Phóng sự dài – Phát triển lúa nước vùng cao Đakrông
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Với điều kiện địa hình đồi núi, khó cho việc đầu tư hệ thống kênh mương, việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng gặp nhiều khó khăn chính là những trở ngại cho việc đầu tư phát triển lúa nước ở các địa phương vùng cao. Bên cạnh đó, hủ tục đốt nương làm rẫy và trồng lúa kiểu nhờ trời còn ăn sâu và suy nghĩ của người dân luôn đặt ra bài toán nan giải cho huyện Đakrông. Qua thời gian vận động, thực hiện nhiều chính sách cho đồng bào vùng núi, giờ đây mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Trồng lúa nước đã và đang được người dân phát triển trở thành nguồn cung cấp lương thực cho người dân vùng cao nơi đây. Phóng sự sau sẽ đề cập rõ hơn về điều này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Phóng sự dài – Phát triển lúa nước vùng cao Đakrông

Thưa quý vị và các bạn! Với điều kiện địa hình đồi núi, khó cho việc đầu tư hệ thống kênh mương, việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng gặp nhiều khó khăn chính là những trở ngại cho việc đầu tư phát triển lúa nước ở các địa phương vùng cao. Bên cạnh đó, hủ tục đốt nương làm rẫy và trồng lúa kiểu nhờ trời còn ăn sâu và suy nghĩ của người dân luôn đặt ra bài toán nan giải cho huyện Đakrông. Qua thời gian vận động, thực hiện nhiều chính sách cho đồng bào vùng núi, giờ đây mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Trồng lúa nước đã và đang được người dân phát triển trở thành nguồn cung cấp lương thực cho người dân vùng cao nơi đây. Phóng sự sau sẽ đề cập rõ hơn về điều này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

STT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Những ngày vào vụ mùa, gia đình anh Hồ Văn Dầm, thôn Rà Rẹc, xã Ba Nang, huyện Đakrông tất bật với việc thu hoạch lúa nước. Không như ở dưới xuôi, sử dụng cơ giới, máy móc để gặt lúa, làm đất, bà con đồng bào nơi đây phải tự gặt tay và dùng máy thủ công như thế này. Với diện tích ruộng gần 0,5 héc ta sản xuất 2 vụ đã đáp ứng được nhu cầu lương thực cho cả gia đình anh Dầm. Trước đây, diện tích đất này, gia đình anh cũng như bà con thôn Tà Rẹc dùng để trồng ngô, trồng sắn. Ngô sắn cho năng suất thấp, dù có bán thì giá trị kinh tế cũng không cao, những lúc lúa rẫy không còn thì buộc phải ăn, ngô ăn sắn, ăn rau rừng thay cơm. Sau khi tiếp cận với kỹ thuật trồng lúa nước, bà con đã khai hoang diện tích đất này, dẫn nước từ trên nguồn về để sản xuất lúa nước. Đời sống người dân khấm khá hơn từ khi có lúa nước, tình trạng thiếu đói không còn diễn ra với gia đình anh Dầm.

Hình anh Dầm đang tuốt lúa nước

45’’

2

Phấn khởi khi có lúa nước như thế nào...

Anh Hồ Văn Dầm, thôn Tà Rẹc – Ba Nang – Đakrông – Quảng Trị

40’’

3

Xã Ba Nang, huyện Đakrông hiện 9 thôn với hơn 3.200 khẩu, hầu hết các thôn đều có lúa nước với tổng diện tích hơn 220 héc ta. Người dân đã khai hoang những diện tích đất ở thung lũng và thuận lợi có nguồn nước chảy qua để sản xuất lúa nước. Ngày trước, chủ yếu trồng lúa rẫy, trồng sắn, ngô hay hái rau rừng về để ăn qua bữa nhưng giờ đây, người dân đã tiếp cận với lúa nước. Những năm gần đây, tại địa phương, diện tích lúa nước liên tục tăng mà kỹ thuật canh tác lúa ruộng của nông dân cũng dần được nâng cao nhờ các mô hình, lớp tập huấn triển khai tại địa bàn, góp phần quyết định cho những mùa vụ thành công. Các hộ dân giờ đây đã biết cách trồng, chăm sóc và thu hoạch làm sao có hiệu quả. Trước đây người dân không thâm canh, không biết bón phân, nguồn giống thoái hóa không đảm bảo cho sản xuất.

Tuy nhiên, sau khi được tập huấn từ ngành nông nghiệp huyện và xã, và sản xuất theo khung lịch thời vụ phù hợp địa bàn nên đã đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất.

Hình gặt lúa

 

4

PTV đọc dịch: Trồng lúa nước không giống lúa rẫy. Mình phải ủ giống 3 ngày, sau đó đưa ra gieo. Một thời gian sau làm cỏ và bón phân, phải căn thời gian sinh trưởng mà cho nước vào ruộng đều đặn khi cây phát triển. Giờ đây, trồng lúa nước đã quen thuộc hơn với gia đình tôi cũng như người dân nơi đây.

Chị Hồ Thị Hê, xã Ba Nang – Đakrông – Quảng Trị

20’’

5

Để sản xuất lúa nước đạt hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương các xã của huyện Đakrông đã có những định hướng sát thực, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan, đồng thời nhận được sự hỗ trợ kịp thời về mọi mặt. Đó là thường xuyên hướng dẫn bà con theo dõi mực nước, nạo vét kênh mương, chủ động thực hiện các biện pháp phục vụ cho tưới tiêu. Bên cạnh đó tuân thủ nghiêm ngặt lịch nông vụ và cách phòng chống dịch bệnh trên cây lúa. Gia đình chị Hồ Thị Đanh là một trong những hộ dân được hỗ trợ để khai hoang diện tích đất để đưa nước về trồng lúa nước. Năm đầu tiên trồng lúa nước trên diện tích đất này chị không khỏi bỡ ngỡ. Cán bộ khuyến nông xã cũng như cán bộ biên phòng về tận ruộng hướng dẫn kỹ thuật phần nào giúp chị hiểu hơn về trồng cây lúa nước cho hiệu quả cao hơn.

Hình chị Đanh và cán bộ biên phòng thăm ruộng

45’’

6

Bắn chữ chị Đanh hỏi: đây là vụ đầu tiên gia đình trồng lúa nước ở đây. Muốn cây có hạt chắc và đều hạt thì chúng tôi phải làm gì?

Trả lời tiếp của Thiếu tá Đại

Trích cuộc nói chuyện giữa chị Hồ Thị Đanh và Thiếu tá Nguyễn Quang Đại, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ba Nang – Đakrông – Quảng Trị

45’’

7

Trước đây, diện tích lúa rẫy trên địa bàn huyện Đakrông đạt hơn 2000 héc ta, nhưng từ khi tiếp cận với lúa nước, lúa rẫy giảm còn 1.000 héc ta. Sản xuất lúa nước cho năng suất tăng hàng năm, góp phần quan trọng trong đảm bảo lương thực tăng thu nhập cho người dân tạo việc làm, giảm sản xuất lúa rẫy trên địa bàn.

Hiện nay huyện Đakrông có gần 1.000 héc ta ruộng nước, tăng gần 10 lần so với lúc mới thành lập huyện vào cuối năm 1996. Tại nhiều xã như Tà Long, A Ngo, Hải Phúc, Hướng Hiệp… đồng bào đã chuyển dần từ tập quán “phát, đốt, cốt, trỉa” sang làm ruộng nuớc và nhiều gia đình hiện đã đảm bảo nguồn lương thực cho mình, tạo điều kiện để vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Có được thành công đó, không chỉ là nỗ lực của mỗi hộ dân mà còn là sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Chính vì vậy, hiệu quả của việc sản xuất lúa nước tại nhiều xã vùng cao của huyện Đakrông thời gian qua luôn ổn định và đạt mức khá. Giải quyết được vấn đề phát triển cây lúa nước, các địa phương huyện miền núi Đakrông đã cơ bản giải quyết tốt vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.

Hình lúa ở xã Mò Ó...

50’’

8

Ông Hồ Văn Biệt, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Nang – Đakrông – Quảng Trị

35’’

9

Huyện tập trung lồng ghép các nguồn vốn nâng cấp sửa chữa, duy tu công trình thủy lợi trên địa bàn góp phần tăng năng suất diện tích lúa trên địa bàn.

 

Ông Hồ Văn Đang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đakrông – Quảng Trị

50’’

 

Phát triển lúa nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là định hướng để bảo đảm an ninh lương thực tại khu vực còn nhiều khó khăn của các địa phương vùng núi tỉnh Quảng Trị. Việc tăng cường nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vùng DTTS, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất là yêu cầu bức thiết. Bởi không chỉ giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây lúa nước mà còn điều kiện sớm đưa vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, xây dựng nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc./.

 

Hình bản làng Đakrông...

45’’

Giới thiệu phát sóng - Với điều kiện địa hình đồi núi, khó cho việc đầu tư hệ thống kênh mương, việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng gặp nhiều khó khăn. Vậy nhưng, qua thời gian vận động, thực hiện nhiều chính sách cho đồng bào vùng núi, giờ đây mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Trồng lúa nước đã và đang được người dân phát triển trở thành nguồn cung cấp lương thực cho người dân vùng cao. Nội dung này sẽ được chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong phóng sự “Phát triển lúa nước vùng cao huyện Đakrông”, phóng sự được phát vào 20h35 và 23h45 ngày 23 6 2019 trên sóng truyền hình, Đài PTTH Quảng Trị. Mời quý vị và các bạn đón xem.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 22/06/2019 22:47 Nguyễn Thị Bảo 22/06/2019 22:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà