Chuyên mục tôi trẻ tội phạm ngày càng trẻ hóa
Danh mục
Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa
NỘI DUNG

Dẫn : Thưa QV và CB , bình quân mỗi năm Việt Nam có hơn 3.000 trẻ vị thành niên bị đưa đưa ra xét xử về hình sự. Điều đáng lo ngại là nếu như trước đây, hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên chỉ khu biệt ở nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, thì nay ở tội danh nào cũng có sự góp mặt của trẻ vị thành niên. Riêng ở Quảng Trị, tính từ giữa tháng 11 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016,  trong số hơn 500 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự xã hội thì có gần 80 em  có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi, trong đó có 3 em dưới 14 tuổi. Sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên ở mọi lĩnh vực với hành vi và thủ đoạn ngày càng manh động và liều lĩnh là thực tế đáng lo ngại của toàn xã hội.

 

I/ Tôi sống :

Nếu vào google gõ từ khóa “ tuổi trẻ vi phạm pháp luật” thì chỉ trong tích tắc, máy tính sẽ cho ra khoảng hơn 1 triệu kết quả. Theo đó sẽ có vô vàn tiêu đề được nhắc đến như “báo động tình trạng vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên”, “ nhức nhối người trẻ phạm tội”, vv…Hay các đường link cũng sẽ đưa người đọc đến những vụ án vô cùng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây, mà đối tượng vi phạm đều là những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ.

Thử điểm lại sẽ thấy, trong số 4 vụ thảm sát gây chấn động dư luận nhất năm 2015, có tới 3 vụ thủ phạm trẻ dưới 30 tuổi. Đó là những cái tên, gương mặt có lẽ nhiều người sẽ chẳng thể quên như Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, quê tỉnh An Giang), Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) trong vụ thảm sát khiến 6 người trong một gia đình ở tỉnh Bình Phước thiệt mạng vào hồi tháng 7-2015. Trước đó, ngày 2-7-2015, Vi Văn Hai (21 tuổi, ngụ bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) cũng ra tay sát hại 4 người trong một gia đình ở cùng bản. Hay Đặng Văn Hùng (27 tuổi, ngụ xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) máu lạnh khi đoạt mạng 4 người cùng ngụ ở xã Lâm Giang do mâu thuẫn làm nương vào chiều ngày 12-8-2015.

 Tại Quảng Trị, vào tháng 6 /2016 dư luận đã rất bàng hoàng sau khi theo dõi những tin tức về vụ án giết người cướp tài sản của 2 đối tượng Mai Xuân Phúc, Mai Xuân Đức là anh em sinh đôi, cùng sinh năm 1998, trú tại thị xã Quảng Trị. Bà Trần Thị Gái, nạn nhân vụ án sau khi bị giết còn bị phi tang thi thể trong một bao tải dưới chân cầu Mỏ Vịt, còn hai an hem Phúc, Đức lại lấy tiền cướp được đi chơi game.

 

Đến tháng 8 năm nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Trị  cũng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp hai đối tượng giết người ở xã A Xing huyện Hướng Hóa về hành vi giết người, trong đó  đối tượng Hồ Thị Nan sinh năm 1995.   

Đó chỉ là hai trong rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội mà đối tượng gây án là các thanh niên trẻ tuổi diễn ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2016.

Hiện nay, theo bản phân tích số liệu về vi phạm do phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh cung cấp thì các vi phạm mà đối tượng trẻ thường xuyên mắc phải nhất đó là hành vi cố ý gây thương tích và hành vi trộm cắp tài sản.

Ngoài ra, tại một địa phương được báo động là điểm nóng về tội phạm ma túy như Quảng Trị thì tại các nơi như Phường 5, phường 1, phường Đông Lễ của thành phố Đông Hà, hay các bản vùng biên giới của huyện Hướng Hóa cũng là địa bàn tập trung nhiều con nghiện và tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy là các thanh niên trẻ tuổi không có công ăn việc làm, sớm sa chân vào con đường tội lỗi.

 

 

II/ Tôi chia sẽ: 

Dẫn 2: QV và CB thân mến, hiện nay bên cạnh những tấm gương về tuổi trẻ lập thân lập nghiệp, bên cạnh rất nhiều những điểm sáng , những phong trào hoạt động hiệu quả dành cho thanh thiếu niên cần nhân rộng thì vẫn còn rất nhiều góc khuất , những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng, phạm tội đáng lo ngại ở giới trẻ. Chia sẽ về chủ đề này, chuyên mục hôm nay chúng tôi có buổi trao đổi với đồng chí Đỗ Văn Bình, Bí thư tỉnh đoàn Quảng Trị , mời QV và CB cùng theo dõi.

 

1/ Thưa đồng chí , hiện nay nguyên nhân sâu xa làm gia tăng các vụ vi phạm pháp luật  ở tuổi vị thành niên là do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; xu hướng coi trọng lợi ích kinh tế; đạo đức, lối sống có chiều hướng xuống cấp…vậy, bên cạnh vai trò giáo dục của nhà trường, phụ huynh thì đồng chí nhận định như thế nào về sự đồng hành, định hướng của các tổ chức Đoàn đối với các em ?

 

2/ Đồng chí có thể cho biết một số phong trào, hoạt động hiệu quả do Tỉnh đoàn phát động trong thời gian qua nhằm giáo dục pháp luật hay định hướng giúp thanh thiếu niên có một cuộc sống lành mạnh , tích cực hơn?

 

3/  Hiện nay, thất nghiệp là tình trạng diễn ra phổ biến hầu khắp các địa phương, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trộm cắp, cướp giật, giết người cướp của….vậy vấn đề tạo điều kiện , sinh kế cho thanh niên trong vấn đề lập thân lập nghiệp đã được Tỉnh đoàn chú trọng như thế nào trong thời gian qua?

 

4/ Có thể so sánh nôm na rằng,  việc đồng hành cùng các bạn trẻ , hiểu được nhu cầu hay tâm lý có phần bất thường hiếu động tò mò và nhiều cám dỗ của các bạn trong xã hội hiện đại , đó như là một cuộc chiến của các bậc phụ huynh, nhà trường hay các tổ chức đoàn, hội, đội, đồng chí có chia sẽ gì thêm về điều này?

 

Thông điệp của tôi:

Đây là một buổi phiên tòa giả định do Huyện đoàn Gio Linh phối hợp với trường THPT Gio Linh và các đơn vị Tòa án, Viện Kiểm sát huyện tổ chức  tại trường THPT Gio Linh.

Trong chương trình Phiên tòa giả định lần này, Ban tổ chức đưa ra các nội dung tập trung vào các quy định pháp luật có liên quan đến vi phạm của học sinh THPT hiện nay: Nội quy trường học, an toàn trường học, trật tự an toàn xã hội, phòng chống ma túy và các quy định về tội phạm hình sự….. Học sinh được xem một đoạn kịch ngắn do chính các em học sinh trong trường biểu diễn, dựa trên câu chuyện có thật trong tình tiết vụ án. Kết thúc phiên tòa Ban tổ chức vấn đáp trực tiếp các câu hỏi của học sinh tham dự có nội dung liên quan đến phiên tòa giả định vừa xem.  Tuy là giả định nhưng các hình thức tố tụng tại phiên tòa này như một phiên tòa thật sự, bởi nó được diễn ra theo đúng trình tự các bước, rất cụ thể về các điều luật cũng như tình huống.  Qua đây, nhằm giáo dục học sinh nhận thức sâu hơn về việc hành xử: có đạo đức, đúng pháp luật.

Thiết nghĩ rằng, những hình thức tuyên truyền về pháp luật trong học đường  trong tương lai cần nâng cao hơn nữa tính sinh động và trực quan như thế này để thu hút sự tìm hiểu góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho các bạn học sinh.

Hiện nay chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều rất nhân đạo. Điều này ít nhiều gây nên sự khó xử và thiếu nghiêm minh trong việc điều tra và xử lý tội phạm. Bởi vậy, để góp phần hạn chế tình trạng tội phạm đang ngày càng trẻ hóa thì điều cần làm có lẽ là công tác đầu tư cho giáo dục và rèn luyện các kĩ năng sống cho thế hệ trẻ. Nếu các bạn có một môi trường an toàn để phát triển, có một lối sống thú vị, đầy đam mê với những thói quen lành mạnh và tích cực, thì việc vi phạm pháp luật hay các hành vi sa chân vào con đường ăn chơi, tội lỗi chắc chắn sẽ được hạn chế. 

 

Kết cấu chương trình hợp lý. Phần cuối là phiên tòa giả ịnh nhằm tang cường giáo dục phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức chap hành cho học sinh và giới trẻ. Riêng phần tôi chia sẽ, nên nhấn mạnh thêm mặt trái của các trang mạng từ đó nâng cao khả năng phân tích, tự nhận biết những thông tin đọc hại, những vấn đề tiêu cực để các em phòng tránh.

Chú thích duyệt

 

Chuyên mục đã được phòng duyệt, nội dung đảm bảo, đề nghị lãnh đạo cơ quan xem và cho thực hiện

ok

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Diệu Thông 11/11/2016 08:07 Lê Vĩnh Nhiên 11/11/2016 09:05
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà