Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật

MC1: Kính chào quý vị và các bạn! Cám ơn quý vị đã dành 30 phút cuối tuần cho Tạp chí VNCN.

Tôi là PTV.... , và người bạn dẫn của tôi hôm nay là chị…

Xin chào..

MC2: Xin kính chào quý thính giả. Chào chị…

MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Nếu như những câu thơ, lời hát chứa đựng biết bao nỗi nhớ của cảm xúc, thì tranh phong cảnh quê hương lại bật nổi những nét vẽ đầy ý nghĩa tình cảm. Tranh được hiện lên với những hình ảnh quen thuộc của những vùng miền trên đất nước. Mỗi một bức tranh phong cảnh quê hương là một thông điệp, ý nghĩa được các nghệ sĩ truyền tải. Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu với quê hương đất nước. Yêu những con người đã tạo ra những giá trị, những nét nổi bật của mảnh đất quê hương.

 MC2: Và tôi nghĩ rằng có thể chúng ta không thực sự am hiểu lắm về hội họa nhưng tôi tin rằng mỗi người đều có những rung cảm nhất định đối với những bức tranh đúng không ạ. Và hội họa vẫn là một nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Ngoài vai trò phục vụ cho đời sống tinh thần của con người, hội họa còn giữ một vai trò quan trọng trong định hướng thẩm mỹ, truyền tải tình yêu với quê hương, đất nước.

MC1: Và trong tạp chí văn nghệ chủ nhật tuần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về mỹ thuật và hội họa Quảng Trị. Trước khi đến với những nội dung này mời QV & CB cùng đến với trang tin văn hóa văn nghệ.

Nhạc cắt

Tin 1: Hướng đến kỉ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930- 2020), UBND huyện Triệu Phong đã đầu tư 300 triệu đồng để tu sửa, nâng cấp Bia di tích lịch sử cách mạng Tường Vân, xã Triệu An, gồm các hạng mục: Bia tượng niệm, miếu thờ, sân nền và tường rào.

 Bia di tích lịch sử cách mạng Tường Vân được xây dựng cách đây hơn 20 năm, đến nay đã bị xuống cấp. Việc sửa chữa, nâng cấp bia di tích nhằm đáp ứng nhu cầu thăm viếng, thắp hương, ghi nhớ công ơn các chiến sĩ cách mạng của nhân dân địa phương. Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào dịp kỉ niệm 90 năm thành lập Chi bộ Tường Vân, xã Triệu An, Triệu Phong, ngày 6.1.2020.

Tin 2: Cán bộ tỉnh đoàn Quảng Trị đạt giải nhất tại liên hoan báo cáo viên toàn quốc lần thứ II.

Tham gia vòng chung kết xếp hạng liên hoan báo cáo viên toàn quốc lần thứ II năm 2019 có 12 gương mặt ưu tú, đã vượt qua nhiều thí sinh xuất sắc trên toàn quốc trong vòng sơ khảo và bán kết. Đại diện Tỉnh đoàn Quảng Trị góp mặt trong vòng chung kết lần này là thí sinh Cao Thị Hải Vân, Phó Bí thư Thành đoàn Đông Hà.

Tại vòng chung kết, các thí sinh trải qua các vòng thi: “Báo cáo thực tế tại cơ sở”, “Người truyền lửa”, “Thanh vận khéo” và “Thử tài tranh biện”. Với sự nỗ lực cao, thí sinh Cao Thị Hải Vân đã bước vào vòng cuối cùng là: “Thử tài tranh biện” cùng hai thí sinh: Vũ Thị Thúy Hòa (Thành đoàn Đà Nẵng) và Nguyễn Anh Tuấn (Tỉnh đoàn Nghệ An). Kết quả chung cuộc, thí sinh Cao Thị Hải Vân đã xuất sắc giành giải Nhất Liên hoan Báo cáo viên toàn quốc lần thứ II, năm 2019. Hai thí sinh: Vũ Thị Thúy Hòa và Nguyễn Anh Tuấn cùng đạt giải Nhì. Ban tổ chức cũng đã trao 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích cho các thí sinh có thành tích tốt khác.

Tin 3: Đoàn Rowing Quảng Trị xếp thứ 3 toàn quốc tại Giải Rowing máy vô địch quốc gia năm 2019.

Tham dự giải có hơn 90 VĐV nam, nữ đến từ 12 đoàn Rowing các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia của Tổng cục Thể dục Thể thao và Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá trình độ tập luyện, thi đấu của các VĐV đua thuyền trong cả nước; đồng thời tuyển chọn những gương mặt xuất sắc bổ sung vào đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia để tham gia các giải thể thao ở khu vực, quốc tế. Đoàn Rowing Quảng Trị tham dự giải với 13 VĐV nữ. Các VĐV đã thi đấu hết mình, xuất sắc giành được 2 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ. Kết thúc giải, Ban tổ chức trao giải Nhất toàn quốc cho đoàn Rowing TP. Đà Nẵng với 5 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ; giải Nhì toàn quốc cho đoàn Rowing tỉnh Hà Tĩnh với 3 HCV, 1 HCĐ; giải Ba toàn quốc cho đoàn Rowing tỉnh Quảng Trị với 2 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ.

Nhạc cắt

Phân hội Mỹ Thuật Quảng Trị với quê hương

          MC2: Thưa QV & CB! Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm hết sức quan trọng đối với mọi người đang sống trong xã hội hiện nay, vì đó là vấn đề sống còn của mỗi một quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là linh hồn của con người được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc. Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Quốc gia nào nếu không biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, quên mất di sản văn hóa dân tộc mình thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, bởi văn hóa không chỉ là mục tiêu, mà còn là sức mạnh nội sinh, là động lực của sự phát triển xã hội.

       MC1: Ở bất cứ một đất nước nào cũng vậy, có nhiều tầng lớp cùng chung sống nhưng trong đó, bao giờ giới trí thức cũng giữ một vai trò quan trọng, trong đó văn nghệ sĩ là những người giữ vai trò chủ đạo trong sáng tạo các giá trị tinh thần để phục vụ rộng rãi công chúng. Mỹ thuật là một trong những loại hình luôn luôn được các họa sĩ chuyển tải vào đề tài một cách đáng trân trọng, tôn kính và có lựa chọn. Công việc này không phải chỉ dành cho các tác giả trong nước, mà cả các họa sĩ Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập ở nước ngoài, bởi lẽ với cộng đồng người Việt khắp nơi,  việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc mang những ý nghĩa có tầm quan trọng. Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc luôn là động lực để kết nối cộng đồng dân cư ở trong và ngoài nước. Bài viết Phân hội Mỹ Thuật Quảng Trị và những đóng góp với quê hương của PV Phạm Quỳnh, mời QV & CB cùng nghe!

       MC2: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, bởi vì nghệ thuật không có định hướng là nghệ thuật mất gốc, tách ra khỏi đời sống. Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm của mình phải nói lên được điều gì để cho mọi người hiểu, có tác dụng giáo dục trong công chúng, đồng thời không lặp lại tác phẩm của người khác, biết sáng tạo, biết thâm nhập cuộc sống để chuyển tải các hình ảnh hoạt động tích cực ngoài đời vào tác phẩm của mình một cách chọn lọc và qua đó bộc lộ được cái hồn cao nhất chính là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không chỉ thể hiện ở hình thức, mà nó là nội dung chắt lọc, chịu thử thách qua thời gian, là cái có thể cảm thấy chứ không chỉ nhìn thấy như yếu tố vật lý. Lãng quên tính dân tộc sẽ đi chệch qua con đường khác, lai căng và mất định hướng trong nền kinh tế thị trường.

          MC1: Nhiều năm qua, giới mỹ thuật Quảng Trị đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và đã có định nghĩa khá thuyết phục. “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà con ong - nghệ sĩ đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…”. Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Với tinh thần ấy, các nghệ sỹ, họa sỹ tỉnh nhà đã thổi hồn vào các tác phẩm của mình và gặt hái được nhiều thành công. Họa Sỹ Trương Đình Dung chia sẻ về các sáng tác của mình:

          Băng ghi âm

          Họa Sỹ Trương Minh Dự chia sẻ thêm:

          Băng ghi âm

MC2: Với 7 Trại sáng tác được tổ chức ở Trung ương, khu vực và ở trong tỉnh, đã tổ chức 4 cuộc thực tế sáng tác khu vực biên giới và biển đảo, có tác giả ra tận Trường Sa, đã tổ chức 7 cuộc triển lãm Mỹ thuật, triển lãm điêu khắc toàn quốc về lực lượng vũ trang, về kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, liên hoan khu vực và 12 cuộc triển lãm tập thể, nhóm, cá nhân trên địa bàn Quảng Trị với hơn 550 tác phẩm. Các hội viên Phân hội Mỹ thuật đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong giới chuyên môn cũng như khán giả về chất lượng nội dung, nghệ thuật và hình thức thể hiện.

          MC1: Đội ngũ mỹ thuật Quảng Trị quy tụ được nhiều hoạ sĩ có tài, đa dạng về phong cách nhưng vẫn bộc lộ được khá rõ nét dấu ấn riêng. Trong những năm gần đây các hoạ sĩ đã có rất nhiều nỗ lực, nhiệt huyết với nghề, đã sáng tác được hàng trăm tác phẩm với các chất liệu sơn mài, sơn dầu, in ấn... và đạt được nhiều giải thưởng: 09 giải thưởng Mỹ thuật cấp Trung ương (03 B, 02 C, 04 khuyến khích); đạt 10 giải Mỹ thuật cấp khu vực (03 A, 01 B, 03 C, 03 khuyến khích); đạt 18 Giải thưởng cấp tỉnh (05 A, 6 B, 6 C, 04 khuyến khích).

MC2: Phân hội Mỹ thuật còn tham dự các Cuộc thi sáng tác do Trung ương và địa phương phát động như: sáng tác chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cuộc thi sáng tác chủ đề “đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị”; tranh cổ động về Biển đảo, Nông thôn mới, tranh cổ động về “Uống nước nhớ nguồn”; Tranh mỹ thuật về Cồn Cỏ, tham gia sáng tác logo của các tỉnh, các ngành có nhiều tác giả đạt giải chính thức. Đặc biệt, năm 2016, đã tham mưu cho Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thành công Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ 21, mỹ thuật Quảng Trị đạt kết quả cao nhất trong 06 địa phương tham gia.

 MC1: Phân hội Mỹ thuật còn tổ chức và tham dự các buổi Hội thảo trao đổi nghề nghiệp nhằm kích thích sự đổi mới trong sáng tạo để có thêm nhiều tác phẩm đạt giá trị cao. Phân hội còn góp phần gây dựng, phát hiện, bồi dưỡng một đội ngũ hoạ sĩ “mầm non” thông qua các cuộc triển lãm mỹ thuật thiếu nhi. Tranh của các cháu thiếu nhi Quảng Trị không những gây được sự chú ý ở địa phương mà còn có vị trí trong hoạt động mỹ thuật thiếu nhi khu vực và cả nước.

          MC2: Cùng với các hội viên của phân hội Mỹ Thuật Quảng Trị, còn có 1 đội ngũ các họa sỹ là những giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trường học trên địa tỉnh họ cũng có nhiều sáng tác về quê hương. Trong dịp Kỷ niệm 30 năm ngày lập lại tỉnh Quảng Trị, ngày 29/6, tại Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật ngành giáo dục Quảng Trị lần thứ I, năm 2019 với chủ đề “Quảng Trị 30 năm đổi mới và phát triển”. Triển lãm có 167 tác phẩm của các tác giả là thầy giáo, cô giáo, giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật cấp Tiểu học, THCS đang giảng dạy, công tác tại các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh tham gia triển lãm. Mỗi tác phẩm tham dự triển lãm là một thông điệp cuộc sống qua góc nhìn của các tác giả, dù là những hoạ sĩ không chuyên nhưng với tình yêu và niềm đam mê sáng tạo các thầy cô đã thổi hồn vào những nét vẽ, từng mảng màu để có được những tác phẩm mỹ thuật đa dạng về màu sắc, thanh thoát tinh tế về đường nét, sáng tạo trong ý tưởng, chất liệu và bố cục…Các tác phẩm mỹ thuật được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như: sơn dầu, sơn mài Acrylic, phù điêu, tượng gỗ, bột màu, lụa… đã mang đến cho người xem nét đẹp của cảnh sắc, của văn hoá quê hương, những tấm lòng hồn hậu, nghĩa tình của người dân vùng gió Lào cát trắng Quảng Trị với tinh thần kiên cường, bền bỉ và ý chí, khát vọng vươn lên của con người Quảng Trị anh hùng; những thành tựu trong các mặt phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…

 

          MC1: Có thể nói bằng những sáng tác của mình, các họa sỹ của tỉnh nhà đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước rất riêng. Những sáng tác của họ đã phản ánh hơi thở của cuộc sống, thể hiện những bước đi lên, đổi mới không ngừng của quê hương, và cũng ở các tác phẩm của mình, nhiều họa sĩ đã vẽ nên tương lai của quê hương với những gam màu đầy tươi sáng.

Nhạc cắt

MC2: Thưa QV & CB! 30 năm kể từ ngày lập lại tỉnh Quảng Trị, chuyên ngành mỹ thuật tỉnh nhà đã gặt hái những thành công rất đáng tự hào và phấn khởi. Đã có những tác giả có nhiều tác phẩm xuất sắc đạt các giải thưởng quan trọng tại các triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung và Trung ương, góp phần tạo dựng một vị thế, tiếng nói đáng kể cho Mỹ thuật Quảng Trị đối với khu vực và cả nước.

MC1: Điểm nổi bật là trong những năm qua các họa sĩ Quảng Trị luôn tỏ rõ sự vững vàng về quan điểm chính trị, đúng đắn về phương pháp sáng tác theo các xu hướng nghệ thuật tiến bộ, không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Mỹ thuật tỉnh nhà đã sinh thành nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, khắc họa sinh động đời sống kinh tế xã hội cùng truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc về vùng đất và con người Quảng Trị.

Nhà báo Võ Thế Hùng đã có cuộc trao đổi với Họa sĩ Hồ Thanh Thoan, một người đã gắn bó với ngành mỹ thuật tỉnh nhà từ những ngày đầu lập lại tỉnh.

Băng phỏng vấn (đã thu âm)

1/ Chào anh, Là một họa sĩ có nhiều năm làm phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật Quảng Trị, xin anh cho biết nét nổi bật của mỹ thuật Quảng Trị trong những năm qua là gì?

2/ Vâng, đó là thành tựu về mặt phát triển hội viên để từ đó đưa phong trào đi lên, đứng về mặt chuyên môn, anh có thể cho biết mỹ thuật Quảng Trị đã gặt hái những thành công gì?

3/Vâng, thời gian tới thì chuyên ngành mỹ thuật Quảng Trị cần phải làm gì để gặt hái tiếp thành công ạ?

4/Vâng, xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi này

Nhạc cắt

Trịnh Hoàng Tân – Họa sỹ miền đất lửa

 

MC1: Thưa QV & CB! Trong giới mỹ thuật Quảng Trị, họa sĩ Trịnh Hoàng Tân là một họa sĩ luôn có tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm mỹ thuật toàn quốc và giành các giải thưởng lớn về mỹ thuật. Đặc biệt, ở mảng đề tài chiến tranh cách mạng, các tác phẩm hội họa của ông đã phản ánh đa dạng công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, lao động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến. Giới mỹ thuật trong và ngoài tỉnh vẫn gọi ông là họa sỹ của miền đất lửa. Mời QV & CB cùng gặp gỡ với họa sỹ Trịnh Hoàng Tân qua bài viết sau đây của PV Phạm Quỳnh.

MC2: Họa sỹ Trịnh Hoàng Tân sinh năm 1958 tại Thừa Thiên Huế, thế nhưng ông lại gắn bó với Quảng Trị từ những năm tháng tuổi trẻ và suốt cả sự nghiệp sáng tác của mình.

Sinh ra trong một gia đình không có ai đi theo con đường nghệ thuật, Trịnh Hoàng Tân cũng không nghĩ rằng sẽ có lúc ông bén duyên với hội họa rồi gắn bó cuộc đời mình với bộ môn nghệ thuật đầy sáng tạo vào trừu tượng này. Thế rồi trong những năm tháng vào quân ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, ông được phân công nhiệm vụ vẽ tranh cổ động cho sư đoàn, cũng từ đây ông bén duyên với hội họa.

Năm 1987, sau khi rời quân ngũ, ông thi vào trường Đại học nghệ thuật Huế, khoa hội họa chuyên ngành sơn mài và bắt đầu con đường sáng tác của mình.

Với họa sỹ Trịnh Hoàng Tân, những năm tháng tuổi trẻ gắn bó với chiến trường, đồng đội là những năm tháng gian khổ nhưng cũng đẹp đẽ nhất. Có lẽ, cũng vì thế mà đề tài về chiến tranh cách mạng, về người lính, về những người mẹ luôn là đề tài xuyên suốt và chủ đạo trong các tác phẩm của ông. Họa sỹ Trịnh Hoàng Tân chia sẻ:

Băng ghi âm

MC1: Một trong những bức tranh đưa tên tuổi Trịnh Hoàng Tân đến gần hơn với giới mỹ thuật và công chúng chính là bức tranh “Mẹ và người lính”. Bức tranh gây ấn tượng mạnh và gợi nhiều cảm xúc cho người xem không chỉ bởi gam màu nóng mà họa sỹ đã sử dụng chất liệu sơn mài để làm nổi bật lên hình ảnh của những người mẹ và người lính. Ở đó, có bóng dáng của người mẹ chờ con trở về, ở đó có bóng dáng của những người vợ bồng con chờ chồng, ở đó có hình ảnh những người mẹ đón con trong khúc khải hoàn của ngày độc lập… tất cả hiện lên một cách sinh động và đầy cảm xúc. Cũng chính vì thế mà bức tranh “ Mẹ và người lính” đã nhận được 5 giải thưởng như: Giải A khu vực Bắc miền trung năm 2015, giải ba tại triển lãm lực lượng vũ trang toàn quốc, giải B về đề tài chiến tranh cách mạng chất lương cao do Bộ văn hóa thông tin và du lịch và ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam trao tặng…Họa sỹ Trịnh Hoàng Tân chia sẻ thêm về tác phẩm này của mình.

Băng ghi âm

Cùng với thực tế của những năm tháng sống với nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu và lao động, họa sĩ Trịnh Hoàng Tân đã có những thành công trong thể hiện đề tài, hình ảnh chiến tranh cách mạng ngay cả trong thời kỳ hậu chiến, hòa bình. Ông Nguyễn Hoàn – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Quảng Trị nói:

Băng ghi âm

MC2: Cầm cọ vẽ từ năm 1980, họa sĩ  Trịnh Hoàng Tân đã và đang sáng tác trong sự gắn bó với hiện thực của thời đại và những hoài niệm của mình, đều đặn có tác phẩm tham gia nhiều triển lãm mỹ thuật mỹ thuật khu vực và toàn quốc. Vẽ tranh về cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và cuộc sống hòa bình, sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của đất nước, Người họa sỹ luôn tâm niệm “trở về với nguồn cội” ngày ấy đã ươm mầm và tiếp lửa cho biết bao thế hệ học trò yêu hội họa của quê hương. Bởi với ông, quê hương là mạch nguồn cảm hứng trong suốt cuộc đời theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật.

Nhạc cắt

MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi, Quý vị sẽ có được 1 cái nhìn khái quát về hội họa cũng như những trăn trở, những nỗ lực của các họa sỹ, nghệ sỹ để sáng tạo nên những tác phẩm đẹp, gần gủi với cuộc sống, qua đó thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước của họ, để rồi chúng ta sẽ thêm trân quý những sáng tác của các nghệ sỹ, thêm yêu quê hương tươi đẹp.

MC2: Tạp chí VNCN tuần này cũng xin được khép lại tại đây, Chương trình do Phạm Quỳnh biên tập, cùng với sự tham gia thực hiện của..... cảm ơn QV & CB đã luôn đồng hành cùng chương trình. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 27/11/2019 10:26 Lê Vĩnh Nhiên 10/12/2019 15:12

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà