chuyen muc Kinh te tap the
Danh mục
Kinh tế tập thể
NỘI DUNG

Chuyên mục Kinh tế tập thể số tháng 7. 2017

Phát sóng 18h15 thứ 5 ngày 14.7

 

Ptv: Kính chào quí vị và các bạn đến với CM KTTT của Đài PTTH QT!

Thưa quí vị, trong giai đoạn chuyển đổi hoạt động của kinh tế tập thể theo luật HTX mới hiện nay thì vấn đề tự cân đối ngân sách, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của HTX được chú trọng. Hình thức liên kết kinh doanh theo tổ hợp tác cũng đã mang lại hiệu quả trong thời gian qua, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi, trồng trọt thông qua việc liên kết để cùng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cùng phối hợp tạo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên với đặc thù riêng và không bó buộc bởi hình thức pháp lý nên tổ hợp tác cũng phát sinh những vấn đề khó khăn để duy trì hoạt động. Ghi nhận về nội dung này tại huyện Vĩnh Linh.

Hiệu quả kinh tế Tổ hợp tác ở địa bàn huyện Vĩnh Linh.

     Tổ hợp tác trồng môn được đánh giá là tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả hơn 2 năm qua tại xã Vĩnh Thái huyện Vĩnh Linh. Thành lập từ năm 2015, 30 thành viên của tổ hợp tác chủ yếu trồng môn nịch, loại cây phù hợp với địa bàn vùng cát của xã vùng biển. Trước đây, người dân của xã cũng đã trồng loại cây này nhưng hiệu quả mang lại không cao, tuy nhiên khi được hổ trợ về kỹ thuật, quá trình chăm sóc thông qua tổ hợp tác thì hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với trước.

Phỏng vấn: Chị Lê Thị Thía- Tổ trưởng THT trồng môn xã Vĩnh Thái

Khi tham gia tổ hợp tác thì từ diện tích cây môn đã cho hiệu quả gấp 2 đến 3 lần so với trước đây. Dù là loại cây trồng không phải cho thu nhập chính nhưng đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho bà con địa bàn vùng biển...)

Ban đầu chỉ có hơn 1,5 ha trong diện tích của các thành viên của tổ hợp tác áp dụng KHKT từ khâu chọn giống, xử lý giống đến chăm sóc nhưng đến nay các thành viên tổ hợp tác đã chia sẽ kinh nghiệm cho người dân trên địa bàn với hơn 45ha cho năng suất cao. Cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã cho biết: khi có tổ hợp tác các thành viên được tiếp cận khoa học kỹ thuật, trao đổi hàng tháng theo quy trình chăm sóc nên đã học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau xử lý các trường hợp khi có dịch bệnh. Hiệu quả đã được khẳng định khi năng suất tăng lên gấp 2 đến 3 lần, tình trạng dịch bệnh cũng đã được hạn chế so với trước đây.

Phỏng vấn: Chị Nguyễn Thị Hồng- Cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Thái.

tổ hợp tác được đánh giá là có hiệu quả, song chúng tôi cũng mong muốn là được hổ trợ để tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm của các thành viên…)

          Tổ hợp tác sản xuất chế biến nước mắm cũng được đánh giá là tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả tại địa bàn xã Vĩnh Thái huyện Vĩnh LinhHơn 3 năm qua, mô hình tổ hợp tác  sản xuất nước mắm của Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái  đã góp phần tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đặc biệt là những phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, riêng THT sản xuất nước mắm tại thôn Thái Lai đã sản xuất khoảng 1.000 lít nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Sau khi đóng chai, dán nhãn mác, sản phẩm nước mắm chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn và bán cho khách du lịch. Do tham gia THT, sản xuất theo quy mô lớn hơn, nước mắm đóng chai, có nhãn mác nên tiêu thụ trên thị trường dễ hơn. Trừ mọi chi phí, mỗi thành viên THT thu lãi khoảng từ 2- 3 triệu đồng/người/ tháng.

 

Phỏng vấn: Chị Nguyễn Thị Diện- Tổ hợp tác ản xuất nước mắm thôn Thái Lai- Vĩnh Thái.

Tổ hợp tác chúng tôi có 24 thành viên chia thành 3 tổ để sản xuất nước mắm, khi có nhãn mác thì hiện nay sản phẩm có thể ra thị trường trong tỉnh và nhiều tỉnh khác trong nước, có đầu ra ổn định nên đã mang lại thu nhập cho chị em trong tổ …)

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Quang Thọ- Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái.

Trên địa bàn xã có 2 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả đặc biệt là sau sự cố môi trường biển thì các tổ hợp tác hoạt động đã góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế bên cạnh kinh tế biển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân…)

Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 500 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực như chăn nuôi, chế biến nước mắm, thủy nông… mang lại hiệu quả và khẳng định được lợi thế của lĩnh vực này trong việc phát triển theo hình thức tổ hợp tác. Tuy nhiên chỉ có 142 Tổ hợp tác được UBND các xã đăng ký chứng thực hoạt động, còn lại các tổ hợp tác chỉ tự góp vốn hoạt động nên đây cũng chính là một trong những khó khăn trong hoạt động cũng như quản lý.

Phỏng vấn: Ông Lê Tiến Dũng- Trưởng phòng NN huyện Vĩnh Linh.

( phải khẳng định rằng hình thức hoạt động THT đã có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, với lợi thế là chủ động tìm ra những hình thức sản xuất kinh doanh để mang lại thu nhập phát huy lợi thế địa phương. Chúng tôi cũng đã tạo điều kiện để THT tiếp cận nguồn vốn có thể và KHKT thông qua các lớp tập huấn. Tuy nhiên theo Nghị định 151 thì các THT đang gặp những khó khăn, không có tư cách pháp nhân để đứng ra vay vốn hay tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng…)

Theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP, Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Từ thực tế đó, tổ hợp tác cũng dễ ra đời nhưng cũng dễ giải thể do không có tư cách pháp nhân để đứng ra vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

Phỏng vấn: Ông Lê Tiến Dũng- Trưởng phòng NN huyện Vĩnh Linh

( thực tế hoạt động của các Tổ hợp tác cũng đang gặp những khó khăn về cơ chế hoạt động, chúng tôi cũng đã đề xuất bổ sung cơ chế phù hợp để tổ hợp tác có thể duy trì và mở rộng quy mô hoạt động..)

Thực tế trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, hoạt động của các Tổ hợp tác cũng đã mang lại hiệu quả thiết thực, các thành viên cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn. Song một vấn đề đặt ra đó chính là việc tổ chức của Tổ hợp tác là hình thức hợp tác đơn giản, là liên kết giữa những người dân có hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường. Do đó, các thành viên tham gia tổ hợp tác hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tìm một tổ chức có tư cách pháp lý để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các tổ viên. Vấn đề tạo cơ chế để tổ hợp tác hoạt động không chỉ là mong muốn của các Tổ hợp tác trên địa bàn Vĩnh Linh mà cũng chính là mong muốn của hơn 7.000 tổ hợp tác hiện nay trên địa bàn tỉnh ta. 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 10/07/2017 09:13 Lê Vĩnh Nhiên 10/07/2017 10:09
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà