Chuyên mục phụ nữ cuộc sống 4 6 2019 – Phụ nữ vùng cao phát triển lúa nước
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào chị em và các bạn! Rất vui khi được gặp lại chị em và các bạn trong chuyên mục Phụ nữ cuộc sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Chị em và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Như Hòa này, bao đời nay, lúa nước trở thành một loại cây lương thực không thể thiếu của người dân Việt Nam, và từ ngàn đời xưa, nó cũng tượng trưng cho một nền văn minh đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ để thúc đẩy phát triển sản xuất. Vâng, với vùng đồng bằng thì lúa nước đã có từ ngàn đời nay. Nhưng tại các địa phương vùng cao của tỉnh Quảng Trị, việc phát triển cây lúa nước đã trở thành hướng đi đúng dần thay thế cho việc phát nương làm rẫy, trồng các loại nông sản, lương thực có giá trị kinh tế thấp. Và chủ lực vẫn là các chị em phụ nữ vùng cao trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa nước. Chị em phụ nữ vùng cao của tỉnh Quảng Trị đã cùng chung tay vào cuộc để phát triển cây lúa nước như thế nào sẽ là nội dung chính mà chúng tôi muốn chuyển đến chị em và các bạn trong chuyên mục phụ nữ và cuộc sống hôm nay. Mời chị em và các bạn cùng nghe.

Chuyên mục phụ nữ cuộc sống 4 6 2019 – Phụ nữ vùng cao phát triển lúa nước

Kính chào chị em và các bạn! Rất vui khi được gặp lại chị em và các bạn trong chuyên mục Phụ nữ cuộc sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Chị em và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Như Hòa này, bao đời nay, lúa nước trở thành một loại cây lương thực không thể thiếu của người dân Việt Nam, và từ ngàn đời xưa, nó cũng tượng trưng cho một nền văn minh đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ để thúc đẩy phát triển sản xuất.

Vâng, với vùng đồng bằng thì lúa nước đã có từ ngàn đời nay. Nhưng tại các địa phương vùng cao của tỉnh Quảng Trị, việc phát triển cây lúa nước đã trở thành hướng đi đúng dần thay thế cho việc phát nương làm rẫy, trồng các loại nông sản, lương thực có giá trị kinh tế thấp. Và chủ lực vẫn là các chị em phụ nữ vùng cao trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa nước.

Chị em phụ nữ vùng cao của tỉnh Quảng Trị đã cùng chung tay vào cuộc để phát triển cây lúa nước như thế nào sẽ là nội dung chính mà chúng tôi muốn chuyển đến chị em và các bạn trong chuyên mục phụ nữ và cuộc sống hôm nay. Mời chị em và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Lúa nước thay đổi đời sống người dân vùng cao

Thưa chị em và các bạn!

Với thói quen đốt nương làm rẫy trước đây, người dân vùng cao của tỉnh Quảng Trị chủ yếu sinh sống dựa vào rừng núi. Dần tiếp cận với nền văn minh hiện đại, nhiều giống cây trồng đã được đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Lúa rẫy cũng từ đó được phát triển nhiều hơn. Tuy nhiên, so với lúa nước thì năng suất, chất lượng và sản lượng của lúa rẫy lại không bằng lúa nước. Vậu nhưng với vùng cao, địa hình đồi núi hiểm trở thì việc phát triển lúa nước gặp nhiều khó khăn. Vậy chị em phụ nữ vùng cao đã làm gì để phát triển cây lúa nước, chúng tôi mời chị em và các bạn cùng nghe bài viết sau.

Chúng tôi đến với xã vùng cao Ba Nang, huyện Đakrông đúng vào thời điểm nhiều hộ dân nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa nước. Những thửa ruộng nằm dọc các con suối hay dọc các triền đồi. Chị em phụ nữ nơi đây phấn khởi hơn nhiều khi cây lúa đã giúp thay đổi đời sống gia đình. Chị Hồ Thị Hê, thôn Tà Rẹc, xã Ba Nang, huyện Đakrông chia sẻ, nhờ có cây lúa nước mà gia đình có gạo ăn thường xuyên. Ngày trước làm lúa rẫy không được nhiều như bây giờ. Lúa được ít mà ăn không ngon. Làm lúa nước được hai vụ, đủ gạo ăn cho cả năm. Mới đầu làm chị cũng như người dân nơi đây gặp khá nhiều khó khăn khi đã quen với làm rẫy, trồng lúa rẫy. Giờ đây tiếp cận với một phương pháp canh tác mới, phải sử dụng nước, phân bón, trừ sâu, trừ cỏ cần kỹ thuật trồng lúa nước mới đưa lại hiệu quả cao nên chị rất bỡ ngỡ. Nhưng giờ đây, chị và bà con đã biết cách làm sao cho lúa sinh trường và phát triển tốt. Chị Hê cho biết:

Trích băng:

PTV đọc dịch: Trồng lúa nước không giống lúa rẫy. Mình phải ủ giống 3 ngày, sau đó đưa ra gieo. Một thời gian sau làm cỏ và bón phân, phải căn thời gian sinh trưởng mà cho nước vào ruộng đều đặn khi cây phát triển. Giờ đây, trồng lúa nước đã quen thuộc hơn với gia đình tôi cũng như chị em phụ nữ nơi đây.

Không chỉ gia đình chị Hê mà hầu hết người dân trồng lúa nước xã Ba Nang đều phấn khởi khi trồng cây lúa nước đã góp phần thay đổi đời sống gia đình. Trước đây, phát nương làm rẫy, trồng cây sắn, cây ngô, trồng lúa rẫy không đủ lương thực cho cả gia đình. Đến giáp hạt, người dân phải vào rừng kiếm cây rừng, sản vật từ rừng bán để kiếm tiền mua lương thực, thực phẩm. Nhưng từ khi có cây lúa nước, nhiều hộ gia đình không chỉ đủ để phục vụ cho bữa ăn quanh năm mà còn có thể bán để lấy tiền cho con cái ăn học và mua sắm vật dụng cần thiết. Đến nay tục “phát cốt đốt trỉa”, trồng lúa kiểu “nhờ trời” của người Vân Kiều, Pa Kô gần như đã chấm dứt. Tình trạng đứt bữa vì thiếu thóc gạo nay cũng hiếm dần. Người nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đã hoàn toàn có thể tự tin trên chính những ruộng lúa của mình. Họ cũng đã có những mùa vàng bội thu ngay giữa núi rừng xanh thẳm… Chị Hồ Thị Mành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Nang, huyện Đakrông chia sẻ:

Trích băng:

Trước đây, việc định hướng phát triển lúa nước luôn đặt ra bài toán nan giải không chỉ đối với xã Ba Nang mà với người dân của huyện Đakrông trong khi điều kiện về địa hình, nguồn nước, kênh mương thủy lợi… đối với miền núi là quá khó khăn. Thêm vào đó là hủ tục “phát cốt đốt trỉa”, trồng lúa kiểu “nhờ trời” còn ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Thế nhưng giờ đây mọi chuyện đã đổi khác. Bằng chứng rõ nhất chính là không khí rộn ràng phấn khởi khắp đây đó trên các bản làng miền núi khi vào mùa vụ thu hoạch lúa./.

Nhạc cắt

Bài 2 – Phụ nữ vùng cao đẩy mạnh phát triển lúa nước

Chị em và các bạn thân mến! Có thể thấy rằng, cây lúa nước đã đóng vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và hơn hết chính là chất lượng đời sống người dân. Để sản xuất lúa nước đạt hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương các xã đã có những định hướng sát thực, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan, đồng thời nhận được sự hỗ trợ kịp thời về mọi mặt. Trong đó, nổi bật là việc thực hiện của hội LHPN các địa phương trong vận động, tuyên truyền và hướng dẫn chị em trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa nước có hiệu quả. Bài viết sau đề cập rõ hơn vấn đề này, mời chị em và các bạn cùng theo dõi.

Từ lâu người dân ở xã Ba Nang, huyện Đakông đã biết trồng lúa nước, tuy nhiên do địa hình đồi núi, nguồn nước không chủ động nên hằng năm chỉ trồng được 1 vụ. Theo tập quán của người dân thì chỉ cày xong là gieo lúa xuống, không bón phân lót, không dùng phân chuồng, phân ủ mà chỉ dùng một ít phân đạm và kaly để bón thúc khi thấy ruộng lúa sinh trưởng quá kém. Ngoài ra do nguồn giống chủ yếu lấy và giữ lại từ ruộng ở các vụ trước đã bị thoái hóa nên sâu bệnh nhiều, năng suất, chất lượng kém. Vì vậy năng suất lúa bình quân của toàn xã thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày của người dân. Chính vì vậy, được sự giúp sức của các ngành, Hội LHPN đã tuyên truyền chị em cùng học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nhằm đưa lại hiệu quả và năng suất cao hơn. Chị Hồ Thị Mành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Nang, huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Do ảnh hưởng của địa hình, khó khăn về nguồn nước nên thời vụ trồng lúa nước của người dân ở các địa phương này chậm hơn so với toàn tỉnh. Bên cạnh đó do canh tác chủ yếu là theo kinh nghiệm nên năng suất thu được không cao. Chất lượng gạo thấp. Trước tình hình này, chính quyền địa phương cũng đã đồng hành và có sự chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để người dân nắm vững quy trình canh tác lúa. Không chỉ năng suất tăng lên mà chất lượng gạo cũng ngon hơn.  Toàn xã Ba Nang, huyện Đakrông có hơn 300 héc ta lúa nước. Hàng năm huyện giao chỉ tiêu cho việc phát triển lúa nước trung bình 0,4 héc ta. Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã có kế hoạch, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cùng có những giải pháp nhằm tăng cường mở rộng diện tích. Đối với mỗi gia đình hội viên phụ nữ, đã dùng các biện pháp đào đất, san mặt ruộng và lấy nước từ trên các sườn núi về tưới cho các chân ruộng. Nhờ vậy góp phần quan trọng sớm hoàn thành và đạt chỉ tiêu về phát triển cây lúa nước của địa phương. Ông Hồ Văn Biệt, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Nang, huyện Đakrông cho biết thêm:

 Trích băng:

Có thể nói trồng cây lúa nước bước đầu đã có những kết quả tích cực, góp phần vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp cho đời sống gia đình chị em phụ nữ nơi đây ngày một thay đổi. Mong rằng, người dân nơi đây tiếp tục được nhận sự quan tâm, hỗ trợ vấn đề khoa học kỹ thuật, nguồn giống  để cây lúa nước thực sự trở thành người bạn thân thiết của người dân vùng cao. Nếu diện tích trồng lúa nước được mở rộng thì chắc chắn tình trạng thiếu lương thực ở vùng cao sẽ được khắc phục./.

Gương phụ nữ góp phần xây dựng phong trào 5 không 3 sạch

Thưa chị em và các bạn! Sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo triển khai của Hội LHPN xã Cam Thành, huyện Cam Lộ về công trình, phần việc cụ thể tham gia xây dựng nông thôn mới, Chi hội phụ nữ Tân Xuân 1 đã cùng tìm ra những công trình, phần việc cụ thể và thiết thực. Trong đó, vai trò quan trọng là sự đóng góp của bà Nguyễn Thị Tố Như, chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Tân Xuân 1. Bà Như đã có những đóng góp như thế nào để Tân Xuân 1 trở thành điểm sáng trong toàn tỉnh về xây dựng phong trào 5 không 3 sạch, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau.

Thôn Tân Xuân 1 có 163 hộ, chi hội phụ nữ Tân Xuân 1 có 130 hội viên chủ yếu là lao động nông nghiệp trồng cao su và tiêu, cán bộ đã nghỉ hưu. Để thực hiện phong trào xây dựng gia đình 5 không 3 sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu, bà Như đã cùng các thành viên trong Ban chấp hành triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Trước hết đó là thực hiện mỗi hộ gia đình có 2 sọt rác hữu cơ và vô cơ và 1 hố hố rác hợp vệ sinh. Trong quá trình triển khai chi hội vận động ban chấp hành, tổ trưởng và hội viên nòng cốt, cán bộ gương mẫu thực hiện trước. Bà Nguyễn Thị Tố Như, chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tân Xuân 1, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ chia sẻ:

Trích băng: Có nhiều đêm nằm rơi nước mắt vì nghĩ răng mình làm mà họ không ủng hộ. Nên nghĩ lại mình quyết tâm, trăn trở, cùng tìm, đưa ra phương án này k được thì đưa phương án khác cho hợp điều kiện và được lòng hội viên, làm chi làm phải có ủng họ của hội viên. Trước tien phải bít dựa vào cấp ủy, phụ nữ xã, chia sẻ, có những khi khó khăn thì gặp đối tượng thì chia sẻ để có phối hợp

Với các gia đình có điều kiện, chi hội đã vận động 56 thùng rác cao su đặt trước cổng, những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, chi hội đã vận động 1 sọt rác nhực vô cơ và tận dụng các thùng sơn làm thùng rác hữu cơ. Các hội viên đã được tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt, làm thay đổi nhận thức và hành động của chị em. Ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên. Cùng với đó, đoạn đường hoa kiểu mẫu và khuôn viên hội trường trồng hoa cũng được chị em phụ nữ thực hiện nhằm xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Được phát động từ tháng 6/2017 đến nay, đến nay đoạn đường hoa do chi hội đảm nhận kéo dài gần 600m. Ban chấp hành đã phân ccông cụ thể rõ ràng cho từng tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm làm cỏ, tưới nước, bón phân và trồng dặm 70m. Các đoạn đường hoa đã tạo nên một khuôn viên sạch đẹp cho đường làng, ngõ xóm. Để duy trì những kết quả đạt được, bà Như luôn trăn trở tìm ra giải pháp tích cực trong việc thực hiện làm sao để chị em cùng đồng hành, không bỏ cuộc giữa chừng. Bà Nguyễn Thị Tố Như cho biết thêm:

Trích băng: Thấy phấn khởi nhưng lo vì không phải ngang đó mà ngay bản thân suy nghxi chuyển đổi cây trồng nhưng khó khăn vì hội viên bỏ công sức, mình hô đóng góp thì cũng đóng góp nhưng không chần chừ, thấy tội nên đi xin các nhà hảo tâm, công ty đóng trên địa bàn nên họ cho. Muốn làm được và bảo vệ là cả vấn đề.

Nhận xét về bà Như, chị Nguyễn Thị Duyên Chủ tịch Hội LHPN xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cho biết:

Trích băng:

Bên cạnh đó, năm 2017 thực hiện mô hình hạn chế sử dụng túi nilong, bà Như có sáng kiến vận động hội viên đi chợ bằng làn nhựa. Hội cũng đã hỗ trợ 2 thùng rác đặt ở các điểm công cộng trên địa bàn và vận động các hội viên cùng tham gia đóng góp đã mua thêm 6 thùng rác đặt ở các địa điểm công cộng trên địa bàn. Thành công bước đầu đã giúp cho Chi hội Tân Xuân 1, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ trở thành điểm sáng trong thực hiện phong trào 5 không 3 sạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn toàn tỉnh.

Chào kết

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 01/06/2019 06:31 Nguyễn Thị Bảo 01/06/2019 06:31
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà