Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật 8-9

MC1: Kính chào QV & CB thính giả thân thuộc của tạp chí văn nghệ chủ nhật.

Quý vị và các bạn thân mến! Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tỉnh Quảng Trị là chiến trường vô cùng nóng bỏng và ác liệt. Chỉ riêng ở thị xã Quảng Trị, một đô thị rộng vỏn vẹn chưa đến 4km2, chỉ trong 81 ngày đêm năm 1972 đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương với sức nổ của 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã đã ném xuống Nhật Bản hồi chiến tranh thế giới thứ 2...

MC2: Do vậy, hơn ai hết, người dân Quảng Trị thấm thía nỗi đau của hy sinh mất mát và luôn trân quý những giá trị của hòa bình, độc lập, tự do… Đặc biệt, đối với những người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước, tỉnh Quảng Trị nói chung, thị xã và Thành Cổ Quảng Trị nói riêng không chỉ là nơi cháy lên ngọn lửa của niềm tri ân sâu sắc, mà còn là nơi hội tụ của lòng nhân ái, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Nhân kỷ niệm 210 năm lỵ sở Quảng Trị và 30 năm lập lại thị xã, Tạp chí văn nghệ chủ nhật tuần này sẽ có chủ đề Thị xã Quảng Trị và khát vọng hòa bình, mời QV & CB cùng nghe!                               

Nhạc cắt

Lời hẹn ước bên sông

MC1:          “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

          Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

          Có tuổi 20 thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”

          Thưa QV & CB! Những con sông chảy qua lòng phố ở trên khắp đất nước Việt Nam này có lẽ đều giống nhau ở vị ngọt của phù sa cho bờ bãi tràn đầy, cho cây trái lên xanh màu, trĩu quả, ở vòng tay giang rộng, ôm trọn tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong lòng phố và những cuộc mưu sinh lắm nhọc nhằn. Thế nhưng, cũng chẳng có con sông nào chảy qua lòng thị xã mà lại mang trong mình nhiều dấu ấn của những tháng năm đau thương và anh dũng, từng ngày qua dịu dàng, trầm mặc và lặng lẽ chứng kiến những niềm hy vọng và thành tựu mới được ươm lên từ nỗi đau như con sông ấy; sông Thạch Hãn với những nỗi niềm đau đáu. Và thị xã bên sông, cái tên đã trở thành tên chung cho ranh giới của một tỉnh, cũng đã trở mình với những dấu son để điểm tô sắc thắm cho gương mặt của một thị xã nhiều bản sắc văn hoá. Bài viết của PV Phạm Quỳnh, mời QV & CB cùng nghe!

 

MC2: Trong chiều dài của các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, nhân dân thị xã Quảng Trị đã có mặt trong đoàn quân xung trận của cả nước đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, lập nên những chiến công vang dội, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi vào truyền thống vẻ vang của quê hương đất nước. Mảnh đất thị xã Quảng Trị đã từng chứng kiến khí thế sục sôi của những ngày tổng khởi nghĩa thắng lợi của tỉnh lỵ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 hay những ngày đêm chiến đấu quyết liệt nhưng rất đỗi hào hùng của quân và dân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ năm 1972, đã cống hiến và ôm trọn vào lòng mình thân thể những người con ưu tú của quê hương  khi ngã xuống. Những cái tên như Thành Cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn, Toà công sứ…vì thế đã trở thành những biểu tượng thiêng liêng và cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng yêu nước và ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

MC1: Hơn 30 năm sau ngày lập lại.

Cỏ đã lên xanh dưới những góc thành đổ nát. Con người thị xã đã nén nước mắt vào trong để dựng lại mỗi nếp nhà, sửa sang từng con đường, góc phố, tạo nên bức chân dung mới của một thị xã đã từng hoang tàn, đổ nát vì phải hứng chịu những trận mưa bom .

Hơn 30 năm để trong mỗi bước dựng xây, người Quảng Trị hiểu rõ rằng sự phát triển của kinh tế phải luôn song hành cùng những đổi thay trong đời sống văn hoá, như  đôi chân vững chãi của một thân hình chắc khoẻ tuổi 30 để thị xã vươn vai đứng dậy cùng quê hương.

Hơn 30 năm để hàng triệu con người từ mọi miền tổ quốc đã hành hương về Quảng Trị để thăm lại chiến trường xưa, để được đặt chân lên mảnh đất vốn một thời thấm máu xương của mình, đồng đội mình và hàng bao người con ưu tú khác của non sông. Họ đến với Quảng Trị không chỉ là những cuộc hành hương về một cõi thiêng mà còn là những chuyến trở về để tưởng nhớ, để nhắc nhở thế hệ mai sau không bao giờ quên những câu chuyện của hôm qua và hôm nay.

MC2: Phát triển văn hoá để Quảng Trị có nét duyên dáng của một thị xã với các thế hệ con người luôn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức xây dựng và vun đắp, hình thành nếp sống văn minh đô thị, tạo nên một vùng đất và con người với những nét văn hoá đặc trưng

Phát triển văn hoá để Quảng Trị phát huy hết thế mạnh của mình về du lịch, loại hình du lịch mang tính chất hồi cố, tâm linh. Bởi có nếp sống văn hoá trong sáng, lành mạnh, có một môi trường thị xã an toàn và nhiều hoạt động văn hoá có ý nghĩa  sẽ tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ về cảm giác thân thiết và gần gũi với những ai một lần đến thăm đất này cũng như không khí nồng ấm, thân quen một thời trong người trở lại.

MC1: Và trong suốt quá trình của 30 năm lập lại thị xã, bên cạnh nhiệm vụ tạo ra một đời sống kinh tế ổn định và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị xã Quảng Trị đã ra sức triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Có thể nói, từ những khó khăn ban đầu trong quá trình vận động, tổ chức thực hiện, nhờ biết đặt mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá cơ sở lên hàng đầu; gắn nội dung của cuộc vận động với các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; tìm tòi những giải pháp, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển phong trào nên cuộc vận động đã phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều phong trào như xóa đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình thể thao; xây dựng quỹ khuyến họ;, quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ cơ sở; câu lạc bộ không sinh con thứ 3….luôn được hình thành, duy trì và đổi mới nội dung, hình thức hoạt động; trở thành nơi sinh hoạt tinh thần lành mạnh cho mọi người.

Bên cạnh đó, các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được khơi dậy và tiếp tục phát triển từ các cơ sở, các cơ quan, đơn vị; nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật liên tục được triển khai từ cấp thị đến cơ sở nhân các dịp lễ lớn…cũng đã được tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

MC2: Cuộc vận động đã thực sự đem lại cho thị xã Quảng Trị những hiệu quả thiết thực, tạo nên một diện mạo mới về văn hoá đô thị. Đời sống kinh tế của nhân dân đã  không ngừng được cải thiện; số hộ đói hộ nghèo giảm nhanh hơn , cơ sở vật chất hạ tầng và các thiết chế văn hoá được tu bổ, xây dựng mới, cảnh quan môi trường thay đổi, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, tình làng nghĩa xóm cũng được củng cố và thắt chặt hơn. Mỗi ngày con sông quê yên bình bấy lại tiếp tục chứng kiến những đổi thay đang diễn ra trong lòng thị xã, khi mà cuộc vận động xây dựng Quảng Trị thành thị xã điển hình văn hoá đã bước đầu gặt hái được những thành tựu phấn khởi. Ông Lê Bá Nguyên – Nguyên Bí thư thị ủy thị xã Quảng Trị chia sẻ:

Băng ghi âm

 

          MC1: Lịch sử cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên cho mảnh đất và con người Quảng Trị những nét văn hoá đặc trưng. Trong đó, có nét đặc trưng của những lời hẹn ước thuỷ chung, son sắc, vẹn nghĩa vẹn tình với tình yêu bé nhỏ, riêng tư và tình yêu lớn lao nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình cho quê hương, dân tộc.

Dòng Thạch Hãn xanh trong và bình lặng vốn bao đời chứng kiến và nặng mang trong mình những lời hẹn ước, trong những tháng năm này lại dịu hiền đứng bên phố xá để chứng kiến và chờ đợi một lời hẹn ước khác, lời hẹn ước và quyết tâm xây dựng Quảng Trị  trở thành một quê hương văn hoá.

 

Nhạc cắt

Thị xã Quảng Trị - Những thành tựu nổi bật sau 30 năm

xây dựng và phát triển

MC1: Kính Thưa quý vị và các bạn! Sau 30 năm xây dựng và phát triển, thị xã Quảng Trị - Một mảnh đất từ hoang tàn đổ nát đã có bước chuyển mình đáng kể vươn lên trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp. Bài viết của nhà báo Võ Thế Hùng, mời QV & CB cùng nghe!

MC2: Sau ngày giải phóng, thị xã Quảng Trị là mảnh đất bị sàn bằng, huy diệt, ruộng đất hoang hóa, đầy rẫy hố bom và dày đặc bom mình của địch năm sâu trong lòng đất. Nhân dân từ các nơi sơ tán về với 2 bàn tay trắng, nhà cửa, phố phường tan hoang do chiến tranh để lại. Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, quân và dân thị xã Quảng Trị đã vượt lên mọi khó khăn để tái tạo lại cuộc sống, tái thiết và xây dựng quê hương. Trong đó, chiến dịch phá gỡ bom, mìn, giải phóng đất đai để sản xuất, canh tác là một trong những nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Minh Chương, nguyên Bí thư kiêm chủ tịch UBND ThỊ xã Quảng Trị những ngày đầu thành lập lại đã chia sẻ với chúng tôi rằng:

PV: Ông Nguyễn Minh Chương

Còn đây là chia sẻ của ông Trương Kim Quy, một người dân sinh sống ở Thị xã Quảng Trị sau ngày giải phóng 1975 đến nay:

PV: Ông Trương Kim Quy

 ( Nói về những giai đoạn đầu hoang tàn, đổ nát của thị xã Quảng Trị.)

 

MC1: Qua 30 năm, Đảng bộ thị xã đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp sát hợp với tình hình địa phương, tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của thị xã.

Nền kinh tế thị xã đã có bước phát triển mới quan trọng, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm đều tăng.

Giá trị sản xuất CN – TTCN, năm 1990 chỉ đạt 3,4 tỷ đồng, đến năm 2018 tăng lên 465 tỷ đồng.

Giá trị kinh doanh TM – DV và DL, năm 1990 chỉ đạt 6 tỷ đồng, đến năm 2018 tăng lên 1.980 tỷ đồng.

Tổng sản lượng lương thực năm 1990 đạt 617 tấn, đến năm 2018 đạt 3.325 tấn.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Trên lĩnh vực du lịch, thị xã đã khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương để hình thành nên một số sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng của thị xã như: Chương trình Đêm hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sỹ trên sông Thạch Hãn, Tuyến phố đi bộ Ngô Quyền…

Đặc biệt, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị của thị xã ngày càng khang trang, văn minh, giàu đẹp. Nhiều công trình quan trọng được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, làm thay đổi bộ mặt đô thị như: cao tầng hóa trường học; cơ sở y tế, kè bờ sông Thạch Hãn, cầu Thành Cổ... Hệ thống giao thông được nâng cấp và mở rộng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

MC2: Lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục được duy trì và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” được duy trì và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần giữ vững danh hiệu “ Thị xã điển hình văn hóa”. Đến nay, thị xã đã có trên 94% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; trên 96% cơ quan đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa; có 100% khu phố, thôn được công nhận khu phố, làng văn hóa. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục khẳng định chất lượng của một vùng đất hiếu học. Đến nay, 5/5 phường, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, 12/15 trường đạt chuẩn quốc gia.

Ông Văn Ngọc Lãm, chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị cho biết:

PV: Ông Văn Ngọc Lãm

(Đánh giá lại những thành tựu nổi bật của thị xã Quảng Trị sau 30 năm xây dựng và phát triển)

MC1: Thị xã Quảng Trị đang vươn mình mạnh mẽ trong hành trình hội nhập và phát triển. Những thành tựu đạt được trong 30 năm qua là nền tảng quan trọng  để TXQT tiếp tục phấn đấu xây dựng thị xã  cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020, hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã Quảng Trị trở thành đô thị hòa bình trong tương lai.

 

                                                                               Thế Hùng

                                               

 

Lời người bên sông

MC2:

Thưa quý vị và các bạn,

Cựu chiến binh Lê Bá Dương trong hơn 30 năm qua, năm nào cũng về bên dòng Thạch Hãn thả hoa tưởng nhớ đồng đội. Từ hành động của ông, tỉnh Quảng Trị đã phát động mô%3ḅt nghĩa cử trở thành một nét văn hóa của địa phương: thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh vào những ngày rằm. Lê Bá Dương cũng là tác giả của bài thơ tứ tuyệt bất hủ: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm. Bài viết lời người bên sông của nhà báo Võ Thế Hùng, mời QV & CB cùng nghe!

MC1: Một quãng sông phía trên cầu Thạch Hãn về qua chợ Quảng Trị, cũng hiền hòa và xanh trong như bao dòng sông của xứ sở này nhưng chắc chưa có dòng sông nào lại nhuộm nhiều máu đào như quãng sông này.

Ai đi ngang qua đây, phía bờ bắc cầu Thạch Hãn sẽ thấy một tượng đài, tuy không bề thế nhưng nhắc nhở mọi người biết rằng nơi đây có một tiểu đội lính cảm tử đánh địch đến giọt máu cuối cùng - người tiểu đội trưởng anh hùng ấy là Mai Quốc Ca.

Ai đi ngang qua đây, sẽ thấy những bờ bãi phù sa xanh biếc cây trái bên dòng Thạch Hãn. Có rất nhiều máu đỏ thấm vào những hạt phù sa kia mới làm nên bờ xôi ruộng mật, phong nẫm mùa màng.

MC2: Gần nửa thế kỷ trước, bao nhiêu người con của Quảng Trị và cả nước đã qua sông này và đã không trở về sau trâ%3ḅn chiến khốc liê%3ḅt 81 ngày đêm bảo vê%3ḅ Thành Cổ. Những tuổi hai mươi trai tráng đã vĩnh viễn lặn vào lòng đất Thị xã Quảng Trị, tan vào nước sông Thạch Hãn để “vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.

Mô%3ḅt buổi chiều như bao buổi chiều phai, nắng tràn trên dòng Thạch Hãn, chúng tôi đã cùng cựu chiến binh Lê Bá Dương thả bô%3ḅ thong dong nơi bờ bắc của dòng sông. Mô%3ḅt khung chiều bình yên, gió vờn mặt sóng. Có ai biết rằng đây chính là “bến vượt”, là mô%3ḅt “hành trình máu” của những người lính trẻ gần nửa thế kỷ trước, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy mô%3ḅt thuyền hoa huê%3ḅ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đô%3ḅi: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ có tuổi hai mươi thành sóng nước/ vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.

Cựu chiến binh Lê Bá Dương chia sẻ:

PV: CCB LÊ BÁ DƯƠNG

MC1: Dòng sông này ấn tượng với tôi là sự hy sinh của các đồng đô%3ḅi. Nếu như dòng sông có mắt thì nước sông chính là nước mắt khóc người lính hy sinh.

Mùa hạ năm 1987, những người bán hoa ở chợ thị xã Quảng Trị rất ngạc nhiên khi thấy một người mặc bộ đồ lính đã bạc màu vào mua hết tất cả hoa huệ bày bán ở quầy hàng. Và cũng không ai biết rằng sau đó, anh mang tất cả hoa ấy xuống một chiếc thuyền xuôi dòng và thả xuống dòng sông những bông huệ trắng. Người cựu chiến binh ấy là Lê Bá Dương.

Cựu chiến binh Lê Bá Dương nhớ lại:

PV: CCB LÊ BÁ DƯƠNG

Nô%3ḅi dung: Trong mô%3ḅt lần thả hoa, mô%3ḅt dịp về thăm bạn bè ở Triê%3ḅu Hải…PV Văn Thuần của Đài PTTH QT khai thác câu chuyê%3ḅn này viết thành mô%3ḅt phóng sự và lan tỏa nghĩa cử này ra cả nước…

 

MC2: Đã thành thông lê%3ḅ, thành mô%3ḅt nghi thức tốt đẹp của tâm linh, không chỉ vào những ngày lễ trọng của quê hương, đất nước, mà giờ đây cứ mỗi ngày rằm, những người dân Thành cổ Quảng Trị lại tâ%3ḅp trung về trước dòng sông để tưởng niê%3ḅm những anh hùng liê%3ḅt sĩ đã ngã xuống cho thị xã thân thương của họ. Xương thịt các anh đã tan cùng làn nước Thạch Hãn, cùng đất đai Thành cổ đã lâu rồi nhưng chiến công thì còn lại. Những bài ca về lòng quả cảm, tinh thần xả thân vì nước cùng những tình yêu và khát vọng hòa bình thì còn mãi. Tất cả vẫn đang cháy sáng như những đốm lửa hoa đăng trong ánh mắt vọng tưởng của người dân Thành Cổ bây giờ.

Và đêm nay, đèn hoa lại bồng bềnh trôi, lại lung linh tỏa ngàn ánh lửa sưởi ấm dòng Thạch Hãn.

 

                                                                             Thế Hùng

 

Thị xã Quảng Trị và khát vọng hòa bình

 

MC1: Thưa QV & CB! Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, thị xã Quảng Trị như một nét chấm phá giữa “non Mai sông Hãn” hữu tình. Mãnh đất nhỏ bé này đã từng là một phần trong thiên tình sử mở mang bờ cõi nước Đại Việt. Năm 1809, vua Gia Long đã quyết định cho dời lỵ sở Quảng Trị về đóng tại xã Thạch Hãn huyện Hải Lăng tức khu vực Thị xã Quảng Trị ngày nay và tiến hành cho xây thành đắp lũy.

MC2: Trải qua hơn 130 năm dưới thời quân chủ phong kiến, dinh lỵ Quảng Trị - Thành Quảng Trị trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Quảng Trị, đồng thời là một pháo đài quân sự trong hệ thống phòng thủ mặt bắc của kinh thành Huế. Đặc biệt, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu là cuộc chiến đấu kiên cường 81 ngày đêm năm 1972, thị xã Quảng Trị, Thành Cổ Quảng Trị đã trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế; một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam về tinh thần quả cảm và ý chí kiên trung, gan góc. Những năm sau ngày đất nước hòa bình thống nhất thị xã Quảng Trị được coi là mãnh đất thiêng, nơi để lại những dấu ấn, tình cảm sâu đậm đối với đồng bào, chiến sỹ cả nước. Bài viết: Thị xã Quảng Trị và khát vọng hòa bình của PV Phạm Quỳnh, mời QV & CB cùng nghe!

 MC1: Ngày 16/9/1989, thị xã Quảng Trị được lập lại. 30 năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và trung ương, sự ủng hộ của đồng bào, chiến sỹ cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Quảng Trị đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, đưa thị xã ngày càng hồi sinh và phát triển. Một vùng đất hoang tàn, đổ nát của ngày hôm qua đã trở thành một đô thị duyên dáng bên dòng Thạch Hãn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế, diện mạo đô thị khang trang hơn thì thị xã Quảng Trị đã khẳng định những dấu ấn riêng có của mình đó là một đô thị mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, một điểm đến của niềm tri ân, của khát vọng hòa bình. Ông Trương Sỹ Tiến – Nguyên PCT UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ:

Phỏng vấn Ông Trương Sỹ Tiến

 

MC2: Hơn 30 năm hàng triệu con người từ mọi miền tổ quốc đã hành hương về Quảng Trị để thăm lại chiến trường xưa, để được đặt chân lên mảnh đất vốn một thời thấm máu xương của mình, đồng đội mình và hàng bao người con ưu tú khác của non sông. Họ đến với Quảng Trị không chỉ là những cuộc hành hương về một cõi thiêng mà còn là những chuyến trở về để tưởng nhớ, để nhắc nhở thế hệ mai sau không bao giờ quên những con người đã ngã xuống vì đạo nghĩa. Thị xã Quảng Trị, Thành Cổ Quảng Trị vì thế được coi như là một chứng nhân của những thời khắc lịch sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XX. Đặc biệt, từ sự khốc liệt của đạn bom, từ những hy sinh, mất mát của chiến tranh, người dân Quảng Trị nói chung và người dân thị xã Quảng Trị nói riêng thấm thía nỗi đau của hy sinh, mất mát và thấu hiểu sâu sắc những giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình và tình yêu thương. Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, đảng bộ và nhân dân thị xã Quảng Trị đã nỗ lực xây dựng thị xã với biểu trưng của khát vọng hòa bình.  Những di tích lịch sử của thị xã đều được cán bộ và nhân dân thị xã bảo tồn và gìn giữ, chính vì vậy du khách trong tỉnh và cả nước khi có dịp đến đây để tham quan, du lịch, để tìm hiểu về lịch sử đều có ấn tượng rất sâu sắc với vùng đất linh thiêng này. Anh Phạm Xuân Trường đến từ thành phố Hồ Chí Minh khi có dịp đến thăm Thành Cổ đã chia sẻ:

 

          Băng ghi âm

MC1: Bây giờ, mỗi ngày ở thị xã vẫn có những đoàn người lặng lẽ đến dâng hương và viếng linh hồn những người nằm xuống. Mỗi ngày quê hương này lại tiếp tục đón và chứng kiến những tấm lòng trĩu nặng nghĩa ân với mỗi tấc đất, ngọn cỏ Cổ thành, mỗi giọt nước mát lành trên dòng Thạch Hãn. Mục tiêu của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà là xây dựng Thị xã Quảng Trị thành thành phố mang biểu tượng của hòa bình, để du khách trong và ngoài nước khi đến với Quảng Trị không chỉ chiêm nghiệm ký ức bi hùng của chiến tranh vệ quốc, mà còn cảm nhận giá trị của hòa bình để cùng nâng cánh tình yêu và khát vọng dựng xây đất nước.

Ông Trương Sỹ Tiến – Nguyên PCT UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ:

MC2: Trong suốt chiều dài 210 năm hình thành, xây dựng và phát triển, lỵ sở Quảng Trị ngày hôm qua và thị xã Quảng Trị ngày hôm nay đã hun đúc nên những giá trị lịch sử văn hóa riêng biệt. Đặc biệt, vùng đất này đã tạo nên những dấu ấn nổi bật trong cuộc trường chinh giải phóng vì độc lập tự do vì khát vọng hòa bình, thống nhất của cả dân tộc Việt Nam. Trải qua chiến tranh khốc liệt, đi qua đau thương, mất mát, thị xã Quảng Trị đang đổi thay vươn dậy từng ngày. Đô thị bên dòng Thạch Hãn huyền thoại đang trở thành nơi hội tụ của niềm tri ân, của tình yêu thương, của khát vọng hòa bình cho cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

Chào cuối:

MC1: Quý vị và các bạn thân mến!Từ trong suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất Quảng Trị luôn một biểu tượng cho khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới... Đến với Quảng Trị, đến với Thành Cổ là để cùng siết chặt tay đoàn kết; để cùng cất cao tiếng hát vì hòa bình; để quê hương, đất nước này luôn hiện hữu một màu xanh của niềm tin, an lành và no ấm...

Tạp chí VNCN tuần này xin được khép lại tại đây, chương trình do.... thực hiện cảm ơn QV & CB đã quan tâm theo dõi, kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 06/09/2019 09:45 Lê Vĩnh Nhiên 16/09/2019 14:36

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà