Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí VNCN

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học

MC1: Kính chào quý vị và các bạn!

Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, dưới một chế độ xã hội, một nền văn hóa nào, người phụ nữ luôn đóng một vai trò quan trọng, bằng những đóng góp của họ- trong gia đình cũng như ngoài cộng đồng.

MC2: Nhân ngày thành lập Hội LHPNVN, tạp chí VNCN tuần này chúng tôi dành phần lớn thời lượng chương trình để cùng nói về hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm Văn học nghệ thuật. Mời quý vị cùng theo dõi!

Nhạc cắt

MC2: Quý vị và các bạn thân mến!

Không phải bây giờ, khi kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8-3 hay ngày thành lập Hội LHPNVN hàng năm, chúng ta mới cùng nhau bàn về vai trò, về vị trí của người phụ nữ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, với những dịp kỷ niệm như thế, hình ảnh người phụ nữ lại thêm một lần nữa được tôn vinh.

MC1: Chính vì thế mà trong thời lượng còn lại của Tạp chí VNCN ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp nhà thơ Võ Văn Luyến, để cùng ông chia sẻ những cảm xúc, về người phụ nữ Việt Nam, trong góc nhìn cá nhân của mình.

MC2: Xin chào nhà thơ Võ Văn Luyến, trước khi bắt đầu phần trò chuyện, ông có điều gì muốn nói, với những người phụ nữ của mình và các chị em phụ nữ khác không?

 Nhà thơ trả lời:

MC1:Vâng, có lẽ hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về hình ảnh của người phụ nữ VN trong văn học, bởi văn học cũng là bức tranh phản ánh cuộc sống và lịch sử của cả dân tộc, phải không ạ?

Thưa nhà thơ Võ Văn Luyến, khi nhắc đến văn học dân gian, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được thể hiện dưới những góc độ nào?

Nhà thơ trả lời:

 

MC2:Vâng, có thể nói trải qua mấy nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền trong nền văn học dân gian thông qua các nhân vật tiêu biểu như: bà Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Dóng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân... Tuy nhiên tôi nghĩ rằng nhiều hơn cả vẫn là ca dao, dân ca.

Với 2 lĩnh vực này, sự thể hiện nào làm ông tâm đắc nhất?

Nhà thơ trả lời:

 

MC1:Và qua tất cả những câu ca dao, những lời dân ca đó, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống được khắc họa với những đặc tính nổi bật nào thưa nhà thơ?

Nhà thơ trả lời:

MC1: Thưa quý vị và các bạn!

Những đặc tính nổi bật của người phụ nữ Việt Nam trong ca dao, như nhà thơ Võ Văn Luyến vừa chia sẻ, sẽ tiếp tục được giới thiệu cùng quý vị!

MC2: Đúng vậy thưa quý vị và các bạn!

Phóng sự

MC2: Hình tượng người mẹ Việt nam chính là vẻ đẹp tuyệt vời của ca dao tình cảm gia đình.

Mẹ già như áng mây trôi,

Như sương trên cỏ, như lời hát ru.

Lời hát ru vi vu trong gió,

Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.

MC1:Mẹ chính là nhịp cầu ân tình cho con gắn bó yêu thương với mọi người trong gia đình. Mẹ chính là nhân tố nền tảng tạo lập tính cách nhân phẩm đầu đời cho con. Mẹ thổi vào tâm hồn thơ bé của con những tình cảm yêu thương trong sáng ngọt ngào nhất. “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.” Mẹ ru rằng:

Cái cò đi đón cơn mưa,

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

Cò bay xuống vũng trâu đằm,

Lấy rơm làm tổ cho con cò nằm.

MC2: Trong lời ru của mẹ chứa đựng tất cả những thăng trầm nắng mưa, những hoàn cảnh xã hội. Mẹ vẽ vào tâm hồn con mình từ cảnh sắc non sông gấm vóc đến những ước mơ khát vọng sống.

Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Đông qua Xuân lại đến liền,

Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.

Giờ con chăm học, chăm làm,

Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.

Nước nhà mong đợi con ơi,

Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.

Lời mẹ ru con thấu tình đạt lý, mong muốn con hướng tới đời sống tinh thần tốt đẹp hơn…

MC1:Qua những bài dân ca-ca dao về tình cảm gia đình, cho chúng ta thấy người phụ nữ, người mẹ là nhân vật trữ tình nhất và cũng là nhân vật chịu đựng nhất, quan trọng nhất. Người phụ nữ là hạt nhân trung tâm gánh vác mọi mối quan hệ trong gia đình. Họ chính là những người vợ đảm đang, là người con dâu hiếu thảo, là người chị chăm chỉ, là người mẹ dịu hiền. Tục ngữ có một câu rất chí tình dành cho họ: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.” Có thể nói nếu không có họ thì không hình thành nên gia đình, cũng không có tổ ấm yêu thương với những đứa con tương lai cho đất nước. Đặc biệt là nếu không có họ thì không có ca dao dân ca phong phú truyền tải cho đến hôm nay và mai sau.

MC2: Vâng thưa nhà thơ Võ Văn Luyến. Đó là hình ảnh của người phụ nữ trong ca dao. Và rõ ràng với đặc điểm xã hội của thời kỳ phong kiến, người phụ nữ VN cũng chịu khá nhiều thiệt thòi. Vậy thân phận người phụ nữ và những quan điểm trọng nam khinh nữ thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn này thưa nhà thơ?

Nhà thơ trả lời:

 

MC1:Với cá nhân ông, những thân phận, những lời tâm sự, thở than của người phụ nữ, qua ca dao, qua dân ca…đã tác động như thế nào đến tư tưởng, và sau này là những sáng tác của ông?

Nhà thơ trả lời:

 

MC2: Thưa nhà thơ Võ Văn Luyến, Sau xã hội phong kiến, VN bước sang một giai đoạn phát triển mới, và vì là bức tranh phản ánh đời sống nên tôi nghĩ rằng hình ảnh người phụ nữ VN trong văn học giai đoạn này cũng có những thay đổi. Thay đổi đó là gì và nó được thể hiện như thế nào?

Nhà thơ trả lời:

MC1: Phẩm chất nào của người phụ nữ VN được thể hiện trong văn học giai đoạn này khiến ông tâm đắc nhất?

Nhà thơ trả lời:

 

MC2: Và nếu để giới thiệu đến các thính giả của Tạp chí VNCN những câu thơ khát quát một cách súc tích, độc đáo về phẩm chất, vai trò của người phụ nữ VN giai đoạn này, ông sẽ đọc những câu thơ nào?

Nhà thơ trả lời:

 

MC1:Vâng thưa quý vị, cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ nữ VN, với phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của mình, đã luôn tỏa sáng, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào. Có thể nói, con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời. Khi tạo dựng nên con người, tạo hoá ban cho nam giới và phụ nữ những đặc điểm, những cá tính, những khả năng khác nhau để giao cho họ những trọng trách khác nhau. Tạo hoá đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý, đó là làm vợ và làm mẹ. Với bất kỳ ai, hình ảnh người mẹ đều hiện hữu một cách thiêng liêng, đầy trân quý. Chẳng thế mà trong văn học, thơ ca, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ đều rất gần gủi, đẹp đẽ. Bài thơ Mẹ và Quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ đã mang đến cho nhiều người những cảm xúc đặc biệt. Bây giờ mời nhà thơ Võ Văn Luyến và QV thính giả cùng lắng nghe những vần thơ đầy hình ảnh xúc động của bài thơ này.

Ngâm bài thơ Mẹ và Quả

MC2: Vâng, thưa nhà thơ Võ Văn Luyến, đó là những câu thơ đầy xúc động của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về mẹ. Vần thơ Mẹ và quả ngân lên như lời tỉ tê tâm sự giản dị, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm với mỗi chúng ta về người mẹ yêu kính của thi sĩ. Nhưng dư âm của nó đã tạo ra những con sóng lan tỏa lâu dài trong trường tình cảm, trong ý thức của bạn đọc, từ đó mà mỗi người cần phải biết sống sao cho đúng nghĩa một con người ân tình hiếu thảo.

Cũng là 1 thi sỹ, tôi nghĩ rằng ông cũng đã có ít nhiều bài thơ nói về người phụ nữ, người mẹ, vậy nhân ngày 20-10 hôm nay, ông có thể gửi tặng cho những nữ thính giả của chương trình Tạp chí văn nghệ chủ nhật những vần thơ của mình được không?

Nhà thơ trả lời:

 

MC1:Vâng, xin cám ơn nhà thơ Võ Văn Luyến!

Quý vị và các bạn thân mến! Những điều nhà thơ Võ Văn Luyến đã trao đổi trong suốt chương trình có thể nói đã thay cho chúng ta nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về những người phụ nữ VN. Trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong kho tàng văn hóa của dân tộc, những người phụ nữ đã luôn có một vị trí trang trọng, xứng đáng với vai trò và đóng góp của mình, cho sự phát triển của xã hội.

Nhạc cắt

MC2: Quý vị và các bạn thân mến, cùng với thơ ca thì trong âm nhạc, những ca khúc viết về người phụ nữ Việt Nam luôn có sức sống mạnh mẽ, in đậm trong lòng công chúng qua bao thế hệ. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, đức tính chịu thương, chịu khó, thủy chung, son sắt luôn là nguồn cảm hứng cho các nghệ sỹ, nhạc sỹ. Nhiều nhạc sỹ khi sáng tạc về đề tài người phụ nữ, mức rung động, nhạy cảm hơn bình thường. Và Nhạc sỹ Phú Quang không phải là ngoại lê%3ḅ. Ông đã có hàng trăm ca khúc viết về người phụ nữ và những nỗi niềm của họ, ca khúc “thương lắm tóc dài ơi” là một trong những ca khúc đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người yêu nhạc. Phần cuối tạp chí VNCN tuần này, chúng tôi xin gửi đến QV & CB ca khúc này, đây cũng là món quà muốn dành tặng cho những người phụ nữ trong ngày 20-10.

Trích đoạn ca khúc Thương lắm tóc dài ơi....

MC1: Ở Thương lắm tóc dài ơi, tình thương dành cho những người phụ nữ bao gồm cả nỗi xót xa và có chút gì đó bất nhẫn. Trong từng câu hát như bỏng rát cả nỗi buồn và sự bất lực khi phải chứng kiến những “thân cò lặn lội” giữa dòng đời mê mỏi, đục trong. Nghe những ca từ da diết nỗi buồn của Phú Quang, cả những người phụ nữ cũng thấy thương thân.

Không cần đến những mỹ từ xa hoa, hào nhoáng, lối ví von xưa cũ, tưởng đã nhàm, trong Thương lắm tóc dài ơi bỗng gợi nên nỗi xúc động khó nói thành lời. Những hình ảnh “thân cò lặn lội”, “dòng đời đục trong”, “triền sông giá buốt”, “yếm rách”, “tình em dang dở”, “cánh chim chiều đã mỏi...” gợi nên biết bao cảm xúc... Bà Nguyễn Thị Kim Hoa ở TP Đông Hà chia sẻ những cảm nhận của mình về ca khúc này:

          Băng ghi âm

MC2: Thương một mái tóc dài lẽ ra gợi nhắc đến vẻ kiêu sa, đài các lại mướt màu sương hôm sớm thiếu một bờ vai để tựa. Ai đã từng đi qua thì con gái, hiểu thấu hình ảnh “thân cò lặn lội” giữa “dòng đời đục trong” bên “triền sông giá buốt” giữa chiều đông lạnh giá. Ai đã từng đôi phút chùn chân mỏi gối ngước mắt nhìn lên “cánh chim chiều đã mỏi” giữa hoàng hôn sẽ thấu hết nỗi nhớ tiếc, hoài vọng về một thời con gái đã đi qua. Chị Lê Như Trang, ở TP Đông Hà chia sẻ:

          Băng ghi âm

MC1: Có lẽ không chỉ riêng ca khúc “thương lắm tóc dài ơi” của nhạc sỹ Phú Quang, người ta mới cảm nhận được những vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ, thế nhưng khi nghe ca khúc này, mỗi ca từ, mỗi hình ảnh, mỗi giai điệu của ca khúc này đều gợi lên trong mỗi người những cảm xúc đặc biệt. Nghe “thương lắm tóc dài ơi” để thấu hiểu hơn và yêu hơn những người phụ nữ  và thêm cảm thông, trân quý những người phụ nữ quanh ta...

 

MC2: Tạp chí VNCN tuần này cũng xin được khép lại tại đây, Những người thực hiện chương trình...…xin chúc các mẹ, các chị sẽ luôn luôn được yêu thương, trân trọng và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Tạp chí VNCN tuần này đến đây là hết. Cám ơn quý vị đã dành thời gian theo dõi!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 16/10/2019 08:53 Lê Vĩnh Nhiên 10/12/2019 15:12

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà