trang Nông nghiệp
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  17-9- 2019

PTV: Kính chào bà con và các bạn!

Thưa bà con và các bạn! Hiện nay thời tiết tỉnh ta đang bước vào thời điểm giao mùa với mưa nắng thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xuất hiện và lây lan, ảnh hưởng đến công việc nhà nông của bà con nông dân. Nhằm chủ động đối phó và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, bà con cần thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi đảm bảo cho mùa màng thắng lợi. Mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ được chúng tôi chia sẽ trong mỗi số phát sóng của chương trình. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.NGHIỆM THU MÔ HÌNH NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

Với mục đích chuyển giao kỹ thuật nuôi mới cho bà con nông dân miền núi. Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vừa qua, đơn vị đã tiến hành nghiệm thu đánh giá mô hình.

Mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, triển khai tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông. Với quy mô nuôi 1.100 con gà ri lai, 11hộ tham gia nuôi, mỗi hộ 100 con. Các hô%3ḅ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% chi phí mua gà giống, chế phẩm làm đệm lót, chi phí thức ăn và thuốc thú y, vật tư và được tập huấn thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu (trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa). Kết quả sau 13 tháng nuôi, tỷ lê%3ḅ nuôi sống của gà mô hình đạt trên 93%, trọng lượng gà đạt bình quân 1,7 kg/con.

Theo đánh giá, đây là mô hình dễ áp dụng, kinh phí đầu tư không lớn, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Cụ thể, khi nuôi gà theo mô hình này, chuồng nuôi khô ráo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ vi khuẩn có lợi trong đệm lót phân hủy các chất thải trong chuồng nuôi từ đó mùi hôi, khí độc hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi. Người chăn nuôi không cần thu phân và dọn chuồng nên giảm được công lao động, tiết kiệm được chất độn chuồng trong suốt thời gian nuôi. Tạo ra một lượng phân bón phục vụ cho trồng trọt. Mô hình đã mở ra hướng phát triển mới chăn nuôi, tận dụng lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

2.TẬP HUẤN HIỆN TRƯỜNG VỀ CHĂN NUÔI DÊ

Trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Tổ chức Plan vùng Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa triển khai lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi dê tại xã Húc, huyện Hướng Hóa thuộc dự án “Phát triển kinh tế giảm nghèo”.

Lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi Dê đã thu hút  25 nông dân tham gia, với phương châm là “cho cần câu hơn cho xâu cá” thông qua các hoạt động can thiệp thiết thực bằng việc tập huấn bắt tay chỉ việc, lớp tập huấn được chia theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Dê. Thông qua lớp tập huấn đã trang bị những kiến thức và kỹ năng thực tế trong quá trình chăn nuôi Dê. Giảng viên cùng các học viên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích như kỹ thuật chăn nuôi; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật xây dựng chuồng trại; các bệnh thường gặp trên từng đối tượng vật nuôi và cách phòng trị.

Trong các lần tập huấn, các học viên đã thảo luận sôi nổi, cùng với giảng viên phân tích, giải đáp những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc sau mỗi nội dung tập huấn. Các học viên cũng mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi. Qua đó giúp các thành viên trong nhóm có được kế hoạch sản xuất tốt hơn; Đồng thời lập được phương án chung cho nhóm trong sản xuất định hướng thị trường và tiếp cận thị trường. Từ đó các nông dân sẽ chủ động, mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại địa phương.

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

Phòng trừ một số sâu bệnh trên cây cao su đầu mùa mưa

PTV: Thưa bà con và các bạn! Hiện nay tỉnh ta sắp bước vào mùa mưa,  là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây cao su. Nhằm chủ động các biện pháp phòng trừ, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra,  trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin hướng dẫn cho bà con Biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh gây hại trên cây cao su đầu mùa mưa.

III.MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG MÈ TRÊN ĐẤT CÁT

PTV: Thưa bà con và các bạn! Những năm gần đây, để chuyển đổi cây trồng chống hạn một số hộ nông dân trên địa bàn xã Gio Quang, huyên Gio Linh đã đưa cây mè vào trồng trên vùng đất cát quanh vườn nhà. Mô hình phát triển cây màu này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp trên đất cát trong điều kiện nắng nóng.

Vụ hè thu năm nay, gia đình bà Lê Thị Nguyện, thôn Vinh Quang Thượng,  xã Gio Quang, huyện Gio Linh phát triển trồng 2 sào mè trắng trên vùng đất cát sau vườn nhà. Với chi phí đầu tư để trồng mè thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ dàng, phù hợp với những vùng đất hiếm nước. Sau 3 tháng trồng đã cho năng suất mè đạt khá cao (khoảng 15 kg/ sào. Mè trắng là mặt hàng được thị trường ưa chuộng nên đầu ra khá thuận lợi, thu về cho gia đình bà gần 2,5 triệu đồng. Bà cho biết: Đây là cây màu mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây màu bà trồng trên vườn đất cát trong vụ hè thu năm nay.

P/v Bà Lê Thị Nguyện, thôn Vinh Quang Thượng,  xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Được biết, đặc điểm của cây mè là không kén đất, có thời gian sinh trưởng của cây mè vào khoảng 3 tháng, sau khi trồng 1 tháng, cây trổ bông. Khi lá mè chuyển từ xanh sang vàng bắt đầu rụng hoặc khi thấy trái mè thứ 2 - 3 từ dưới lên có dấu hiệu nứt là lúc mè đã chín, bà con bắt đầu thu hoạch. Trong quá trình trồng cây mè chỉ cần lượng nước tưới bằng 1/3 - 1/5 so với các cây trồng khác, nhưng thu nhập lại cao hơn gấp 2 - 3 lần, phù hợp với việc chuyển đổi các vùng không chủ động được nguồn nước. Sản phẩm từ cây mè không những dùng làm thực phẩm, mà còn được dùng trong dược phẩm, công nghiệp, sản xuất dầu sinh học, nên đầu ra tương đối ổn định. Việc phát triển trồng cây mè không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo được vùng đất cát, cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa hạn.

P/v ông Lê Lê Văn Thương  CTV Khuyến nông xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Cây mè là loại cây trồng thích ứng tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt vụ hè thu, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng, nên có triển vọng thay thế những cây màu kén đất cát, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nền đất thiếu nước. Với chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật canh tác dễ, phù hợp điều kiện địa phương. Mô hình đã giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống, hướng đến sản xuất bền vững trên vùng đất cát.

PTV: Chào cuối

 

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  17-9- 2019

PTV: Kính chào bà con và các bạn!

Thưa bà con và các bạn! Hiện nay thời tiết tỉnh ta đang bước vào thời điểm giao mùa với mưa nắng thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xuất hiện và lây lan, ảnh hưởng đến công việc nhà nông của bà con nông dân. Nhằm chủ động đối phó và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, bà con cần thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi đảm bảo cho mùa màng thắng lợi. Mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ được chúng tôi chia sẽ trong mỗi số phát sóng của chương trình. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.NGHIỆM THU MÔ HÌNH NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

Với mục đích chuyển giao kỹ thuật nuôi mới cho bà con nông dân miền núi. Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vừa qua, đơn vị đã tiến hành nghiệm thu đánh giá mô hình.

Mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, triển khai tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông. Với quy mô nuôi 1.100 con gà ri lai, 11hộ tham gia nuôi, mỗi hộ 100 con. Các hô%3ḅ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% chi phí mua gà giống, chế phẩm làm đệm lót, chi phí thức ăn và thuốc thú y, vật tư và được tập huấn thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu (trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa). Kết quả sau 13 tháng nuôi, tỷ lê%3ḅ nuôi sống của gà mô hình đạt trên 93%, trọng lượng gà đạt bình quân 1,7 kg/con.

Theo đánh giá, đây là mô hình dễ áp dụng, kinh phí đầu tư không lớn, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Cụ thể, khi nuôi gà theo mô hình này, chuồng nuôi khô ráo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ vi khuẩn có lợi trong đệm lót phân hủy các chất thải trong chuồng nuôi từ đó mùi hôi, khí độc hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi. Người chăn nuôi không cần thu phân và dọn chuồng nên giảm được công lao động, tiết kiệm được chất độn chuồng trong suốt thời gian nuôi. Tạo ra một lượng phân bón phục vụ cho trồng trọt. Mô hình đã mở ra hướng phát triển mới chăn nuôi, tận dụng lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

2.TẬP HUẤN HIỆN TRƯỜNG VỀ CHĂN NUÔI DÊ

Trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Tổ chức Plan vùng Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa triển khai lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi dê tại xã Húc, huyện Hướng Hóa thuộc dự án “Phát triển kinh tế giảm nghèo”.

Lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi Dê đã thu hút  25 nông dân tham gia, với phương châm là “cho cần câu hơn cho xâu cá” thông qua các hoạt động can thiệp thiết thực bằng việc tập huấn bắt tay chỉ việc, lớp tập huấn được chia theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Dê. Thông qua lớp tập huấn đã trang bị những kiến thức và kỹ năng thực tế trong quá trình chăn nuôi Dê. Giảng viên cùng các học viên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích như kỹ thuật chăn nuôi; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật xây dựng chuồng trại; các bệnh thường gặp trên từng đối tượng vật nuôi và cách phòng trị.

Trong các lần tập huấn, các học viên đã thảo luận sôi nổi, cùng với giảng viên phân tích, giải đáp những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc sau mỗi nội dung tập huấn. Các học viên cũng mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi. Qua đó giúp các thành viên trong nhóm có được kế hoạch sản xuất tốt hơn; Đồng thời lập được phương án chung cho nhóm trong sản xuất định hướng thị trường và tiếp cận thị trường. Từ đó các nông dân sẽ chủ động, mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại địa phương.

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

Phòng trừ một số sâu bệnh trên cây cao su đầu mùa mưa

PTV: Thưa bà con và các bạn! Hiện nay tỉnh ta sắp bước vào mùa mưa,  là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây cao su. Nhằm chủ động các biện pháp phòng trừ, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra,  trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin hướng dẫn cho bà con Biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh gây hại trên cây cao su đầu mùa mưa.

III.MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG MÈ TRÊN ĐẤT CÁT

PTV: Thưa bà con và các bạn! Những năm gần đây, để chuyển đổi cây trồng chống hạn một số hộ nông dân trên địa bàn xã Gio Quang, huyên Gio Linh đã đưa cây mè vào trồng trên vùng đất cát quanh vườn nhà. Mô hình phát triển cây màu này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp trên đất cát trong điều kiện nắng nóng.

Vụ hè thu năm nay, gia đình bà Lê Thị Nguyện, thôn Vinh Quang Thượng,  xã Gio Quang, huyện Gio Linh phát triển trồng 2 sào mè trắng trên vùng đất cát sau vườn nhà. Với chi phí đầu tư để trồng mè thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ dàng, phù hợp với những vùng đất hiếm nước. Sau 3 tháng trồng đã cho năng suất mè đạt khá cao (khoảng 15 kg/ sào. Mè trắng là mặt hàng được thị trường ưa chuộng nên đầu ra khá thuận lợi, thu về cho gia đình bà gần 2,5 triệu đồng. Bà cho biết: Đây là cây màu mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây màu bà trồng trên vườn đất cát trong vụ hè thu năm nay.

P/v Bà Lê Thị Nguyện, thôn Vinh Quang Thượng,  xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Được biết, đặc điểm của cây mè là không kén đất, có thời gian sinh trưởng của cây mè vào khoảng 3 tháng, sau khi trồng 1 tháng, cây trổ bông. Khi lá mè chuyển từ xanh sang vàng bắt đầu rụng hoặc khi thấy trái mè thứ 2 - 3 từ dưới lên có dấu hiệu nứt là lúc mè đã chín, bà con bắt đầu thu hoạch. Trong quá trình trồng cây mè chỉ cần lượng nước tưới bằng 1/3 - 1/5 so với các cây trồng khác, nhưng thu nhập lại cao hơn gấp 2 - 3 lần, phù hợp với việc chuyển đổi các vùng không chủ động được nguồn nước. Sản phẩm từ cây mè không những dùng làm thực phẩm, mà còn được dùng trong dược phẩm, công nghiệp, sản xuất dầu sinh học, nên đầu ra tương đối ổn định. Việc phát triển trồng cây mè không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo được vùng đất cát, cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa hạn.

P/v ông Lê Lê Văn Thương  CTV Khuyến nông xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Cây mè là loại cây trồng thích ứng tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt vụ hè thu, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng, nên có triển vọng thay thế những cây màu kén đất cát, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nền đất thiếu nước. Với chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật canh tác dễ, phù hợp điều kiện địa phương. Mô hình đã giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống, hướng đến sản xuất bền vững trên vùng đất cát.

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 13/09/2019 09:23 Lê Vĩnh Nhiên 20/11/2019 07:11

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà