Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí VNCN

 

MC1: Thưa QV & CB! Cuộc đời Bác là tấm gương lớn về nhân cách, về nghệ thuật và vì thế, các văn nghệ sĩ đã sáng tác về Bác bằng cả một tình yêu bao la, sự trân trọng, kính yêu vô bờ. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu thơ rất hay về Bác: “Mênh mông áo vải hồn muôn trượng”, Người là hiện thân của một hình tượng giản dị mà phong phú, bình thường mà phi thường nên dù khai thác ở bất cứ phương diện nào, các văn nghệ sỹ cũng có thể thành công và dễ dàng làm nổi bật lên nhân cách, đạo đức của vị lãnh tụ, người Cha già của dân tộc. 

MC2: Tuy Bác đã ra đi xa, nhưng những hình ảnh, câu chuyện, bài học, lời căn dặn của Người vẫn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ. Mới đây nhất, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT với chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM các năm 2015-2020 ( đợt 2). Cuộc thi đã thu hút nhiều văn nghệ sỹ tham gia với nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao. Tạp chí VNCN đã có những ghi nhận xung quanh cuộc thi này, mời QV & CB cùng theo dõi.

Nhạc cắt

Ghi nhận từ cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT với chủ đề “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh các năm 2015-2020

MC1: Thưa QV& CB! Ngày 9 tháng 3 năm 2008, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã phát động cuộc vận động sáng tác, quảng bá, biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội; được anh chị em văn nghệ sĩ và những người làm báo tích cực hưởng ứng.

MC2: Hơn 10 năm qua, từ cuộc vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân và nhất là đội ngũ văn nghệ sỹ, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đồng hành và đóng góp hiệu quả vào công tác tuyên truyền kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đến nay, hoạt động sáng tác, quảng bá đã trở thành công việc thường xuyên của Hội Văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thu hút ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Ghi nhận của Nhà báo Võ Thế Hùng, mời QV& CB cùng nghe!

MC1: Thông qua tác phẩm, công trình, ấn phẩm, hình tượng nghệ thuật, góp phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, làm lan tỏa những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, trong xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Sau 2 năm tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 89 tác phẩm của 45 tác giả, đồng tác giả tham gia. Các tác phẩm đã tập trung nêu bật công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Bác và tình cảm, niềm kính yêu của cả nước nói chung, của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã chú trọng phát hiện, biểu dương, cổ vũ các tập thể và cá nhân có nhiều việc làm tích cực, nội dung " làm theo" một cách rõ nét. Đồng chí Nguyễn Đăng Quang – PBT thường trực Tỉnh ủy đánh giá:

          Băng ghi âm

          Trong cuộc thi lần này loại hình có đông đảo tác giả tham gia nhất là Văn học và Nhiếp ảnh. Các tác phẩm đã tập trung nêu bật công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Bác và tình cảm, niềm kính yêu của cả nước nói chung và Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với Chủ tịch  Hồ Chí Minh. Trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, chân dung hình tượng của Bác Hồ được thể hiện một cách sinh động, sâu sắc, giàu mỹ cảm, có sức rung động mạnh mẽ đối với công chúng. Trong đó, chuyên ngành Văn học có 55 tác phẩm của 24 tác giả, đồng tác giả; Nhiếp ảnh có 25 tác phẩm của 12 tác giả; Mỹ thuật có 7 tác phẩm của 6 tác giả; chuyên ngành sân khấu có 1 tác phẩm, chuyên ngành âm nhạc có 1 tác phẩm dự thi. Các tác giả đã chú ý các tư liệu và kỷ niệm để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, khắc họa chân dung và làm nổi bật về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, truyền vào tác phẩm tình cảm kính yêu và biết ơn của mình. Có thể nói, cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các năm 2015 – 2020 ( đợt 2) đã đạt được những kết quả tốt đẹp.  Phát biểu tại lễ tổng kết cuộc thi, đồng chí Nguyễn Đăng Quang -PBT thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh:

         

Băng ghi âm

         

          Trong thời gian tới Hội VHNT tỉnh bằng nhiều hình thức sẽ tích cực giới thiệu, quảng bá các tác phẩm đạt giải đến với công chúng; lựa chọn các tác phẩm đạt giải cao cuộc thi lần này, báo cáo Ban Sơ khảo của Tỉnh ủy để xét chọn gửi Ban Chung khảo của Trung ương xét trao giải vào 19/5/2020, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Nhạc cắt

Hoài Quang Phương và những sáng tác về Bác Hồ

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, có một thế hệ  các nhà thơ Việt Nam đã vượt Trường Sơn vào Quảng Bình - Vĩnh Linh - Quảng Trị để khơi lên mạch cảm xúc cho thơ ca cách mạng mà đến bây giờ, chiến tranh đã lùi xa nhưng hào khí một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" vẫn mãi ngân vang.  Giờ đây nơi đất thiêng Quảng Trị, người yêu thơ lại bắt gặp một sự chuyển tiếp của mạch cảm xúc cách mạng với những vần thơ mang âm hưởng hoài niệm, tri ân.

MC1: Một trong những người tiên phong "giữ lửa" cho dòng thơ này là nhà thơ Hoài Quang Phương, với nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng, về Bác Hồ đã mang đến cho anh chỗ đứng trong lòng công chúng. Bài viết của PV Phạm Quỳnh, mời QV & CB cùng nghe!

MC1:  Nhà thơ Hoài Quang Phương tên thật là Nguyễn Quang, quê ở  thôn Thái Lai- xã Vĩnh Thái- huyện Vĩnh Linh. Ông là hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Trị.

Ông bắt đầu sáng tác từ đầu những năm 70 với trên 10 tập thơ đã đã được xuất bản, phần lớn được các nhà xuất bản Trung ương thẩm định và công bố.

MC2:  Bằng tài năng riêng có của mình, ông đã đưa thơ đến gần hơn với bạn đọc với các tập thơ như: San hô trắng (1997 , Tập ca dao hát ru “ ngôi nhà hạnh phúc” (1998), Lửa mùa đông (1999 ), thơ tình bước đầu tuyển chọn (2007), Mặt phẳng lòng tôi (2010) và Trường ca Vầng Trăng Biển…

   Thơ Hoài Quang Phương rất ít chữ, rất kiệm lời, nhưng lại đầy chiêm nghiệm và giàu ý nghĩa.

MC1: Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhà thơ Hoài Quang Phương đã đạt rất nhiều giải thưởng.

Tiêu biểu là giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất - năm 2015 với tập thơ trường ca:Ngôi nhà của mẹ

 Đặc biệt, với trường ca “Hạt ánh sáng nảy mầm”, ông đã vinh dự được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng giải B, đây cũng là trường ca duy nhất đạt giải B trong giải thưởng của BCĐ Trung ương về sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015.

MC1: Có thể nói trong cuộc đời sáng tác của mình, hình ảnh về Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng và mang đến cho nhà thơ Hoài Quang Phương nhiều cảm xúc. Chính vì thế trong sáng tác của mình, số lượng các tác phẩm viết về Bác Hồ của ông là rất lớn. Mới đây nhất trong cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “ Học tập là làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các năm 2015 – 2020, Hoài Quang Phương đã nhận được giải A với tác phẩm văn học “ Con đường Bác Hồ.”

 

Nhạc cắt

          MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Tham gia cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “ Học tập là làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các năm 2015 – 2020, trên lĩnh vực văn học, các tác phẩm đã ghi lại cảm xúc khi tác giả tiếp cận những câu chuyện rất đặc sắc, sâu đậm về Bác Hồ. Tác giả Hoài Quang Phương mà chúng ta đã có dịp được tìm hiểu qua bài viết vừa rồi đã đạt giải A tại cuộc thi này với tác phẩm “ con đường Bác Hồ”. Sau đây PV Phạm Quỳnh đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Hoài Quang Phương để hiểu hơn về tác phẩm này cũng như những suy nghĩ của ông về cuộc thi này.

          Phóng viên: Xin chào nhà thơ Hoài Quang Phương, cảm ơn ông đã nhận lời phỏng vấn của chúng tôi. Trước tiên xin được chúc mừng ông đã nhận được giải A trong cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với tác phẩm Con đường Bác Hồ, ông có thể chia sẻ đôi chút về tác phẩm này của mình được không ạ?

                Nhà thơ Hoài Quang Phương trả lời

                Phóng viên: Thưa ông với việc tập thơ Con đường Bác Hồ được trao giải A tại cuộc thi này thì theo ông nó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cũng như con đường sáng tác của mình về chủ đề này?

Nhà thơ Hoài Quang Phương trả lời

Phóng viên: Vậy khi nhận được giải A trong cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với tác phẩm Con đường Bác Hồ thì cảm xúc của ông như thế nào?

Nhà thơ Hoài Quang Phương trả lời

          Phóng viên: Xin cảm ơn nhà thơ Hoài Quang Phương với những chia sẻ ý nghĩa vừa rồi.

Nhạc cắt

HỌA SĨ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG VỚI TÁC PHẨM “LÒNG ĐẤT SINH TỒN”

 

MC1: Thưa QV & CB! Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng cao, nếp suy nghĩ, tâm lý, thị hiếu của công chúng đã và đang tạo nên những chuẩn mực mới trong thị hiếu thẩm mỹ, trong tiếp nhận văn hóa, thẩm mỹ… đây cũng là thử thách mới đặt ra đối với mỹ thuật hiện nay trong quá trình sáng tạo tác phẩm về mọi chủ đề, trong đó có chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Sau đây là những ghi nhận của Nhà báo Võ Thế Hùng, chúng ta cùng nghe!

MC2: Đối với các họa sĩ, để thể hiện chân thực đề tài về Bác Hồ là một điều tuy khó khăn nhưng với lòng yêu quê hương đất nước, đặc biệt là trân trọng vùng đất Vĩnh Linh- Quảng Trị “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống cách mạng và với tấm lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu, mỹ thuật đã có những tác phẩm đạt giải cao về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

MC1: Được dạy vẽ từ lúc 8 tuổi, rồi học Đại học Nghệ thuật Huế với các thầy giáo là những họa sĩ trứ danh của Việt Nam như họa sĩ Trương Bé, họa sĩ Phạm Đại, họa sĩ Vĩnh Phối nhưng tới bây giờ, ảnh hưởng lớn nhất đối với Trương Đình Dung vẫn là những nét cọ lập thể, trừu tượng của danh họa Pablo Picasso qua sách, báo. Cho nên, cảm hứng sáng tác của Trương Đình Dung trong bức tranh “Lòng đất sinh tồn”, tác phẩm đã đạt giải A cuộc thi Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đứcvà phong cách Hồ Chí Minh” không phải là “mô phỏng hiện thực”  mà tranh của Dung thể hiện cái nhìn từ dưới lên, từ trái qua trong bố cục vuông. Trương Đình Dung khẳng định mình không quan tâm nhiều đến bố cục, không coi trọng đến hình. Có thể vì vậy mà tranh của Dung lôi cuốn người xem bằng những xúc cảm về màu sắc và các rung động tình cảm. Nó được trưng trổ trên những nhát cọ, nét bút tự do hòa quyện với nhau làm mặt tranh sáng bừng những hòa sắc.

MC2: Có thể nói, với bút pháp phóng khoáng, Trương Đình Dung đã dùng những vệt màu chảy và nét bút vẩy phản chiếu cảm xúc trong giây phút, không thể lặp lại lần thứ hai, bức tranh “Lòng đất sinh tồn” đã đưa người xem như được trở về với mùi hương của đất đai quê nhà. Đó cũng là sự tiếp nối của dòng chảy mỹ thuật folklore của miền quê cát trắng gió Lào.

Họa sĩ Trương Đình Dung chia sẻ:

Trích băng phỏng vấn: Họa sĩ Trương Đình Dung

 

MC1: Trương Đình Dung giờ đây được xem là một họa sĩ đang độ chín về sáng tác và định hình bút pháp. Bên cạnh tranh phong cảnh về quê hương Quảng Trị hay quê nhà Vĩnh Thủy của anh, những bức tranh được lấy cảm hứng từ thiên nhiên đã được anh làm cho nó sáng hơn, đẹp hơn theo nghĩa của hô%3ḅi họa. Theo cách đó, hô%3ḅi họa của Trương Đình Dung làm thỏa mãn giác quan của người xem bằng các cung bâ%3ḅc màu sắc và đường nét hết sức tinh tế.

 

Nhạc cắt

 

Về ca khúc “Ước nguyện của Người”

MC2: Thưa QV & CB! Cuộc đời Bác là tấm gương lớn về nhân cách, về nghệ thuật và vì thế, các văn nghệ sĩ đã sáng tác về Bác bằng cả một tình yêu bao la, sự trân trọng, kính yêu vô bờ. Và dù các nhạc sỹ sáng tác trên chất liệu âm nhạc của vùng miền nào, đất nước nào người ta vẫn cảm thấy hình bóng Người thật gần gũi bởi trong tâm hồn và tình cảm của Bác có hồn phách của Tổ quốc và bởi Bác đã dành tình cảm nồng ấm của mình cho tất cả đồng bào. Phần cuối tạp chí VNCN tuần này PV Phạm Quỳnh có đôi dòng cảm nhận về ca khúc “ Ước nguyện của người” của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, ca khúc này vừa được trao giải A tại cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

MC1: Ba mươi năm trước đây, nhạc sĩ Võ Thế Hùng xuất hiện trong đời sống âm nhạc của tỉnh Quảng Trị vừa mới được lập lại bằng bài hát “Khúc ru Trường Sơn”, để rồi có nhà báo đã đánh giá: “Giờ đây nơi đất thiêng Quảng Trị, người yêu nhạc lại bắt gặp một sự chuyển tiếp của mạch ca khúc cách mạng với những giai điệu mang âm hưởng hoài niệm, tri ân. Một trong những người tiên phong "giữ lửa" cho mạch ca khúc này là nhạc sĩ Võ Thế Hùng”.

Sống ở một đất nước mà lịch sử cô đọng trong hai từ “dựng nước” và “giữ nước” thì việc nhớ ơn những người lính đã tiếp nối bao thế hệ ngã xuống là chuyện ai cũng cần phải biết.

MC2: Có thể nói, "Khúc ru Trường Sơn" được coi là nốt nhạc khởi nguồn cho những giai điệu mang âm hưởng hoài niệm, tri ân mà sau nhiều năm duyên nghiệp nơi đất thiêng Quảng Trị đã kịp định hình ở Võ Thế Hùng một phong cách sáng tác. Theo mạch ấy, nhiều ca khúc của anh lần lượt ra đời và được người yêu nhạc ở Quảng Trị ghi nhận. Là nhạc sĩ, một biên tập viên, phóng viên của Ðài PT - TH Quảng Trị, nên không có gì ngạc nhiên khi anh có mặt khắp mọi miền quê Quảng Trị, đứng ở nơi đầu nguồn sự kiện, bắt nhịp với đời sống chính trị, xã hội ở địa phương. Mỗi lần quê hương có sự kiện lớn, anh đều có bài hát. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, có bài "Khát vọng Trường Sơn"; kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, bài hát "Nhớ về Anh" ra đời; kỷ niệm 50 năm Lũy thép Vĩnh Linh, anh viết "Làng hầm Vĩnh Linh", "Tân Kỳ quê của muôn quê", hay kỷ niệm 35 năm Giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị, anh có "Dòng sông hoa đỏ", 40 năm giải phóng Khe Sanh có "Trăng rằm Khe Sanh", chào mừng tỉnh lỵ Ðông Hà lên thành phố, anh đã viết "Thành phố bên sông Hiếu”, “Đông Hà tình yêu tôi”… Đặc biệt, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, anh đã phổ nhạc bài thơ "Nhớ về Anh" của nhà thơ Tố Hữu và đã được Liên hoan "Hát về những người con ưu tú của Ðảng" do Bộ Văn hóa-Thông tin và Du lịch tổ chức đánh giá cao nhất với tấm Huy chương vàng.

MC1: Đến với cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhạc sĩ Võ Thế Hùng từng đạt giải A đợt đầu tiên vào năm 2009 với bài hát “Đêm giao thừa nhớ Bác”, một cảm xúc đón nghe thơ Bác chúc Tết nhân dân trong mỗi độ xuân về. Và năm nay, ca khúc “Ước nguyện của Người” của anh phổ thơ Nguyễn Văn Dùng cũng được ban tổ chức cuộc thi trao tặng giải A (đợt 2, giai đoạn 2015 -2020)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một trong những chiến trường ác liệt nhất. Bác Hồ đã nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

MC2: Đất nước bị chia cắt hai miền là nỗi niềm luôn trăn trở, canh cánh trong lòng Bác. Bởi vậy mà Vĩnh Linh, mảnh đất lửa nơi đầu cầu giới tuyến luôn là nỗi niềm thao thức của Người và được Người dành sự quan tâm, ưu ái đặc biệt. Ngày 16/6/1957, Bác Hồ vào thăm Quảng Bình, Vĩnh Linh. Nhưng tình hình không cho phép, Bác phải dừng lại bên dòng sông Nhật Lệ, Quảng Bình. Ước nguyện của Người có một lần vào thăm đất lửa Vĩnh Linh vẫn dang dở. Ước nguyện của người dân Vĩnh Linh được đón Bác vào thăm cũng dang dở và trở thành nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi.

Bài hát “Ước nguyện của Người” được nhạc sĩ Võ Thế Hùng phổ thơ của Nguyễn Văn Dùng nói lên cảm xúc đó. Bài hát được viết bằng âm hưởng dân ca Quảng Trị pha lẫn với dân ca xứ Nghệ, man mác một hoài niệm, một nỗi niềm “chưa một lần được đón Bác vào thăm” của người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị. Giai điệu thiết tha, sâu lắng, trữ tình trong lời thơ cô đọng.

Nhạc sĩ Võ Thế Hùng chia sẻ:

PV: Nhạc sĩ Võ Thế Hùng

MC1: Có thể nói, ba mươi năm Quảng Trị trở về với tên gọi thân thương và nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, gương mặt âm thanh Quảng Trị đã tỏ nét rạng ngời. Trên chặng đường đó đội ngũ âm nhạc đã được trẻ trung hoá không ngừng, và lực lượng sáng tác trẻ luôn kịp thời có mặt để bổ sung thêm tiếng nói của mình vào tiếng nói của các thế hệ đi trước. Lực lượng sáng tác của Quảng Trị nhờ thế đã đông đảo hơn và nhiều màu sắc hơn. Trong mối tương quan đó, hàng trăm bài hát của nhạc sĩ Võ Thế Hùng ra đời phản ánh những âm sắc muôn màu trong đời sống đa dạng của đất và người Quảng Trị, ta có thể thấy rõ anh đã có những vụ mùa đầy hoa trái, những thành công ở tầm quốc gia và khu vực với khá nhiều giải thưởng âm nhạc.. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: “Mảnh đất nào dồn nén âm ỉ những khát vọng, thì trước hết, đấy là mảnh đất sinh dưỡng của âm nhạc”. Vậy nên, âm nhạc của Võ Thế Hùng luôn vang động lòng người có thể xem như là một lẽ đương nhiên.

Các bài hát của nhạc sĩ Võ Thế Hùng sáng tác trong thời gian qua hầu hết đều phả ra cái hơi thở hừng hực của cuộc sống, đã trải ra hầu hết các đề tài, mang dấu ấn của các vùng quê Quảng Trị, đó là những Hướng Hoá, Khe Sanh, Đakrông, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Thành Cổ, Gio Linh, Cam Lộ… Việc thâm nhập thực tế, lao động sáng tạo nghiêm túc đã làm nên cảm hứng sáng tạo của người nhạc sĩ.

MC2: Trong năm 2019 này, nhạc sĩ Võ Thế Hùng đã thâm nhập thực tế cho ra đời các ca khúc như “Vang khúc ca Biên Phòng Quảng Trị” nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng; bài hát “Khúc hò khoan Cồn Cỏ” nhân kỷ niệm 15 năm thành lập huyện đảo; “Thành cổ - đô thị vì hòa bình” viết về mảnh đất và con người Thị xã Quảng Trị nhân sự kiện 210 năm lỵ sở và 30 năm tái lập Thị xã được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Trích đoạn ca khúc Ước nguyện của người

Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 13/09/2019 08:10 Lê Vĩnh Nhiên 16/09/2019 14:36

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà