TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY 2-7
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

 

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  02-7- 2019

PTV: Chào bà con và các bạn! Trang nông nghiệp tuần này mời bà con và các bạn theo dõi một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Mục sổ tay nhà nông sẽ cung cấp với bà con một số việc cần làm trong tháng7 đối với nông nghiệp, lâm nghiệp,  chăn nuôi và thủy sản. Phần cuối chương trình mời bà con cùng tìm hiểu mô hình trồng đậu xanh thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh. Còn bây giờ như thường lệ là một số thông tin nông nghiệp đáng chú ý trong tỉnh thời gian qua. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1. TẬP HUẤN KỸ THUẬT NUÔI TÔM HAI GIAI ĐOẠN

Nhằm nâng cao kiến thức lĩnh vực thủy sản cho đội ngũ khuyến nông cơ sở. Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn” cho 30 học viên là khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe giảng viên giới thiệu và trao đổi về việc áp dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn. Cách thức xây dựng và quản lý ao ương; bố trí hệ thống oxi, sục khí, nguồn điện tại ao ương; Cách dùng các chế phẩm sinh học, xử lý môi trường ao nuôi một cách bền vững; cách thiết kế hố xi- phông ở giữa ao và cách vận hành để hút bỏ chất thải, cách chọn tôm giống tốt, phương pháp chuyển tôm sang ao nuôi, cách quan sát tôm để điều chỉnh thức ăn; phương pháp quản lý và phòng bệnh tổng hợp. Từ đó áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào thực tiễn sản xuất, hướng dẫn giúp người dân nuôi tôm áp dụng phát triển nuôi, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng chết sớm trên tôm, rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao mật độ, năng suất, sản lượng, giảm thiểu rủi ro và chi phí.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên có thể nghiên cứu và áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, tuyên truyền đến bà con biết được phương thức sản xuất mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm, sử dụng chế phẩm sinh học theo công nghệ Biofloc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Mở ra hướng đi mới trong nuôi tôm, góp phần đưa hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển theo hướng bền vững.

2. SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN TOÀN TỈNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM ƯỚC ĐẠT TRÊN 13.000 TẤN

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực bám biển đánh bắt thủy hải sản, nhất là ở các vùng biển xa. Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt trên 13.016 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ và đạt 54 % kế hoạch năm nay.

Sáu tháng đầu năm 2019, tình hình thời tiết cơ bản thuận lợi cho việc khai thác thủy sản; Tàu thuyền tham gia khai thác trên các vùng biển xa tăng với các nghề như lưới rê, lưới vây, nghề câu và lưới chụp; Nguồn lợi thủy sản xuất hiện nhiều, nhất là cá Thu, cá Ngừ, cá Nục và cá Cơm… Bên cạnh đó các tàu hành nghề lưới Rê khai thác cá Khoai, mực Nang… gần bờ cũng đạt hiệu quả rất cao.

Sản lượng khai thác thủy sản tăng, bên cạnh yếu tố thời tiết còn nhờ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển thủy sản theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ nên bà con ngư dân đã mạnh dạn tiếp tục đầu tư đóng mới, cải hoán nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, ngư lưới cụ.

Trong thời gian tới Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển đội tàu theo hướng khai thác xa bờ, từng bước giảm khối tàu dưới 30CV; Tăng cường phát triển mô hình tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển, tạo sự liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.     

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

PTV: Thưa bà con và các bạn! Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên những năm trở lại đây, người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác phòng chóng dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Để chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, thì hiện nay biện pháp hữu hiệu cho người chăn nuôi đó là áp dụng các biện pháp chăn nuôi toàn sinh học. Trang nông nghiệp tuần này, xin giới thiệu đến bà con các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.

(phát lại)

III.           SỔ TAY NHÀ NÔNG

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 7

  1- Công việc đồng áng:

- Lúa trà sớm trổ vào cuối tháng.

- Chủ động phòng chống hạn cho cây trồng.

- Bón phân nuôi đòng cho lúa khi có đòng dài 1 - 2mm (trước khi lúa trỗ 20 - 25 ngày).

- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa, sâu đục thân, rầy nâu, chuột, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen.

- Gieo lúa cạn khi đất đủ ẩm; trồng môn, từ, tía.

- Thu hoạch đậu đỗ vụ Hè Thu.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng Hướng Hoá.

- Triển khai phương án phòng, chống lụt bão.

- Tiếp tục phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, chết chậm hại hồ tiêu.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn GSGC, tạo môi trường vật nuôi nơi ở mát mẻ.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác chống nóng cho gia súc; cho gia súc, gia cầm uống đầy đủ nước.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

- Tiêm phòng bổ sung cho GSGC.

3- Thuỷ sản:

- Chăm sóc và quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao tôm.

- Nuôi vỗ cá bố mẹ cho sinh sản tái phát lần 2 vào tháng 8.

- Tiếp tục chăm sóc cá thịt, tu sữa ao hồ, che chắn để chống lụt bão đầu vụ.

- Vỗ béo và chuẩn bị thu hoạch cá thịt vùng thấp trũng.

- Khai thác nghề lưới vây; nghề lưới mành; lưới rê Thu, Ngừ; lưới chụp; nghề câu tay cá Nục; nghề câu vàng; lưới kéo ruốc (giã ruốc). 

4- Lâm nghiệp:

- Chống hạn che chắn cho vườn ươm và cây trồng mới.

- Kiểm tra chống cháy rừng, kiểm tra rừng gỗ tự nhiên, xử lý thực bì chuẩn bị trồng rừng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây vườn ươm.

-Triển khai công tác chuẩn bị trồng rừng ở huyện Hướng Hoá trong tháng 7/2019.

-Tiến hành gieo ươm các giống keo trồng rừng năm 2019.

5- Thuỷ lợi:

- Điều tiết nước cho lúa và cây hoa màu.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất.

- Tổ chức gia cố các công trình đê điều, hồ đập bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão hoặc báo cáo đơn vị cấp trên nếu vượt quá khả năng của đơn vị.

IV.            MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Mô hình trồng đậu xanh thích ứng biến đổi khí hậu

PTV: Nhằm giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo hướng sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Vụ  hè thu 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) nhân rộng trên cây đậu xanh tại xã Vĩnh Lâm – huyện Vĩnh Linh. Mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu về mô hình này.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước tưới đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Việc chuyễn đổi sản xuất trên chân đất không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng các giống cây trồng phù hợp là hết sức cần thiết. Mô hình trồng đậu xanh thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai tại thôn Duy Viên xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh, trên diện tích 5 ha, với giống đậu xanh tằm. Bằng phương pháp tập huấn tại hiện trường, cán bộ kỹ thuật đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Sau hơn một tháng triển khai, hiện nay đậu xanh sinh trưởng, phát triển tốt, có 3 đến 4 cặp lá. Một số diện tích đã ra hoa, hình thành quả.

p/v: anh Trần Trọng Nghĩa –Cộng tác viên Khuyến nông xã Triệu Thượng, Triệu Phong

“qua tham quan mô hình…. để nhân rộng mô hình này”

Thực hiện việc chuyển đổi tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, vụ Hè Thu và Thu Đông 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với diện tích chuyển đổi hơn 600 ha đất lúa thiếu nước sang các hình thức sản xuất và cây trồng khác. Được biết vì điều kiện nguồn nước tưới, trước đây hàng năm trong vụ hè thu, trên các diện tích này đều bỏ hoang. Việc chuyển những diện tích đất không chủ động nước tưới sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế có thể nói là giải pháp hợp lý, tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất hoặc canh tác kém hiệu quả.

p/v: ông Lê Chí Công – Trưởng trạm Khuyến nông Vĩnh Linh

Mô hình trồng đậu xanh thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai ngoài việc giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật chuyển đổi sản xuất trên chân đất thiếu nước bằng các cây trồng cạn, đây còn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Giúp người dân chủ động và an toàn trong sản xuất, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong điều kiện thiếu nước tưới. 

Chào cuối

Đón xem: Nhằm giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo hướng sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Vụ  hè thu 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) nhân rộng trên cây đậu xanh tại xã Vĩnh Lâm – huyện Vĩnh Linh. Mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu về mô hình này trong TNN được phát sóng lúc 18h thứ 3 ngày 2-7 trên sóng truyền hình của Đài PTTH QT.


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 02/07/2019 07:44 Nguyễn Thị Thái Hiền 02/07/2019 07:44

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà