nét đẹp làng quê- Làng Gia Môn ( đã bổ sung )
Danh mục
Nét đẹp làng quê
NỘI DUNG

Chuyên mục Nét đẹp làng quê phát sóng Thứ 6 ngày 23.6.2017

          Kính chào quí vị và các bạn đến với CM Nét đẹp làng quê của Đài PTTH Quảng Trị!

Thưa quí vị, mỗi một địa phương mang một nét đặc trưng riêng với những giá trị văn hóa vốn đã tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cháu trong làng chỉ biết tôn tạo, giử gìn và phát huy những truyền thống đó để lưu truyền mãi mãi cho thế hệ sau. CM Nét đẹp làng quê tuần này là những hình ảnh về quê hương làng Gia Môn- một làng quê đang đổi thay của xã Gio Phong huyện Gio Linh, sau đây là những tiểu mục quen thuộc.

Nhạc cắt Truyền thống từ làng.

Gio Phong là một xã thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nằm ở phía bắc thị trấn Gio Linh, Xã Gio Phong gồm các thôn: Gia Môn, Lan Đình, Lễ Môn, Lạc Tân . Cũng như các thôn khác, thôn Gia Môn là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Phát huy thế mạnh của một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, những người con sinh ra và lớn lên của làng đã chắt chiu một nắng hai sương làm ra hạt lúa, củ khoai mà đoàn kết, đùm bọc nhau xây dựng quê hương ngày một đi lên.

Theo chia sẽ của những bậc cao tuổi làm trưởng làng thì cư dân gốc của Gia Môn chủ yếu là người quê ở Thanh Hóa vào đây sinh sống, lập nghiệp từ thế kỷ thứ XV với kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp trên diện tích ruộng lúa rộng lớn. Trải qua nhiều thế kỷ, qua những năm tháng chiến tranh, người dân của làng đã cùng nhau chung lòng chung sức mà bảo vệ, xây dựng cho đến hôm nay.

Phỏng vấn: Ông Trần Đình Đỉnh- Trưởng làng Gia Môn- Gio Phong- Gio Linh.

Sau khi quê hương giải phóng, ruộng lúa Gia Môn được chia lại cho các làng lân cận như Lan Đình, Lạc Tân để phát triển kinh tế. Mảnh đất Gia Môn được người trong làng gọi là “ Thượng gia, hạ điền” tức trên vùng đồi là nơi để cất nhà, dựng cửa…phía dưới chân đồi là ruộng lúa mênh mông bao đời nay cung cấp lúa gạo nuôi sống bao thế hệ con cháu của làng. Đó là điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng để người dân vừa làm lúa, vừa làm đất màu trồng dưa, trồng tiêu, phát triển chăn nuôi.. nhận thấy được điều đó, một số cư dân ở vùng đất Gio Mỹ cũng đã đến đây để sinh sống và lập nghiệp.

Phỏng vấn: Ông Lê Văn Dương- Thôn Gia Môn- Gio Phong- Gio Linh.

 Về với Gia Môn hôm nay dù đời sống vẫn còn đó những khó khăn song họ luôn tự hào vì đã được sinh ra lớn lên, an cư lạc nghiệp nơi mảnh đất giàu truyền thống này. Anh hùng trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đoàn kết mà cùng nhau phát triển kinh tế trên những thửa đất đỏ màu mở đã đơm hoa kết trái cho cuộc sống ấm no, cho con cái đến trường và học hành thành đạt. Gia Môn còn tự hào với truyền thống hiếu học, con em trong làng nỗ lực vươn lên lớp sau nối tiếp lớp trước mà học hành ngày càng tiến bộ.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Kiểm- Gia Môn- Gio Phong- Gio Linh.

Truyền thống của làng đã được gìn giử và tiếp nối cho đến ngày nay, cuộc sống kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi, từ mỗi gia đình đã biết thi đua để vươn lên phát triển kinh tế. Đất lành đã nuôi dưỡng những thế hệ người dân Gia Môn, truyền thống quí báu của làng là tình đoàn kết, đùm bọc nhau qua bao khó khăn mà vươn lên để phát triển.

Nhạc cắt: Tiêu điểm

Thưa quí vị, đến với Gia Môn người dân của làng từ xưa cho đến nay là theo đạo Phật. Trong làng có một ngôi chùa rất cổ kín có từ thế kỷ thứ XVIII, và phải nói rằng đây cũng là một di tích lịch sử của làng Gia Môn nói riêng và khu vực Gio Linh- Quảng Trị nói chung.

Trước đây khi chiến tranh ác liệt, chùa bị tàn phá, sau đó được dân làng tu sữa lại bằng nhà tranh, vách đất, đến năm 1996 chùa được tái thiết lại và là nơi sinh hoạt của các phật tử trong làng. Chùa được xây mới trên một nền đất khá rộng lớn nằm uy nghi trên độ cao 100m, trước mặt là một cánh đồng rộng. Thường lệ vào các ngày hội của làng hoặc ngày Tết thì người dân đều đến đây để làm lễ, cầu nguyện, đây cũng là một nghi thức in đậm nét văn hoá truyền thống của làng.

Phỏng vấn: Ông Trần Đình Đỉnh- Trưởng làng Gia Môn.

Làng Gia Môn còn có truyền thống thờ Thành hoàng, đây cũng là nơi thờ phụng linh thiêng của người dân trong làng có từ xa xưa với ý nghĩa là cai quản xứ sở, đất đai bảo vệ mùa màng. Mỗi khi dịp Tết đến, vào ngày rằm là con cháu trong làng đến đây để thắp hương, mong cho mưa thuận, gió hòa, dân làng bình an. Miếu thờ Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh, bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng và điều đó được gìn giử cho đến ngày nay.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Ngọc Mỹ- Gia Môn- Gio Phong- Gio Linh.

Vượt qua những khó khăn từ những ngày đầu tái thiết quê hương, người dân trong làng trải qua bao thế hệ, đặc biệt là những người đi trước đã cùng nhau giử gìn và truyền lại cho lớp con cháu trong làng những nét văn hóa tốt đẹp, những truyền thống bao đời và mong muốn thế hệ trẻ trở về xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp, cùng tôn tạo những di tích lịch sử của làng để gìn giử cho thế hệ sau. Trong buối lễ khởi công công trình giao thông do Dự án của Hàn Quốc tài trợ, để thực hiện được người dân Gia Môn đã cùng chung tay hiến đất, hiến cây và đóng góp để có thêm kinh phí hoàn thành con đường giao thông nội thôn này, đó chính là sự đồng lòng, chung sức để xây dựng làng quê, xây dựng nông thôn mới.

Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, những con người của quê hương Gia Môn, Lễ Môn, Lạc Tân…đang cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Hôm nay người dân trong toàn xã đang chung tay xây dựng nông thôn mới, những con đường, tuyến kênh  đều có sự chung tay đóng góp tiền, công sức của người dân mà khang trang, sạch đẹp. Dù không có quy ước, nhưng nếu là công trình dân sinh thì nhân dân đều ý thức tự nguyện đóng góp.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Đức Sâm- Chủ tịch UBND xã Gio Phong- Gio Linh.

Người dân địa phương đã cùng nhau vượt qua gian khó trong lao động, đoàn kết để vươn lên, điều đó đã có truyền thống từ lâu nên hôm nay xây dựng nông thôn mới, xã Gio Phong đã huy động được sức dân cùng nhau  đổi mới diện mạo nông thôn của xã.

Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua làng Gia Môn từ khi hình thành cho đến ngày hôm nay là một chuỗi dài lịch sử, người dân Gia Môn đã góp một phần sức nhỏ của mình vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.

Nhạc cắt ý kiến từ làng.

·        Ông Trần Đình Đỉnh ( Mong muốn được tôn tạo lại các di tích lịch sử của làng)

·        Ông Nguyễn Ngọc Mỹ ( Phải tuyên truyền cho thế hệ trẻ về truyền thống của quê hương…)

·        Anh Trần Qủa- Trưởng thôn Gia Môn ( Thế hệ trẻ góp sức xây dựng quê hương, mong muốn được học hỏi thêm nhiều kiến thức về phát triển kinh tế..)

Ptv: Chào cuối.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 22/06/2017 09:37 Lê Vĩnh Nhiên 26/06/2017 14:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà