CT QUẢNG TRỊ DU KÝ SỐ 19-9
Danh mục
Ký sự - Tài liệu
NỘI DUNG

QUẢNG TRỊ DU KÝ

Phát sóng ngày thứ 5 19/9/2018

Thời lượng: 15’

Kịch bản: Thái Hiền

Thể hiện: Thái Hiền – NQ

Nhạc hiệu: Quảng Trị du ký

Hiền: Thái Hiền và NQ của QTDK xin kính chào quý vị và các bạn! Chúc quý vị có một buổi chiều nhiều niềm vui cùng với những khám phá thú vị mà QTDK sẽ chuyển đến quý vị ngay sau đây.

Q: Thưa quý vị! Nắng tháng 8 rám trái bưởi - ấy cũng là lúc nhiều miền quê ở Quảng Trị bắt đầu mùa gặt hè thu. Từ hơn nửa tháng nay nếu có dịp tạt ngang dọc đường quê của các huyện trong tỉnh hẳn quý vị sẽ thấy không khí nhộn nhịp tất bật của nông dân trên đồng ruộng.

Hiền: Vâng!  Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Không biết NQ thì sao chứ riêng Hiền thì nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm. Chiều về trong ánh hoàng hôn, mùi rạ rơm nồng ấm đất đồng dậy lên, rồi từ mái nhà ai cũng có những làn khói lam bay lên trời xanh. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... một cảm giác thật là khó tả đó NQ

Q: Uh. Ai đó hay gọi mùa gặt lúa là “mùa vàng ”, Q nghĩ là cũng phải thôi, bởi những bông lúa trĩu nặng là thành quả của bao tháng ngày mong chờ, chăm sóc, có cả trong đó những giọt mồ hôi, sự mong mỏi, hy vọng vào một ngày mùa no đủ của bà con nông dân.  Và chủ đề của QTDK tuần này cũng sẽ xoay quanh mùa gặt – mùa vàng của bà con nông dân QT. Xin mời quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi qua các tiểu mục sau đây.

Nhạc cắt tiểu mục: Qua những miền quê

Mùa gặt

Q: Thưa quý vị và các bạn! Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 31-8 đến ngày 4-9 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa to, gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm thiệt hại cơ sở vật chất và sản xuất nông nghiệp của một số địa phương. Toàn tỉnh Quảng Trị có 22.580 ha lúa hè thu, trước mùa mưa lũ đã thu hoạch được gần 18.097 còn lại khoảng 4.483 ha chưa thu hoạch được. Trong đó, có gần 2.000 ha lúa của nông dân các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong... bị ngập nặng. Hiện các địa phương đang tích cực khắc phục, tập trung nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch cứu lúa mùa đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

H: Cũng thật buồn phải không NQ. Nếu thười tiết thuận lợi có lẽ bà con mình đã có một vụ mùa bội thu, niềm vui sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, ngay khi lũ rút, người dân tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ… đã hối hả ra đồng gặt lúa. Nhiều ruộng lúa mới chín được 70- 80% nhưng bị ngập trong nhiều ngày, bùn đất bám và đổ dập cũng được người dân thu hoạch về để cố gắng vớt vát phần nào. Ông Nguyễn Văn Minh, thôn An Bình, xã Cam Thanh huyện Cam Lộ cho biết thêm:

PV: Minh

Hiền: NQ  này, ngày xưa, khi chưa có máy cắt thì mùa gặt là mùa bận rộn nhất của nhà nông đúng không nào?

Q: Tất nhiên rồi chị Hiền. Tất bật, rộn ràng, gần như cả ngày lẫn đêm. Q nghe mẹ Q kể, ngày mùa bắt đầu từ 3-4 giờ sáng và kết thúc đến 7-8 giờ tối. Từ khuya, người phụ nữ của gia đình đã dậy lo cơm, canh, bánh tráng, bánh bèo, rau sống, nước uống, v.v... đấy là những món thường gặp nhất trên cánh đồng gặt, gia chủ "hào phóng" sẽ thêm trái dưa hấu tráng miệng, sang hơn thì được uống đá chanh (hoặc nước mía) buổi trưa, nhưng rất ít. Theo phân công thì những người cắt lúa ra ruộng trước, khi trời chưa kịp sáng, cắt được nửa đám thì mặt trời cũng lên cao. Vừa kịp giờ ăn sáng nên gia chủ dọn ăn tại ruộng.

Hiền: Ngày nay thì có máy móc hỗ trợ nên bà con đỡ vất vả hơn mà năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có chổ ở tỉnh ta cứ đến mùa là phải gặt lúa vào ban đêm đó Q. Q biết đó là vùng quê nào không?

Q: Nếu Q đoán ko lầm thì đó là Vĩnh Linh đúng ko nào?

Hiền: Chính xác. Một phần là vì bà con gặt đêm để kịp tiến độ vụ mới. Nhưng mặt khác nhiều nơi nông dân thích thu hoạch lúa vào ban đêm để tránh tiết trời nắng nóng. Và gặt đêm cũng náo nhiệt và hiệu quả cũng cao. Trước đây, vào đêm trăng sáng, nam nữ thanh niên hẹn hò nhau ra đồng thu hoạch lúa, hồi đó chủ yếu gặt bằng sức người nên sinh ra câu chuyện mướn công, gặt vàn, bạn gặt theo cách gọi từng vùng. Cứ chập tối, những gia đình thiếu nhân công bắt đầu đi đến từng nhà trong làng í ới gọi người gặt giúp. Thông thường mọi người đều vui vẻ nhận lời và coi đây một sự tín nhiệm đối với tay gặt. Một điểm chung đầy nhân văn là không bao giờ người gặt giúp nhận tiền công hay quà cáp dưới mọi hình thức mà thường được gia chủ chiêu đãi một bữa cơm gạo mới đầu mùa với cá đồng cuối vụ kho tiêu cay, giải nhiệt bằng bát canh bầu nấu với cua, tép đồng, một bữa cơm đạm bạc mà ấm áp tình người chốn quê.

Q: Q nghĩ văn hóa gặt lúa đêm và cách mướn công mang đặc trưng riêng gắn với điều kiện địa lý từng vùng. Như ở các xã trũng huyện Hải Lăng, có 6 tháng nước lũ ngập trắng đồng nên cách làm nông mang đậm bản sắc của người dân Nam Bộ. Trung bình một năm, người dân đối mặt với khoảng 4-6 cơn lũ tiểu mãn và chính vụ. Thế nên lịch thời vụ chính xác đến từng ngày, một sai sót có thể khiến cánh đồng lúa hàng trăm héc ta ngập sâu trong nước. Câu “Thà xanh nhà hơn già đồng” hay “Sống chung với lũ” bắt nguồn từ vùng trũng này. Chính đặc điểm này mà việc huy động nhân công thu hoạch lúa đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên các xã như Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thành… hầu hết nam nữ thanh niên đều vào các tỉnh phía nam làm ăn. Thế nên nông dân phải thuê thợ gặt từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An tới giúp công.

Hiền: Trở lại câu chuyện gặt lúa đêm ở Vĩnh Linh, thì qua tìm hiểu tôi được biết là do diện tích lúa khá lớn, vài chục máy gặt chạy hết công suất vẫn không đáp ứng lịch thời vụ, bởi thế nên phải gặt đêm. Trước kia tuốt lúa bằng máy thủ công, hoặc dùng trâu bò dẫm thâu đêm. Nay sử dụng máy gặt đập liên hợp, nhưng mắc nhược điểm không thể tách hết hạt khi cây lúa ướt nên sương xuống phải dừng máy. Đám ruộng nào thân lúa bị lốc xoáy ngả nghiêng thì máy này cũng “bó tay”. Thế là phải kéo điện gặt đêm bằng sức người, cũng hò ca đối đáp rất là vui vẻ. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của thời tiết xấu nên có lẽ những đêm gặt lúa rộn tiếng cười ko xuất hiện nhiều trên những cánh đồng ở Vĩnh Linh. Chị Nguyễn Thị Hằng ở Vĩnh Thủy Vĩnh Linh nói thêm:

PV: Hằng

Q: Quý vị thân mến! Mùa gặt nói mãi cũng ko hết chuyện. Tuy nhiên, cũng đâu phải lúa hột về tới nhà là hết chuyện. Hết lúa tới rơm. Lúa tuốt xong thì phải tìm chỗ phơi rơm, rơm để ủ qua đêm sáng dậy sẽ ẩm mốc. Trình tự như vậy nên vào mùa, mỗi ngày của người nông dân thời gian làm việc bằng hai, ba ngày thường. Và trong phần tiếp theo của CT chúng ta sẽ cùng bàn về rơm mùa gặt quý vị nhé!

Nhặc cắt: Quảng Trị những điểm đến

Rơm mùa gặt

Hiền: Quý vị và các bạn thân mến! Có một hình ảnh khó quên vào những mùa gặt, ấy là rơm vàng. Một chiều đầy nắng và gió, nếu quý vị và các bạn về thôn quê, sẽ không khó để bắt gặp rơm rạ trải khắp mọi miền quê sau mùa gặt. Rơm rơi vãi trên bờ ruộng, trên những lối đi. Rơm trải đầy trên những mảnh đất trống trong vườn. Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân luôn mong nắng lên, nắng phải thật giòn, thật rực rỡ để thóc được khén và rơm được khô. Những đường xóm, ngõ thôn sẽ đầy rơm và vấn vít hương lúa mới. Trẻ con trong làng sẽ ra chạy nhảy, ném rơm lên không trung và nhắm mắt cho rơm phủ lên tóc tai, quần áo rồi răng rắc cười. Đâu đó, trên những đám ruộng khô, bên vệ đường thôn xóm, người nông dân vẫn miệt mài xốc rơm dọn cất.

Q: Mùi khói rạ, mùi thơm thoang thoảng của rơm vừa khô, dáng vẻ cần mẫn của người nông dân khi xốc rơm chất lên xe dưới ánh nắng chiều… tất cả sẽ khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống thật bình yên và đáng trân trọng biết bao. Nhìn những xe rơm nối nhau theo chân người nông dân về nhà và đâu đó trong những ngôi làng, thấp thoáng những cây rơm vàng óng đã được xây lên vậm vạp, chúng ta như thấy được sự no đủ của mùa màng toả lan trước mắt. Bất giác, một cảm giác biết ơn ruộng đồng, biết ơn rơm rạ dâng ngập lòng chúng ta chị Thái Hiền ạ.

Hiền: Vâng! Rơm là một hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân. Cách đây mấy ngày Hiền đã có dịp về xã Hải Ba huyện Hải Lăng để tìm hiểu và câu chuyện giữa Hiền với bác Nguyễn Hữu Vọng ở thôn Đan Nghi xã Hải Ba huyện HL khi bác đang gom rơm ngoài đồng sẽ giúp quý vị hiểu hơn phần nào về rơm vàng mùa gặt:

PV: Vọng

Q: Cảm ơn chị Hiền và bác Vọng về những trao đổi vừa rồi. Và Q nghĩ nhắc đến rơm vàng thì không thể nào quên những “cây rơm” mà nhà nào ở quê cũng có đúng không ạ? Đầu thôn, cuối xóm, rơm ngự trị và vươn cao có khi bằng mái nhà, cột ăng ten. Cây rơm to, nhỏ đều có một chỗ đứng chễm chệ bên từng ngôi nhà, từng góc sân, từng khoảng vườn. Anh Lê Hữu Vang ở Hải Ba – HL sẽ cho chúng ta biết về các công đoạn xây rơm của bà con nông dân là như thế nào

PV: Vang

Q: Ngoài làm thức ăn cho gia súc, là thảm giữ ấm cho gia súc vào mùa đông hay làm chất đốt thì ngày xưa rơm còn được trộn với đất để làm tường nhà, rơm được dùng để ủ chín trái cây …Rồi rơm cũng có thể bện thành những tấm thảm ngồi mùa đông cho đỡ lạnh, làm chổi để quét nhà, hay bện thành những con cúi để giữ lửa… Rơm còn được chất thành vồng để nuôi nấm rơm …

Hiền: Đúng là có quá nhiều công dụng mà rơm mang lại cho người nông dân, hèn gì Hiền thấy là song song cùng với việc phơi lúa cho thật khô thì xây rơm cũng là một trong những việc quan trọng của nhà nông. Cây rơm nơi góc vườn, nói một cách hoa văn còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều kỷ niệm. Đó chính là nơi lũ trẻ con thoả thích chơi trò trốn tìm. Có đứa trốn kỹ quá, ngủ quên trong hốc nhỏ của cây rơm suốt cả ban trưa mà mơ màng ngỡ mình đang bay trên đồng lúa vàng thơm ngát.

Q: Chị Hiền này, Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú từng có những câu thơ rất hay về cây rơm:

“Cây rơm không có lá

Nở một giấc mơ vàng

Cọng rơm gầy gò quá

Nuôi chín bao mùa màng”.

Hiền: Vâng! Đó là cái nhìn rất tinh tế và nhân hậu. Bởi thân rơm khi đã dâng hết vị ngọt ngon nuôi dưỡng mùa màng sẽ trở về trong đời sống người nông dân bằng dáng vẻ xơ xác, gầy gò. Tuy nhiên, ẩn sâu trong nó vẫn là những nồng đượm, thơm tho. Riêng Hiền thấy mình thật may mắn khi sống ở phố mà vẫn có thể dễ dàng gặp lại mùa gặt, dễ dàng tận hưởng mùi hương đồng nội. Và trong những mùa lúa mới, giữa hương thơm rơm rạ, tôi tin, những bước chân ra đi từ làng chắc chắn sẽ luôn thao thiết trở về trong hương lúa hương rơm, trong tình yêu thiết tha dành cho đồng ruộng…

Nhạc cắt: Quảng Trị trong tôi

Tình ca trên lúa

Q: Thưa quý vị! Nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ được sinh ra tại làng Bích Khê, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Phủ, một dòng họ khoa bảng lẫy lừng ở tỉnh ta. Năm 1951, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ.Trong khoảng 500 ca khúc thuộc nhiều thể loại của Hoàng Thi Thơ, những ca khúc tình cảm chiếm số lượng khá dồi dào. Trong số những nhạc phẩm này phải kể đến những ca khúc rất thành công như: Tà áo cưới, Rong chơi cuối trời quên lãng, Hỏi người còn nhớ đến ta, Niềm đau của cát, Hình ảnh người em không đợi, Xe hoa một chiếc, Tango nhớ...

Hiền: Nhạc tình của Hoàng Thi Thơ không chỉ hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa ở trong nhiều trạng thái tình cảm khác biệt, mà còn được đặt vào một bối cảnh thiên nhiên với những cánh đồng lúa mênh mông, những nhịp cầu tre, với những đêm trăng sáng, với những câu hò đượm tình dân tộc như qua những nhạc phẩm như: Rước tình về với quê hương, Gạo trắng trăng thanh, Đường xưa lối cũ, và đặc biệt là Tình ca trên lúa mà quý vị sẽ nghe sau đây.. Những nhạc phẩm sau ra đời từ rất lâu, tuy nhiên đã nói lên được phần nào tâm trạng của ông khi trở về thăm làng Bích Khê vào năm 1993 là nơi ông đã chào đời.

Q: Càng về sau, người ta càng vỡ lẽ ra trước sự biến hóa của dòng nhạc của nhạc sĩ họ Hoàng qua đủ mọi thể loại, đủ mọi tiết điệu, trẻ trung như trong Túp lều lý tưởng, Đời bỗng dưng vui... Khi so sánh các tác phẩm của ông, người ta cảm thấy bất ngờ về sự đa dạng trong các sáng tác, và có thể nói rằng ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm tạo được dấu ấn mạnh mẽ với người nghe.

Hiền: Và mời quý vị cùng thưởng thức Tình ca trên lúa của Hoàng Thi Thơ qua tiếng hát của đôi song ca Giáng Tiên – Lâm Quang Long.

Q: Quý vị và các bạn thân mến! Những giai điệu hay, lời ca đẹp của bài hát Tình ca trên lúa cũng đã khép lại 15 phút QTDK tuần này với chủ đề Mùa Gặt

Hiền: Thái Hiền và NQ kính chào tạm biệt quý vị! Hẹn gặp lại vào thứ 5 tuần sau!

 

 

 

 

QUẢNG TRỊ DU KÝ

Phát sóng ngày thứ 5 19/9/2018

Thời lượng: 15’

Kịch bản: Thái Hiền

Thể hiện: Thái Hiền – NQ

Nhạc hiệu: Quảng Trị du ký

Hiền: Thái Hiền và NQ của QTDK xin kính chào quý vị và các bạn! Chúc quý vị có một buổi chiều nhiều niềm vui cùng với những khám phá thú vị mà QTDK sẽ chuyển đến quý vị ngay sau đây.

Q: Thưa quý vị! Nắng tháng 8 rám trái bưởi - ấy cũng là lúc nhiều miền quê ở Quảng Trị bắt đầu mùa gặt hè thu. Từ hơn nửa tháng nay nếu có dịp tạt ngang dọc đường quê của các huyện trong tỉnh hẳn quý vị sẽ thấy không khí nhộn nhịp tất bật của nông dân trên đồng ruộng.

Hiền: Vâng!  Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Không biết NQ thì sao chứ riêng Hiền thì nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm. Chiều về trong ánh hoàng hôn, mùi rạ rơm nồng ấm đất đồng dậy lên, rồi từ mái nhà ai cũng có những làn khói lam bay lên trời xanh. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... một cảm giác thật là khó tả đó NQ

Q: Uh. Ai đó hay gọi mùa gặt lúa là “mùa vàng ”, Q nghĩ là cũng phải thôi, bởi những bông lúa trĩu nặng là thành quả của bao tháng ngày mong chờ, chăm sóc, có cả trong đó những giọt mồ hôi, sự mong mỏi, hy vọng vào một ngày mùa no đủ của bà con nông dân.  Và chủ đề của QTDK tuần này cũng sẽ xoay quanh mùa gặt – mùa vàng của bà con nông dân QT. Xin mời quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi qua các tiểu mục sau đây.

Nhạc cắt tiểu mục: Qua những miền quê

Mùa gặt

Q: Thưa quý vị và các bạn! Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 31-8 đến ngày 4-9 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa to, gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm thiệt hại cơ sở vật chất và sản xuất nông nghiệp của một số địa phương. Toàn tỉnh Quảng Trị có 22.580 ha lúa hè thu, trước mùa mưa lũ đã thu hoạch được gần 18.097 còn lại khoảng 4.483 ha chưa thu hoạch được. Trong đó, có gần 2.000 ha lúa của nông dân các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong... bị ngập nặng. Hiện các địa phương đang tích cực khắc phục, tập trung nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch cứu lúa mùa đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

H: Cũng thật buồn phải không NQ. Nếu thười tiết thuận lợi có lẽ bà con mình đã có một vụ mùa bội thu, niềm vui sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, ngay khi lũ rút, người dân tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ… đã hối hả ra đồng gặt lúa. Nhiều ruộng lúa mới chín được 70- 80% nhưng bị ngập trong nhiều ngày, bùn đất bám và đổ dập cũng được người dân thu hoạch về để cố gắng vớt vát phần nào. Ông Nguyễn Văn Minh, thôn An Bình, xã Cam Thanh huyện Cam Lộ cho biết thêm:

PV: Minh

Hiền: NQ  này, ngày xưa, khi chưa có máy cắt thì mùa gặt là mùa bận rộn nhất của nhà nông đúng không nào?

Q: Tất nhiên rồi chị Hiền. Tất bật, rộn ràng, gần như cả ngày lẫn đêm. Q nghe mẹ Q kể, ngày mùa bắt đầu từ 3-4 giờ sáng và kết thúc đến 7-8 giờ tối. Từ khuya, người phụ nữ của gia đình đã dậy lo cơm, canh, bánh tráng, bánh bèo, rau sống, nước uống, v.v... đấy là những món thường gặp nhất trên cánh đồng gặt, gia chủ "hào phóng" sẽ thêm trái dưa hấu tráng miệng, sang hơn thì được uống đá chanh (hoặc nước mía) buổi trưa, nhưng rất ít. Theo phân công thì những người cắt lúa ra ruộng trước, khi trời chưa kịp sáng, cắt được nửa đám thì mặt trời cũng lên cao. Vừa kịp giờ ăn sáng nên gia chủ dọn ăn tại ruộng.

Hiền: Ngày nay thì có máy móc hỗ trợ nên bà con đỡ vất vả hơn mà năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có chổ ở tỉnh ta cứ đến mùa là phải gặt lúa vào ban đêm đó Q. Q biết đó là vùng quê nào không?

Q: Nếu Q đoán ko lầm thì đó là Vĩnh Linh đúng ko nào?

Hiền: Chính xác. Một phần là vì bà con gặt đêm để kịp tiến độ vụ mới. Nhưng mặt khác nhiều nơi nông dân thích thu hoạch lúa vào ban đêm để tránh tiết trời nắng nóng. Và gặt đêm cũng náo nhiệt và hiệu quả cũng cao. Trước đây, vào đêm trăng sáng, nam nữ thanh niên hẹn hò nhau ra đồng thu hoạch lúa, hồi đó chủ yếu gặt bằng sức người nên sinh ra câu chuyện mướn công, gặt vàn, bạn gặt theo cách gọi từng vùng. Cứ chập tối, những gia đình thiếu nhân công bắt đầu đi đến từng nhà trong làng í ới gọi người gặt giúp. Thông thường mọi người đều vui vẻ nhận lời và coi đây một sự tín nhiệm đối với tay gặt. Một điểm chung đầy nhân văn là không bao giờ người gặt giúp nhận tiền công hay quà cáp dưới mọi hình thức mà thường được gia chủ chiêu đãi một bữa cơm gạo mới đầu mùa với cá đồng cuối vụ kho tiêu cay, giải nhiệt bằng bát canh bầu nấu với cua, tép đồng, một bữa cơm đạm bạc mà ấm áp tình người chốn quê.

Q: Q nghĩ văn hóa gặt lúa đêm và cách mướn công mang đặc trưng riêng gắn với điều kiện địa lý từng vùng. Như ở các xã trũng huyện Hải Lăng, có 6 tháng nước lũ ngập trắng đồng nên cách làm nông mang đậm bản sắc của người dân Nam Bộ. Trung bình một năm, người dân đối mặt với khoảng 4-6 cơn lũ tiểu mãn và chính vụ. Thế nên lịch thời vụ chính xác đến từng ngày, một sai sót có thể khiến cánh đồng lúa hàng trăm héc ta ngập sâu trong nước. Câu “Thà xanh nhà hơn già đồng” hay “Sống chung với lũ” bắt nguồn từ vùng trũng này. Chính đặc điểm này mà việc huy động nhân công thu hoạch lúa đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên các xã như Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thành… hầu hết nam nữ thanh niên đều vào các tỉnh phía nam làm ăn. Thế nên nông dân phải thuê thợ gặt từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An tới giúp công.

Hiền: Trở lại câu chuyện gặt lúa đêm ở Vĩnh Linh, thì qua tìm hiểu tôi được biết là do diện tích lúa khá lớn, vài chục máy gặt chạy hết công suất vẫn không đáp ứng lịch thời vụ, bởi thế nên phải gặt đêm. Trước kia tuốt lúa bằng máy thủ công, hoặc dùng trâu bò dẫm thâu đêm. Nay sử dụng máy gặt đập liên hợp, nhưng mắc nhược điểm không thể tách hết hạt khi cây lúa ướt nên sương xuống phải dừng máy. Đám ruộng nào thân lúa bị lốc xoáy ngả nghiêng thì máy này cũng “bó tay”. Thế là phải kéo điện gặt đêm bằng sức người, cũng hò ca đối đáp rất là vui vẻ. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của thời tiết xấu nên có lẽ những đêm gặt lúa rộn tiếng cười ko xuất hiện nhiều trên những cánh đồng ở Vĩnh Linh. Chị Nguyễn Thị Hằng ở Vĩnh Thủy Vĩnh Linh nói thêm:

PV: Hằng

Q: Quý vị thân mến! Mùa gặt nói mãi cũng ko hết chuyện. Tuy nhiên, cũng đâu phải lúa hột về tới nhà là hết chuyện. Hết lúa tới rơm. Lúa tuốt xong thì phải tìm chỗ phơi rơm, rơm để ủ qua đêm sáng dậy sẽ ẩm mốc. Trình tự như vậy nên vào mùa, mỗi ngày của người nông dân thời gian làm việc bằng hai, ba ngày thường. Và trong phần tiếp theo của CT chúng ta sẽ cùng bàn về rơm mùa gặt quý vị nhé!

Nhặc cắt: Quảng Trị những điểm đến

Rơm mùa gặt

Hiền: Quý vị và các bạn thân mến! Có một hình ảnh khó quên vào những mùa gặt, ấy là rơm vàng. Một chiều đầy nắng và gió, nếu quý vị và các bạn về thôn quê, sẽ không khó để bắt gặp rơm rạ trải khắp mọi miền quê sau mùa gặt. Rơm rơi vãi trên bờ ruộng, trên những lối đi. Rơm trải đầy trên những mảnh đất trống trong vườn. Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân luôn mong nắng lên, nắng phải thật giòn, thật rực rỡ để thóc được khén và rơm được khô. Những đường xóm, ngõ thôn sẽ đầy rơm và vấn vít hương lúa mới. Trẻ con trong làng sẽ ra chạy nhảy, ném rơm lên không trung và nhắm mắt cho rơm phủ lên tóc tai, quần áo rồi răng rắc cười. Đâu đó, trên những đám ruộng khô, bên vệ đường thôn xóm, người nông dân vẫn miệt mài xốc rơm dọn cất.

Q: Mùi khói rạ, mùi thơm thoang thoảng của rơm vừa khô, dáng vẻ cần mẫn của người nông dân khi xốc rơm chất lên xe dưới ánh nắng chiều… tất cả sẽ khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống thật bình yên và đáng trân trọng biết bao. Nhìn những xe rơm nối nhau theo chân người nông dân về nhà và đâu đó trong những ngôi làng, thấp thoáng những cây rơm vàng óng đã được xây lên vậm vạp, chúng ta như thấy được sự no đủ của mùa màng toả lan trước mắt. Bất giác, một cảm giác biết ơn ruộng đồng, biết ơn rơm rạ dâng ngập lòng chúng ta chị Thái Hiền ạ.

Hiền: Vâng! Rơm là một hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân. Cách đây mấy ngày Hiền đã có dịp về xã Hải Ba huyện Hải Lăng để tìm hiểu và câu chuyện giữa Hiền với bác Nguyễn Hữu Vọng ở thôn Đan Nghi xã Hải Ba huyện HL khi bác đang gom rơm ngoài đồng sẽ giúp quý vị hiểu hơn phần nào về rơm vàng mùa gặt:

PV: Vọng

Q: Cảm ơn chị Hiền và bác Vọng về những trao đổi vừa rồi. Và Q nghĩ nhắc đến rơm vàng thì không thể nào quên những “cây rơm” mà nhà nào ở quê cũng có đúng không ạ? Đầu thôn, cuối xóm, rơm ngự trị và vươn cao có khi bằng mái nhà, cột ăng ten. Cây rơm to, nhỏ đều có một chỗ đứng chễm chệ bên từng ngôi nhà, từng góc sân, từng khoảng vườn. Anh Lê Hữu Vang ở Hải Ba – HL sẽ cho chúng ta biết về các công đoạn xây rơm của bà con nông dân là như thế nào

PV: Vang

Q: Ngoài làm thức ăn cho gia súc, là thảm giữ ấm cho gia súc vào mùa đông hay làm chất đốt thì ngày xưa rơm còn được trộn với đất để làm tường nhà, rơm được dùng để ủ chín trái cây …Rồi rơm cũng có thể bện thành những tấm thảm ngồi mùa đông cho đỡ lạnh, làm chổi để quét nhà, hay bện thành những con cúi để giữ lửa… Rơm còn được chất thành vồng để nuôi nấm rơm …

Hiền: Đúng là có quá nhiều công dụng mà rơm mang lại cho người nông dân, hèn gì Hiền thấy là song song cùng với việc phơi lúa cho thật khô thì xây rơm cũng là một trong những việc quan trọng của nhà nông. Cây rơm nơi góc vườn, nói một cách hoa văn còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều kỷ niệm. Đó chính là nơi lũ trẻ con thoả thích chơi trò trốn tìm. Có đứa trốn kỹ quá, ngủ quên trong hốc nhỏ của cây rơm suốt cả ban trưa mà mơ màng ngỡ mình đang bay trên đồng lúa vàng thơm ngát.

Q: Chị Hiền này, Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú từng có những câu thơ rất hay về cây rơm:

“Cây rơm không có lá

Nở một giấc mơ vàng

Cọng rơm gầy gò quá

Nuôi chín bao mùa màng”.

Hiền: Vâng! Đó là cái nhìn rất tinh tế và nhân hậu. Bởi thân rơm khi đã dâng hết vị ngọt ngon nuôi dưỡng mùa màng sẽ trở về trong đời sống người nông dân bằng dáng vẻ xơ xác, gầy gò. Tuy nhiên, ẩn sâu trong nó vẫn là những nồng đượm, thơm tho. Riêng Hiền thấy mình thật may mắn khi sống ở phố mà vẫn có thể dễ dàng gặp lại mùa gặt, dễ dàng tận hưởng mùi hương đồng nội. Và trong những mùa lúa mới, giữa hương thơm rơm rạ, tôi tin, những bước chân ra đi từ làng chắc chắn sẽ luôn thao thiết trở về trong hương lúa hương rơm, trong tình yêu thiết tha dành cho đồng ruộng…

Nhạc cắt: Quảng Trị trong tôi

Tình ca trên lúa

Q: Thưa quý vị! Nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ được sinh ra tại làng Bích Khê, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Phủ, một dòng họ khoa bảng lẫy lừng ở tỉnh ta. Năm 1951, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ.Trong khoảng 500 ca khúc thuộc nhiều thể loại của Hoàng Thi Thơ, những ca khúc tình cảm chiếm số lượng khá dồi dào. Trong số những nhạc phẩm này phải kể đến những ca khúc rất thành công như: Tà áo cưới, Rong chơi cuối trời quên lãng, Hỏi người còn nhớ đến ta, Niềm đau của cát, Hình ảnh người em không đợi, Xe hoa một chiếc, Tango nhớ...

Hiền: Nhạc tình của Hoàng Thi Thơ không chỉ hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa ở trong nhiều trạng thái tình cảm khác biệt, mà còn được đặt vào một bối cảnh thiên nhiên với những cánh đồng lúa mênh mông, những nhịp cầu tre, với những đêm trăng sáng, với những câu hò đượm tình dân tộc như qua những nhạc phẩm như: Rước tình về với quê hương, Gạo trắng trăng thanh, Đường xưa lối cũ, và đặc biệt là Tình ca trên lúa mà quý vị sẽ nghe sau đây.. Những nhạc phẩm sau ra đời từ rất lâu, tuy nhiên đã nói lên được phần nào tâm trạng của ông khi trở về thăm làng Bích Khê vào năm 1993 là nơi ông đã chào đời.

Q: Càng về sau, người ta càng vỡ lẽ ra trước sự biến hóa của dòng nhạc của nhạc sĩ họ Hoàng qua đủ mọi thể loại, đủ mọi tiết điệu, trẻ trung như trong Túp lều lý tưởng, Đời bỗng dưng vui... Khi so sánh các tác phẩm của ông, người ta cảm thấy bất ngờ về sự đa dạng trong các sáng tác, và có thể nói rằng ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm tạo được dấu ấn mạnh mẽ với người nghe.

Hiền: Và mời quý vị cùng thưởng thức Tình ca trên lúa của Hoàng Thi Thơ qua tiếng hát của đôi song ca Giáng Tiên – Lâm Quang Long.

Q: Quý vị và các bạn thân mến! Những giai điệu hay, lời ca đẹp của bài hát Tình ca trên lúa cũng đã khép lại 15 phút QTDK tuần này với chủ đề Mùa Gặt

Hiền: Thái Hiền và NQ kính chào tạm biệt quý vị! Hẹn gặp lại vào thứ 5 tuần sau!

 

 

 

 

 

QUẢNG TRỊ DU KÝ

Phát sóng ngày thứ 5 19/9/2018

Thời lượng: 15’

Kịch bản: Thái Hiền

Thể hiện: Thái Hiền – NQ

Nhạc hiệu: Quảng Trị du ký

Hiền: Thái Hiền và NQ của QTDK xin kính chào quý vị và các bạn! Chúc quý vị có một buổi chiều nhiều niềm vui cùng với những khám phá thú vị mà QTDK sẽ chuyển đến quý vị ngay sau đây.

Q: Thưa quý vị! Nắng tháng 8 rám trái bưởi - ấy cũng là lúc nhiều miền quê ở Quảng Trị bắt đầu mùa gặt hè thu. Từ hơn nửa tháng nay nếu có dịp tạt ngang dọc đường quê của các huyện trong tỉnh hẳn quý vị sẽ thấy không khí nhộn nhịp tất bật của nông dân trên đồng ruộng.

Hiền: Vâng!  Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Không biết NQ thì sao chứ riêng Hiền thì nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm. Chiều về trong ánh hoàng hôn, mùi rạ rơm nồng ấm đất đồng dậy lên, rồi từ mái nhà ai cũng có những làn khói lam bay lên trời xanh. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... một cảm giác thật là khó tả đó NQ

Q: Uh. Ai đó hay gọi mùa gặt lúa là “mùa vàng ”, Q nghĩ là cũng phải thôi, bởi những bông lúa trĩu nặng là thành quả của bao tháng ngày mong chờ, chăm sóc, có cả trong đó những giọt mồ hôi, sự mong mỏi, hy vọng vào một ngày mùa no đủ của bà con nông dân.  Và chủ đề của QTDK tuần này cũng sẽ xoay quanh mùa gặt – mùa vàng của bà con nông dân QT. Xin mời quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi qua các tiểu mục sau đây.

Nhạc cắt tiểu mục: Qua những miền quê

Mùa gặt

Q: Thưa quý vị và các bạn! Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 31-8 đến ngày 4-9 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa to, gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm thiệt hại cơ sở vật chất và sản xuất nông nghiệp của một số địa phương. Toàn tỉnh Quảng Trị có 22.580 ha lúa hè thu, trước mùa mưa lũ đã thu hoạch được gần 18.097 còn lại khoảng 4.483 ha chưa thu hoạch được. Trong đó, có gần 2.000 ha lúa của nông dân các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong... bị ngập nặng. Hiện các địa phương đang tích cực khắc phục, tập trung nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch cứu lúa mùa đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

H: Cũng thật buồn phải không NQ. Nếu thười tiết thuận lợi có lẽ bà con mình đã có một vụ mùa bội thu, niềm vui sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, ngay khi lũ rút, người dân tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ… đã hối hả ra đồng gặt lúa. Nhiều ruộng lúa mới chín được 70- 80% nhưng bị ngập trong nhiều ngày, bùn đất bám và đổ dập cũng được người dân thu hoạch về để cố gắng vớt vát phần nào. Ông Nguyễn Văn Minh, thôn An Bình, xã Cam Thanh huyện Cam Lộ cho biết thêm:

PV: Minh

Hiền: NQ  này, ngày xưa, khi chưa có máy cắt thì mùa gặt là mùa bận rộn nhất của nhà nông đúng không nào?

Q: Tất nhiên rồi chị Hiền. Tất bật, rộn ràng, gần như cả ngày lẫn đêm. Q nghe mẹ Q kể, ngày mùa bắt đầu từ 3-4 giờ sáng và kết thúc đến 7-8 giờ tối. Từ khuya, người phụ nữ của gia đình đã dậy lo cơm, canh, bánh tráng, bánh bèo, rau sống, nước uống, v.v... đấy là những món thường gặp nhất trên cánh đồng gặt, gia chủ "hào phóng" sẽ thêm trái dưa hấu tráng miệng, sang hơn thì được uống đá chanh (hoặc nước mía) buổi trưa, nhưng rất ít. Theo phân công thì những người cắt lúa ra ruộng trước, khi trời chưa kịp sáng, cắt được nửa đám thì mặt trời cũng lên cao. Vừa kịp giờ ăn sáng nên gia chủ dọn ăn tại ruộng.

Hiền: Ngày nay thì có máy móc hỗ trợ nên bà con đỡ vất vả hơn mà năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có chổ ở tỉnh ta cứ đến mùa là phải gặt lúa vào ban đêm đó Q. Q biết đó là vùng quê nào không?

Q: Nếu Q đoán ko lầm thì đó là Vĩnh Linh đúng ko nào?

Hiền: Chính xác. Một phần là vì bà con gặt đêm để kịp tiến độ vụ mới. Nhưng mặt khác nhiều nơi nông dân thích thu hoạch lúa vào ban đêm để tránh tiết trời nắng nóng. Và gặt đêm cũng náo nhiệt và hiệu quả cũng cao. Trước đây, vào đêm trăng sáng, nam nữ thanh niên hẹn hò nhau ra đồng thu hoạch lúa, hồi đó chủ yếu gặt bằng sức người nên sinh ra câu chuyện mướn công, gặt vàn, bạn gặt theo cách gọi từng vùng. Cứ chập tối, những gia đình thiếu nhân công bắt đầu đi đến từng nhà trong làng í ới gọi người gặt giúp. Thông thường mọi người đều vui vẻ nhận lời và coi đây một sự tín nhiệm đối với tay gặt. Một điểm chung đầy nhân văn là không bao giờ người gặt giúp nhận tiền công hay quà cáp dưới mọi hình thức mà thường được gia chủ chiêu đãi một bữa cơm gạo mới đầu mùa với cá đồng cuối vụ kho tiêu cay, giải nhiệt bằng bát canh bầu nấu với cua, tép đồng, một bữa cơm đạm bạc mà ấm áp tình người chốn quê.

Q: Q nghĩ văn hóa gặt lúa đêm và cách mướn công mang đặc trưng riêng gắn với điều kiện địa lý từng vùng. Như ở các xã trũng huyện Hải Lăng, có 6 tháng nước lũ ngập trắng đồng nên cách làm nông mang đậm bản sắc của người dân Nam Bộ. Trung bình một năm, người dân đối mặt với khoảng 4-6 cơn lũ tiểu mãn và chính vụ. Thế nên lịch thời vụ chính xác đến từng ngày, một sai sót có thể khiến cánh đồng lúa hàng trăm héc ta ngập sâu trong nước. Câu “Thà xanh nhà hơn già đồng” hay “Sống chung với lũ” bắt nguồn từ vùng trũng này. Chính đặc điểm này mà việc huy động nhân công thu hoạch lúa đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên các xã như Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thành… hầu hết nam nữ thanh niên đều vào các tỉnh phía nam làm ăn. Thế nên nông dân phải thuê thợ gặt từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An tới giúp công.

Hiền: Trở lại câu chuyện gặt lúa đêm ở Vĩnh Linh, thì qua tìm hiểu tôi được biết là do diện tích lúa khá lớn, vài chục máy gặt chạy hết công suất vẫn không đáp ứng lịch thời vụ, bởi thế nên phải gặt đêm. Trước kia tuốt lúa bằng máy thủ công, hoặc dùng trâu bò dẫm thâu đêm. Nay sử dụng máy gặt đập liên hợp, nhưng mắc nhược điểm không thể tách hết hạt khi cây lúa ướt nên sương xuống phải dừng máy. Đám ruộng nào thân lúa bị lốc xoáy ngả nghiêng thì máy này cũng “bó tay”. Thế là phải kéo điện gặt đêm bằng sức người, cũng hò ca đối đáp rất là vui vẻ. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của thời tiết xấu nên có lẽ những đêm gặt lúa rộn tiếng cười ko xuất hiện nhiều trên những cánh đồng ở Vĩnh Linh. Chị Nguyễn Thị Hằng ở Vĩnh Thủy Vĩnh Linh nói thêm:

PV: Hằng

Q: Quý vị thân mến! Mùa gặt nói mãi cũng ko hết chuyện. Tuy nhiên, cũng đâu phải lúa hột về tới nhà là hết chuyện. Hết lúa tới rơm. Lúa tuốt xong thì phải tìm chỗ phơi rơm, rơm để ủ qua đêm sáng dậy sẽ ẩm mốc. Trình tự như vậy nên vào mùa, mỗi ngày của người nông dân thời gian làm việc bằng hai, ba ngày thường. Và trong phần tiếp theo của CT chúng ta sẽ cùng bàn về rơm mùa gặt quý vị nhé!

Nhặc cắt: Quảng Trị những điểm đến

Rơm mùa gặt

Hiền: Quý vị và các bạn thân mến! Có một hình ảnh khó quên vào những mùa gặt, ấy là rơm vàng. Một chiều đầy nắng và gió, nếu quý vị và các bạn về thôn quê, sẽ không khó để bắt gặp rơm rạ trải khắp mọi miền quê sau mùa gặt. Rơm rơi vãi trên bờ ruộng, trên những lối đi. Rơm trải đầy trên những mảnh đất trống trong vườn. Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân luôn mong nắng lên, nắng phải thật giòn, thật rực rỡ để thóc được khén và rơm được khô. Những đường xóm, ngõ thôn sẽ đầy rơm và vấn vít hương lúa mới. Trẻ con trong làng sẽ ra chạy nhảy, ném rơm lên không trung và nhắm mắt cho rơm phủ lên tóc tai, quần áo rồi răng rắc cười. Đâu đó, trên những đám ruộng khô, bên vệ đường thôn xóm, người nông dân vẫn miệt mài xốc rơm dọn cất.

Q: Mùi khói rạ, mùi thơm thoang thoảng của rơm vừa khô, dáng vẻ cần mẫn của người nông dân khi xốc rơm chất lên xe dưới ánh nắng chiều… tất cả sẽ khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống thật bình yên và đáng trân trọng biết bao. Nhìn những xe rơm nối nhau theo chân người nông dân về nhà và đâu đó trong những ngôi làng, thấp thoáng những cây rơm vàng óng đã được xây lên vậm vạp, chúng ta như thấy được sự no đủ của mùa màng toả lan trước mắt. Bất giác, một cảm giác biết ơn ruộng đồng, biết ơn rơm rạ dâng ngập lòng chúng ta chị Thái Hiền ạ.

Hiền: Vâng! Rơm là một hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân. Cách đây mấy ngày Hiền đã có dịp về xã Hải Ba huyện Hải Lăng để tìm hiểu và câu chuyện giữa Hiền với bác Nguyễn Hữu Vọng ở thôn Đan Nghi xã Hải Ba huyện HL khi bác đang gom rơm ngoài đồng sẽ giúp quý vị hiểu hơn phần nào về rơm vàng mùa gặt:

PV: Vọng

Q: Cảm ơn chị Hiền và bác Vọng về những trao đổi vừa rồi. Và Q nghĩ nhắc đến rơm vàng thì không thể nào quên những “cây rơm” mà nhà nào ở quê cũng có đúng không ạ? Đầu thôn, cuối xóm, rơm ngự trị và vươn cao có khi bằng mái nhà, cột ăng ten. Cây rơm to, nhỏ đều có một chỗ đứng chễm chệ bên từng ngôi nhà, từng góc sân, từng khoảng vườn. Anh Lê Hữu Vang ở Hải Ba – HL sẽ cho chúng ta biết về các công đoạn xây rơm của bà con nông dân là như thế nào

PV: Vang

Q: Ngoài làm thức ăn cho gia súc, là thảm giữ ấm cho gia súc vào mùa đông hay làm chất đốt thì ngày xưa rơm còn được trộn với đất để làm tường nhà, rơm được dùng để ủ chín trái cây …Rồi rơm cũng có thể bện thành những tấm thảm ngồi mùa đông cho đỡ lạnh, làm chổi để quét nhà, hay bện thành những con cúi để giữ lửa… Rơm còn được chất thành vồng để nuôi nấm rơm …

Hiền: Đúng là có quá nhiều công dụng mà rơm mang lại cho người nông dân, hèn gì Hiền thấy là song song cùng với việc phơi lúa cho thật khô thì xây rơm cũng là một trong những việc quan trọng của nhà nông. Cây rơm nơi góc vườn, nói một cách hoa văn còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều kỷ niệm. Đó chính là nơi lũ trẻ con thoả thích chơi trò trốn tìm. Có đứa trốn kỹ quá, ngủ quên trong hốc nhỏ của cây rơm suốt cả ban trưa mà mơ màng ngỡ mình đang bay trên đồng lúa vàng thơm ngát.

Q: Chị Hiền này, Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú từng có những câu thơ rất hay về cây rơm:

“Cây rơm không có lá

Nở một giấc mơ vàng

Cọng rơm gầy gò quá

Nuôi chín bao mùa màng”.

Hiền: Vâng! Đó là cái nhìn rất tinh tế và nhân hậu. Bởi thân rơm khi đã dâng hết vị ngọt ngon nuôi dưỡng mùa màng sẽ trở về trong đời sống người nông dân bằng dáng vẻ xơ xác, gầy gò. Tuy nhiên, ẩn sâu trong nó vẫn là những nồng đượm, thơm tho. Riêng Hiền thấy mình thật may mắn khi sống ở phố mà vẫn có thể dễ dàng gặp lại mùa gặt, dễ dàng tận hưởng mùi hương đồng nội. Và trong những mùa lúa mới, giữa hương thơm rơm rạ, tôi tin, những bước chân ra đi từ làng chắc chắn sẽ luôn thao thiết trở về trong hương lúa hương rơm, trong tình yêu thiết tha dành cho đồng ruộng…

Nhạc cắt: Quảng Trị trong tôi

Tình ca trên lúa

Q: Thưa quý vị! Nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ được sinh ra tại làng Bích Khê, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Phủ, một dòng họ khoa bảng lẫy lừng ở tỉnh ta. Năm 1951, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ.Trong khoảng 500 ca khúc thuộc nhiều thể loại của Hoàng Thi Thơ, những ca khúc tình cảm chiếm số lượng khá dồi dào. Trong số những nhạc phẩm này phải kể đến những ca khúc rất thành công như: Tà áo cưới, Rong chơi cuối trời quên lãng, Hỏi người còn nhớ đến ta, Niềm đau của cát, Hình ảnh người em không đợi, Xe hoa một chiếc, Tango nhớ...

Hiền: Nhạc tình của Hoàng Thi Thơ không chỉ hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa ở trong nhiều trạng thái tình cảm khác biệt, mà còn được đặt vào một bối cảnh thiên nhiên với những cánh đồng lúa mênh mông, những nhịp cầu tre, với những đêm trăng sáng, với những câu hò đượm tình dân tộc như qua những nhạc phẩm như: Rước tình về với quê hương, Gạo trắng trăng thanh, Đường xưa lối cũ, và đặc biệt là Tình ca trên lúa mà quý vị sẽ nghe sau đây.. Những nhạc phẩm sau ra đời từ rất lâu, tuy nhiên đã nói lên được phần nào tâm trạng của ông khi trở về thăm làng Bích Khê vào năm 1993 là nơi ông đã chào đời.

Q: Càng về sau, người ta càng vỡ lẽ ra trước sự biến hóa của dòng nhạc của nhạc sĩ họ Hoàng qua đủ mọi thể loại, đủ mọi tiết điệu, trẻ trung như trong Túp lều lý tưởng, Đời bỗng dưng vui... Khi so sánh các tác phẩm của ông, người ta cảm thấy bất ngờ về sự đa dạng trong các sáng tác, và có thể nói rằng ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm tạo được dấu ấn mạnh mẽ với người nghe.

Hiền: Và mời quý vị cùng thưởng thức Tình ca trên lúa của Hoàng Thi Thơ qua tiếng hát của đôi song ca Giáng Tiên – Lâm Quang Long.

Q: Quý vị và các bạn thân mến! Những giai điệu hay, lời ca đẹp của bài hát Tình ca trên lúa cũng đã khép lại 15 phút QTDK tuần này với chủ đề Mùa Gặt

Hiền: Thái Hiền và NQ kính chào tạm biệt quý vị! Hẹn gặp lại vào thứ 5 tuần sau!

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 16/09/2019 09:19 Lê Vĩnh Nhiên 18/09/2019 13:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà