoá để phá vỡ chu trình tảo hôn và kết hôn trẻ em là tăng quyền năng và đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái. Mọi phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi kết hôn trẻ em và tảo hôn cần được tiếp cận những dịch vụ có chất lượng về giáo dục và đào tạo, tư vấn về pháp luật và y tế, kể cả tư vấn sức khỏe sinh sản và tình dục, nhà tạm lánh và các dịch vụ xã hội khác.

Những người thực hiện

Lê Tú

Ái Loan

Như Hòa

Thành Công

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 10/12/2018 08:00 Lê Vĩnh Nhiên 10/12/2018 11:06
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà