Trang công thương
Danh mục
Trang công thương
NỘI DUNG

Trang Công Thương tháng 5.

PTV: Kính chào quí vị và các bạn đến với Trang Công Thương số tháng 5 của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay sau phần điểm tin trên lĩnh vực công nghiệp thương mại là phóng sự “ Hiệu quả từ các làng nghề ở Hải Lăng”

Sau đây là nội dung chi tiết.

Nhạc cắt.

Tin 1:  Đồng chí Nguyễn Đức Chính chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ quý I năm 2017 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội quý I và triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu trong quý II.

UBND tỉnh họp phiên toàn thể đánh giá tình hình kinh tế xã hội Quý I/2017.Trong quý I/2017, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm cao và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đạt được những kết quả khá tích cực. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,78% so với bình quân năm trước; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 2.280 tỷ đồng, tăng 5,57%. UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đầu tư 919 tỷ đồng; có 93 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 400 tỷ đồng. Đặc biệt, trong quý I, Tập đoàn Sembcorp Singaro đã ký kết biên bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Trị về việc hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapo (VSIP8) tại Quảng Trị. 

Đối với sản xuất công nghiệp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính yêu cầu các ngành, địa phương cần có chiến lược, giải pháp hiệu quả hơn để thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn trên địa bàn, nhất là các nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm. Tiếp tục thực hiện xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa; khôi phục hoạt động du lịch biển và phát triển các sản phẩm du lịch khác. ( Thanh Châu)

Tin 2:  UBND tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Thương mại và quảng bá Du lịch Quảng Trị năm 2017. Đây là mô%3ḅt trong những hoạt đô%3ḅng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 – 2017) và 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 -2017).

Hội chợ Thương mại và quảng bá Du lịch Quảng Trị năm 2017 quy tụ gần 250 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Trong đó có 200 gian hàng thương mại trưng bày phong phú các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các vùng miền và gần 50 gian hàng của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành. Đặc biệt, tham gia hội chợ lần này còn có các gian hàng của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tin 3: Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Đức Dũng, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế về tình hình sử dụng đất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. ( Quốc Nhật)

Làm việc với đoàn giám sát, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh kiến nghị HĐND, UBND tỉnh xử lý nghiêm các dự án đầu tư không đúng mục đích; thu hồi đất đối với các dự án sử dụng đất không đúng mục đích đất thuê hoặc cho thuê lại. Bố trí đủ vốn để tiếp tục đầu tư hạ tầng tại các khu công nghiệp, khu thương mại để thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, bất cập trong giao đất; khâu thẩm định hồ sơ, chọn nhà thầu cần phải tiến hành chặt chẽ và bài bản; về cơ chế, chính sách cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư cũng như chất lượng đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhạc cắt.

PTV: Thưa quí vị và các bạn! Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định khen thưởng 5 làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng và tặng Bằng công nhận Làng nghề truyền thống của Chủ tịch UBND tỉnh kèm theo tiền thưởng 20 triệu đồng cho các làng nghề truyền thống. Đó chính là niềm tự hào của người dân đã gắn bó với các làng nghề trên địa bàn huyện. Song việc khôi phục, củng cố và phát triển nghề làng nghề truyền thống nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Hiệu quả từ các làng nghề truyền thống ở Hải Lăng

Sau khi ban hành Đề án khôi phục phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2011- 2015, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện bằng việc đưa nội dung Đề án vào lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện; chỉ đạo các xã có nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đưa nội dung triển khai Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã. Cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành thời gian qua đã huy động, lồng ghép được các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển cho các nghề và làng nghề như làng nghề truyền thống nón lá, làng nghề truyền thống rượu Kim Long, làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy, bánh ướt Phương Lang, làng nghề chổi đót Văn Phong. Từ đó hầu hết các làng nghề đều tăng về số lượng cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt và ngày càng tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Tránh- Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hải Lăng

Ở làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị người dân đã gắn bó với nghề nấu rượu truyền thống từ hơn 200 năm nay. Được hình thành từ thời Pháp thuộc, rượu Kim Long nức tiếng là thứ rượu nồng, ngon được nhiều người yêu thích, là đặc sản Quảng Trị được nhiều nơi biết đến và sử dụng. Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Gái, người có kinh nghiệm nấu rượu mấy chục năm nay, gia đình bà Gái đã chủ động tìm tòi để tự làm ra men để ủ rượu, có quy trình sản xuất rượu theo truyền thống và mở rộng thêm loại rượu đỏ, rượu nếp để cung cấp cho thị trường. Hiện tại, toàn bộ làng nghề Kim Long có hơn 200 hộ gia đình tham gia với 350 lao động chủ yếu là bán thời gian, tổng sản phẩm trong năm khoảng 420.000  lít, giá trị sản xuất là hơn 9 tỷ đồng năm 2016.

Phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Gái- Làng Kim Long- Hải Quế- Hải Lăng- Quảng Trị.

Làng Phương Lang thuộc xã Hải Ba huyện Hải Lăng cũng nổi tiếng với món bánh ướt. Thứ bánh mang tên ngắn gọn, dung dị đã và đang làm cho làng chuyển mình từng ngày. Anh Lê Hữu Nam đã có tuổi nghề làm bánh gần chục năm. 5 năm trước,cùng với sự hổ trợ của nguồn vốn khuyến công anh đã đầu tư một hệ thống máy móc làm bánh ướt hơn 60 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế là hiện hữu trước mắt, khi hiện giá mỗi kg bánh ướt là 7.000 đồng, số tiền lời của anh Nam mỗi tháng trên dưới 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí nguyên liệu. Hiện nay, toàn thôn Phương Lang có 8 hệ thống làm bánh ướt của địa phương nhờ đầu tư công nghệ để làm nghề truyền thống.

Phỏng vấn: Ông Mai Thanh Hóa- Trưởng ban chỉ đạo làng nghề bánh ướt Phương Lang- Hải Ba- Hải Lăng.

Làng nghề chổi đót Văn Phong, xã Hải Chánh (Hải Lăng, Quảng Trị) có 84 hộ thì có 43 hộ làm chổi đót, 85 lao động tham gia với mức thu nhập trung bình trên 20 triệu đồng/lao đô%3ḅng/năm. Ngoài nghề chính là sản xuất nông nghiê%3ḅp, chăn nuôi, Văn Phong có nghề làm chổi đót được hình thành, du nhâ%3ḅp từ năm 1993, đến nay nghề này được duy trì và phát triển có hiê%3ḅu quả.

Tuy nhiên thời gian qua, các hô%3ḅ sản xuất nghề đót gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu, đầu ra sản phẩm nên ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế khiến nghề chổi mang lại không cao. UBND Huyện cũng đã có đề án khôi phục phát triển làng nghề chổi đót truyền thống nhằm chủ đô%3ḅng nguồn nguyên liê%3ḅu phục vụ cho làng nghề chổi đót phát triển bền vững, giảm chi phí mua nguyên liê%3ḅu đót cho các hô%3ḅ dân

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh- HTX Văn Phong

Ông Hồ Đình Thái- Chủ tịch UBND xã Hải Chánh- Hải Lăng

Thôn Mỹ Thủy Hải An, Hải Lăng, Quảng Trị có trên 480 hộ dân nhưng có gần 200 hộ gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống của tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm nước mắm Mỹ Thủy có lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ thất truyền. Hiện tại, làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy vẫn duy trì gần 200 hộ (bình quân 4-6 lao động/hộ) làm nghề với hơn 65 hộ sản xuất thường xuyên với số lượng lớn. Từ chỗ nước mắm chỉ cung cấp chủ yếu cho khách hàng trong tỉnh, đến nay nước mắm Mỹ Thủy đã dần vươn xa khắp nơi trong nước, theo khách du lịch, người thăm thân ra nước ngoài. 

Doanh thu từ nước nghề làm mắm Mỹ Thủy tăng lên theo từng năm đã góp phần nâng cao đời sống của người làm nghề (hiện mức thu nhập từ 15-20 triệu đồng/ lao động/năm). Doanh thu từ nghề chế biến nước ở mắm Mỹ Thủy hàng năm chiếm trên 50% tổng thu nhập của toàn xã Hải An. Nghề làm nước mắm không chỉ mang lại thu nhập khá cao mà còn tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

Có thể nói bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại khá nhiều khó khăn. Việc phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống chưa có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ sở quy mô sản xuất đa số là nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thiết bị thủ công truyền thống. Từ đó thì điều tất yếu là chưa có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định dẫn đến thị trường tiêu thụ chủ yếu là trên địa bàn trong tỉnh và một ít các tỉnh lân cận, phần lớn các hộ gia đình thực hiện hình thức ký gửi, rao bán riêng lẻ, chưa có nhiều sản phẩm tiêu thụ theo đơn đặt hàng lớn điều đó đã làm cho hiệu quả từ hoạt động các làng nghề mang lại chưa cao.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Tránh- Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Hải Lăng

Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, về phía huyện Hải Lăng sẽ ưu tiên bố trí các khoản vay để phát triển các làng nghề từ nguồn vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các HTX, Tổ hợp tác, chủ cơ sở, hộ gia đình tại các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hoặc nguồn vốn tín dụng có bù lãi suất của Nhà nước, góp phần hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống phát triển, mở rộng, ổn định sản xuất kinh doanh. Đồng thời xây dựng và ban hành một số chính sách khuyến khích về khôi phục và phát triển làng nghề, đặc biệt là chính sách đối với các làng nghề sau khi được UBND tỉnh công nhận. Ngoài ra, huyện sẽ tiếp tục cố gắng huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển làng nghề, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng các ngành nghề truyền thống tại địa phương.

Rút ngắn lại phần tin ( cắt ngắn từng tin) 

 

Chú thích duyệt

Chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 28/04/2017 13:06 Lê Vĩnh Nhiên 28/04/2017 20:38
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà