Kịch bản chuyên mục Pháp luật đời sống ngày 20/12/2018 – Phổ biến Luật lâm nghiệp năm 2017
Danh mục
Pháp luật & đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Luật Lâm nghiệp được thông qua ngày 15/11/2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, bao gồm 12 chương, 108 điều. Trong đó luật quy định về quy hoạch lâm nghiệp, bảo vệ, phát triển rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng, dịch vụ môi trường rừng, hoạt động tài chính trong lâm nghiệp, khoa học và công nghệ về lâm nghiệp, quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Với các quy định của Luật sẽ góp phần quản lý các hoạt động về lâm nghiệp hiệu quả, phát huy những lợi thế về rừng như thế nào sẽ được chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục pháp luật đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Kịch bản chuyên mục Pháp luật đời sống ngày 20/12/2018 – Phổ biến Luật lâm nghiệp năm 2017

Thưa quý vị và các bạn! Luật Lâm nghiệp được thông qua ngày 15/11/2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, bao gồm 12 chương, 108 điều. Trong đó luật quy định về quy hoạch lâm nghiệp, bảo vệ, phát triển rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng, dịch vụ môi trường rừng, hoạt động tài chính trong lâm nghiệp, khoa học và công nghệ về lâm nghiệp, quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Với các quy định của Luật sẽ góp phần quản lý các hoạt động về lâm nghiệp hiệu quả, phát huy những lợi thế về rừng như thế nào sẽ được chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục pháp luật đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

STT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Ngày 15/11/2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp bao gồm 12 chương, 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Theo đó, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, chế biến và thương mại lâm sản và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Luật Lâm nghiệp đã thể chế hóa được các chủ trương lớn của Đảng: Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ những quy định của Luật sẽ góp phần quản lý các hoạt động về lâm nghiệp hiệu quả hơn, phát huy những lợi thế về rừng theo hướng là ngành kinh tế - kỹ thuật. Đồng thời, rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn, người dân có thể đầu tư vào trồng rừng, làm kinh tế, phát triển nghề rừng. Luật Lâm nghiệp năm 2017 có những điểm mới góp phần quan trọng bảo vệ, phát triển rừng và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từ rừng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Hình toàn cảnh rừng

- Hình Luật Lâm nghiệp

- Hình trao đổi với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm...

45’’

2

Nêu vắn tắt những điểm mới của Luật Lâm nghiệp 2017

Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh

45’’

3

Trước đây, người dân tham gia trồng rừng cộng đồng có trách nhiệm trực tiếp trong quản lý, bảo vệ rừng và nhận được lợi ích cụ thể từ những đóng góp đó. Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chưa đề cập đến dịch vụ môi trường rừng. Luật Lâm nghiệp 2017 đã luật hóa Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua việc quy định cụ thể các loại dịch vụ, nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng; đối tượng, hình thức chi trả và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; quyền, nghĩa vụ của bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Quy định về dịch vụ môi trường rừng là điểm rất mới của Luật Lâm nghiệp 2017, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc chuyển hướng từ khai thác lợi ích trước mắt sang khai thác lợi ích tiềm năng của rừng; từ sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ sang sản phẩm phi gỗ, tạo nguồn tài chính bền vững để đầu tư trực tiếp vào rừng, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Hình nhóm hộ trồng rừng cộng đồng chăm sóc và bảo vệ rừng – Đakrông

45’’

4

(Từ năm 2019, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực, giao rừng cho bà con quản lý và bảo vệ.Bà con rất phấn khởi, giao rừng quản lý và chi trả. Nhà nước chi trả cho bà con hưởng lợi về tiền bảo vệ rừng)

Hồ Văn Đàm, thôn Ly Tôn, xã Tà Long

 

5

So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017 mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi hoạt động lâm nghiệp, thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chưa đề cập đến chế biến và thương mại lâm sản. Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới và các giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản. Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất, có liên quan đến toàn bộ nội dung cũng như cấu trúc của Luật. Cụ thể, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Luật cũng quy định việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ban hành tiêu chí, quy trình, thủ tục, thẩm quyền phân loại doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Quy định về chính sách phát triển thị trường lâm sản.

 

Hình đơn vị doanh nghiệp chế biến lâm sản...

 

6

Luật quy định chế biến lâm sản không phải là ngành kinh doanh có điều kiện. Nhưng đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giảm thủ tục giấy tờ. Điểm thứ 2, sau Luật Chính phủ xây dựng hoàn thành một hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp. Việt Nam có ban hành tiêu chí thủ tục, thẩm quyền phân loại doanh nghiệp, tiêu thụ, chế biến xuất khẩu và xuất khẩu gỗ. Như vậy doanh nghiệp không phải làm thủ tục theo nguồn gốc lâm sản sẽ rút ngắn thời gian thủ tục hàng hóa)

Phỏng vấn đại diện doanh nghiệp chế biến lâm sản

 

7

Phương án quản lý rừng bền vững là nội dung mới của Luật Lâm nghiệp năm 2017, quy định tại Điều 27, là nguyên tắc xuyên suốt của hoạt động lâm nghiệp bảo đảm rừng được quản lý bền vững cả về diện tích rừng, chất lượng rừng, kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Cũng từ đây nêu rõ nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ quy định đến hình thành rừng, tức là từ quản lý đến bảo vệ, phát triển rừng. Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã mở rộng đến các lĩnh vực chế biến và thương mại, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế. Như vậy, Luật đã khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; khẳng định ngành Lâm nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện; chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững...

Hình rừng người dân chăm sóc rừng chứng chỉ FSC – Hải Lệ

50’’

8

Bắt đầu từ 2019, Luật Lâm nghiệp đưa vào áp dụng về trồng rừng, một số bà con tham gia trồng gỗ lớn sẽ được hưởng lợi về trả phí môi trường, khi tham gia thì giá trị gỗ cao hơn ngoài thị trường, các nhà máy đầu tư cây giống và phân bón để liên kết với người trồng rừng làm tốt chương trình gỗ lớn)

Ông Phạm Hồng Thanh, thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị

45’’

9

Luật Lâm nghiệp mới ban hành đã căn cứ từ thực tiễn, từ những mong muốn nguyện vọng của người dân, nhất là các đồng bào gắn bó với rừng, từ đòi hỏi của thực tiễn trong công cuộc bảo vệ phát triển rừng, đồng thời đảm bảo việc phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Trong đó, luật quy định chính sách rõ ràng với chủ thể được ưu tiên là đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách chung này được ghi nhận trong luật sẽ là cơ sở để các cấp, các ngành khi triển khai các phần việc có liên quan, phải đặc biệt chú trọng đến đối tượng ưu tiên này, khắc phục những vấn đề tồn tại trước đây, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

Hình rừng sản xuất tại một địa phương khác

30’’

 

(Khi năm 2017 Luật ra đời, chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019, địa phương chúng tôi phối hợp với cán bộ kiểm lâm, cơ quan kiểm lâm và cán bộ địa bàn phụ trách tại xã thì hiểu rõ hơn về bảo vệ rừng và hưởng như thế nào quyền lợi từ rừng, có ý thức hơn để hưởng lợi trong phát triển kinh tế)

Hồ Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đakrông

 

10

Ngành nông nghiệp sẽ làm gì để đưa Luật đi vào cuộc sống?

Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh

50’’

11

Với Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã khắc phục được những hạn chế của luật hiện hành và sẽ có tác động lớn, tích cực đến đời sống người trồng rừng, chủ rừng và công tác quản lý, bảo vệ, xuất khẩu lâm nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh kế thừa những thành tựu của Luật hiện hành thì Luật lâm nghiệp còn đáp ứng tình hình thực tế cũng như các dự báo sắp tới. Đáng chú ý, Luật lâm nghiệp đã thể chế hóa 3 chủ trương lớn của Đảng, đó là thể chế hóa Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng, trong đó khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội vừa thực hiện việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho những người gần rừng, sống được nhờ rừng, cùng với đó phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội từ rừng./.

Hình rừng... (fly cam)

45’’

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 12/12/2018 16:00 Nguyễn Thị Bảo 12/12/2018 16:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà