chuong trình Biển đảo quê hương phát thanh
Danh mục
Khuyến học
NỘI DUNG
Chương trình Biển đảo quê hương 6.11.

 Dẫn: Những người thực hiện chương trình xin kính chào quí vị thính giả đang nghe Đài! Trong CT BĐQH hôm nay, sau phần tin tức về Biển đảo là một số nội dung về những, những khó khăn, nguyện vọng của người dân vùng biển đang gặp phải sau sự cố môi trường biển, chương trình cũng sẽ có một vài trao đổi với ông Nguyễn Thanh Chung- Bí thư đảng ủy xã Hải An- một trong những xã bãi ngang chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường biển. Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình. 

 Nhạc cắt. Tin tức Biển đông: Tin 1: Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh thả 17 ngư dân Việt Nam bị bắt ở vùng biển của Philippines . Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình cho biết các ngư dân Việt Nam bị bắt giữ ở Philippines ngày 8-9-2016, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Philippines để đảm bảo các quyền hợp pháp của ngư dân. Nhân dịp này, Việt Nam hoan nghênh việc Tổng thống Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền ngư dân trên tinh thần nhân đạo và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines. Tin 2: Malaysia và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng, phối hợp phát triển tàu chiến và tăng cường hợp tác ở Biển Đông với tổng giá trị 34,25 tỷ USD. Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, hai nước đã ký 14 thỏa thuận với tổng trị giá 143,64 tỷ Ringgit (34,25 tỷ USD), trong đó có một thỏa thuận quốc phòng quan trọng. Tại cuộc gặp giữa ông Najib Razak và người đồng cấp Lý Khắc Cường diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, hai lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký các thỏa thuận về quốc phòng, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. Trong số đó, Malaysia đã nhất trí mua 4 tàu hải quân của Trung Quốc, điều này đánh dấu thỏa thuận quốc phòng lớn đầu tiên giữa Kuala Lumpur với Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Tin 3: Quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam về sự chuyển hướng chính sách Biển Đông của Phillipines và Malaysia. Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, phóng viên đặt câu hỏi liệu có sự ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam hay không khi gần đây, các quốc gia Đông Nam Á là Philippines và Malaysia có sự chuyển hướng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Theo ông Lê Hải Bình, Việt Nam mong muốn các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông tuân thủ luật pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).   TIN 4: Philippines đang thử nghiệm chính sách mới ở Biển Đông bằng cách điều tàu cảnh sát biển đến bãi cạn Scarborough. Philippines Daily Inquirer ngày 4/10 đưa tin, chính phủ Philippines đang thử nghiệm chính sách mới ở Biển Đông bằng cách điều tàu cảnh sát biển đến bãi cạn Scarborough, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Arthur Tugade cho biết. Động thái này diễn ra vài ngày sau khi ngư dân Philippines có thể quay trở lại đánh bắt ở bãi cạn ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales mà không bị các tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, đe dọa như trước đó. Hiện chưa rõ Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao. Phát biểu của người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines cho thấy, chính quyền mới của Tổng thống Rodrigo Duterte đang ứng xử khá khôn ngoan, khéo léo và hiệu quả với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong trường hợp nếu đây thực sự là động thái "ném đá dò đường" của Rodrigo Duterte mà không nằm trong một thỏa thuận nào trước đó với Tập Cận Bình, và việc điều tàu tuần tra Scarborough không dẫn đến cục diện đối đầu giữa hai nước, thì Rodrigo Duterte không chỉ sắc sảo, mà còn rất bản lĩnh, không thể xem thường.   

 Nhạc cắt. Dẫn: Thưa quí vị thính giả nghe Đài! Sau sự cố môi trường biển, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vùng bãi ngang, khai thác gần bờ, sự hổ trợ từ các cấp ngành, đơn vị đã bước đầu khắc phục khó khăn cho người dân vùng biển. Tuy nhiên, về lâu dài thì khó khăn vẫn còn tác động đến cuộc sống của người dân. Một vài ghi nhận của phóng viên chuyên mục, mời quí thính giả cùng nghe. Hiện tại, tỉnh Quảng Trị có đến 2.522 chiếc tàu, thuyền và 11.572 hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng cá chết. Các tàu cá ở vùng biển bãi ngang và tàu gần bờ thì không thể ra khơi, còn các ngư dân và các hộ thu mua kinh doanh thủy hải sản không hoạt động, phải chuyển sang những nghề khác. Đơn cử như xã Hải Khê ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) có đến 80% người dân làm nghề biển với hơn 3.500 nhân khẩu. Vào những tháng này là đúng vụ cá nam, mùa làm ăn chính của bà con trước khi đón mùa mưa bão. Ông Trương Văn Cần, Bí thư Đảng ủy xã Hải Khê nói rằng, khoảng nửa tháng trở lại đây hầu như ngư dân không ra biển đánh bắt nữa. Vì có đánh bắt được hải sản, đưa vào bờ thì cũng không ai mua. "Tình hình bây giờ thì vẫn đang ổn định. Nhưng khoảng 2 tháng nữa mà ngư dân vẫn chưa đánh bắt được trở lại, thì chắc chắn sẽ rơi vào tình cảnh thiếu đói. Vì ở đây ngoài đi biển ra, không còn nghề gì kiếm ra tiền" - ông Cần, cho biết. Xã Trung Giang cũng chính là địa phương chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường, việc chuyển đổi sinh kế cũng là vấn đề quan tâm của người dân vì hiện nay nhiều địa phương như thôn Cang gián, Bắc Sơn, Nam Sơn hiện không có đất để phát triển sản xuất, việc chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi, mở trang trại thì đây là vấn đề quan tâm của ngư dân hiện nay. Ngư dân Nguyễn Văn Nam ở Thôn Nam Sơn xã Trung Giang chia sẽ. Trích băng. Xã Triệu An của huyện Triệu Phong cũng có đến 90% người dân làm nghề biển. Cũng một hoàn cảnh tương tự như ở địa phương trên, từ chính quyền đến ngư dân đều thở dài, không biết sẽ làm công việc gì để khắc phục khó khăn trước mắt. Ngư dân Võ Văn Cư  (51 tuổi, trú tại thôn Phú Hội, xã Triệu An) nói rằng, đã nhận được gạo cứu trợ của Nhà nước. "Biết là Nhà nước quan tâm, nhưng với số gạo này, chỉ ăn dăm bữa là hết. Lâu dài, tôi mong muốn làm sao được đi biển, việc buôn bán trở lại bình thường, có thu nhập để nuôi gia đình". Theo báo cáo của UBND tỉnh, sự cố cá chết bất thường thời gian qua đã gây khó khăn cho hơn 8.000 hộ gia đình, với hơn 44.000 người dân ở 16 xã ven biển, thuộc bốn huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Tỉnh đã hỗ trợ mỗi người dân 22kg gạo/ tháng và tạm ứng hơn tám tỷ đồng để hỗ trợ bà con ngư dân. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ chuyển đổi 50% tàu thuyền khai thác công suất từ dưới 20 CV đến dưới 90 CV lên công suất trên 90 CV và đóng mới 100 tàu cá có công suất 90 CV trở lên, đảm bảo khai thác xa bờ; từng bước chuyển đổi các nghề khai thác cá tầng đáy sang khai thác ở biển xa. Ngoài ra, có thể tận dụng 4.600ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó non 1.000ha trong 16 xã để quy hoạch, cải tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị cao.Tuy nhiên việc triển khai chuyển đổi nghề, đang gặp nhiều vướng mắc. Xã Hải An, huyện Hải Lăng có 346 lao động nghề biển tập trung ở khu vực Mỹ Thủy. Ngư dân ở đây chủ yếu khai thác bằng thuyền máy, gần bờ. Khi nghe thông tin tỉnh sẽ chuyển đổi 50% tàu thuyền khai thác công suất từ dưới 20 CV đến dưới 90 CV, nhiều bà con vô cùng lo lắng vì nếu hoán cải, nâng cấp, hoặc đóng mới tàu cá, thì số tàu thuyền này sẽ vào ra, neo đậu ở đâu? Đặc biệt, những lao động từ 55 đến 65 tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để nâng cấp, đóng thuyền mới. 

 Nhạc cắt: Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Vừa qua các địa phương đã thống kê thiệt hại do sự cố môi trường, số tiền hổ trợ sẽ được ngư dân sử dụng để chuyển đổi kinh tế, khắc phục khó khăn, tuy nhiên qua quá trình thống kê thiệt hại có nhiều đối tượng chưa được kê khai, nội dung này sẽ được chuyển đến quí vị thính giả qua một vài trao đổi với ông Lê Thanh Chung- Bí thư Đảng ủy xã Hải An, mời quí thính giả cùng nghe. Trước hết cảm ơn ông đã tham gia CT BĐQH hôm nay của chúng tôi. Câu 1: Thưa ông, sau sự cố môi trường biển, từ nhiều nguồn hổ trợ khác nhau thì đời sống người dân trên địa bàn hiện nay như thế nào? Ông Chung trả lời. Câu 2: Việc thống kê thiệt hại đã được địa phương tiến hành ra sao thưa ông? Ông Chung trả lời. Câu 3: Những vấn đề còn vướng mắc là gì thưa ông, và hướng giải quyết là như thế nào? Vâng xin cảm ơn ông.

 Dẫn: Thưa quí vị thính giả, việc thống kê, kê khai thiệt hại theo chỉ đạo của đồng chí Phạm Đức Châu : trong quá trình kê khai thiệt hại, áp giá đền bù các địa phương cần phải gắn kết chặt chẽ với thực tế bị thiệt hại, đảm bảo đúng đối tượng để tránh khiếu nại, khiếu kiện về sau. Đối với người dân còn thắc mắc thì nên giải thích rõ ràng để người dân hiểu vấn đề. Trong quá trình kê khai, áp giá đền bù, nếu gặp trở ngại, vướng mắc thì nên mạnh dạn kiến nghị, đề xuất với cấp trên chứ không được vội vàng, tự ý giải quyết theo cảm tính, cục bộ địa phương. Đối với các kiến nghị thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành Trung ương sẽ được Thường trực Tỉnh ủy tiếp thu, nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trong thời gian sớm nhất.  Chuyên mục BĐQH tuần này xin kết thúc tại đây, cảm ơn sự quan tâm của thính giả.          

Chú thích duyệt

 

Chuyên mục khá tốt, có các trao đổi phỏng vấn về tình hình đời song của ngư dân, công tác đề bù và giải pháp thực hiện. đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 04/11/2016 08:48 Lê Vĩnh Nhiên 04/11/2016 09:37
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà