Chyên mục Nội chính- phòng chống tham nhũng 21-8
Danh mục
Phòng chống tham nhũng
NỘI DUNG

Chuyên mục Nội chính- phòng chống tham nhũng

Phát sóng thứ 2 ngày 21 tháng 8 năm 2017

PTV: Thưa quý vị và các bạn!

Cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cải cách tư pháp vẫn tiếp tục được duy trì và là một yêu cầu không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Tại tỉnh Quảng Trị, thực hiện Nghị quyết  số 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thời gian qua công tác cải cách tư pháp đã được triển khai thực hiện khá hiệu quả.

Sau đây là một vào ghi nhận tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị.

CÔNG TÁC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: Tòa án là khâu trung tâm của quá trình cải cách, xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp. Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử.

Và trên thực tế, việc triển khai công tác cải cách tư pháp ở tòa án nhân dân 2 cấp của tỉnh Quảng Trị bước đầu đã gặp không ít khó khăn.

*Phỏng  vấn ông Lê Hồng Quang- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị: những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác cải cách tư pháp ở tòa án nhân dân 2 cấp của tỉnh Quảng Trị.

Từ việc xác định những khó khăn cơ bản, hàng năm, lãnh đạo Tòa án hai cấp của tỉnh đã ban hành phương hướng, nhiệm vụ công tác năm theo hướng tập trung nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án đảm bảo theo tinh thần cải cách, phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng mới.

Nét đổi mới nhất trên lộ trình cải cách tư pháp ở ngành TAND tỉnh là việc tổ chức các phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Tòa án tạo điều kiện, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được trình bày hết ý kiến của mình; tranh luận giữa luật sư, bị cáo với đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cũng được thể hiện khách quan hơn. Các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Từ đó, chất lượng xét xử các vụ án được nâng lên. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc bức xúc, kéo dài được tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm.  

          *Phỏng vấn 1 đương sự tại phiên hòa giải: nhận xét về những thuận tiện trong quá trình làm hồ sơ thủ tục tại tòa án và công tác giải quyết vụ án có liên quan...

 

Cải cách thủ tục hành chính tư pháp còn được thể hiện cụ thể qua việc TAND 2 cấp thành lập Tổ hành chính tư pháp, chú trọng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu kiện của người dân. Tại trụ sở TAND được bố trí phòng tiếp dân và có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm; hằng tuần, lãnh đạo TAND trực tiếp tham gia công tác tiếp dân. Thông qua hoạt động này, góp phần hòa giải thành công nhiều vụ, việc, hạn chế việc phải mở phiên tòa xét xử. Tình trạng đơn thư khiếu kiện kéo dài đã được quan tâm giải quyết dứt điểm, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân được bảo đảm. 

*Phỏng vấn bà Trịnh Thị Trung- Chánh án Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Linh: huyện đã thành lập tổ hành chính tư pháp, nâng cao chất lượng đội ngũ có chức danh tư pháp.....từ đó giải quyết các khiếu nại một cách kịp thời, không chậm trễ.

*Phỏng vấn ông Nguyễn Cường- Chánh tòa Tòa hành chính- TAND tỉnh Quảng Trị: nhận thức và những nỗ lực của bản thân để góp phần cùng ngành tòa án thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp.

Một điểm khác trong cải cách tư pháp cũng được ngành TAND tỉnh Quảng Trị thực hiện đạt hiệu quả trong thời gian qua là Tòa án hai cấp của tỉnh đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử các loại án nên đã giải quyết số lượng án tương đối lớn; tỷ lệ giải quyết án hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu được giao; án bị huỷ, sửa chiếm tỷ lệ thấp, không có án oan sai; tỷ lệ hòa giải thành trong án hôn nhân gia đình và dân sự mỗi năm đều tăng. Đã cơ bản khắc phục được tình trạng án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác thi hành án.  Từ 01/01/2015 đến 31/5/2017, đã giải quyết hơn 4.600 vụ, việc trên tổng số hơn 5.000 vụ, việc thụ lý; đạt tỷ lệ 92,4%; án bị huỷ 22,5 vụ, chiếm tỷ lệ 0,48%; án bị sửa 28 vụ, chiếm 0,6%.

Công tác phối hợp với ban ngành liên quan cũng đã được phát huy hiệu quả trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án; nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm và được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Tòa án cũng đã đã tổ chức giải quyết khá tốt 07 vụ án thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, một số vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.

*Phỏng  vấn ông Lê Hồng Quang- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị: những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp

Có thể nói, thời gian qua, việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác CCTP tại Toà án hai cấp của tỉnh mà trọng tâm là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Luật Tổ chức Toà án năm 2014 đã đạt được những kết quả nhất định. Và việc xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp để trong thời gian tới thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách tư pháp sẽ là cơ sở để tòa án nhân dân 2 cấp của Quảng Trị phát huy được vai trò trung tâm đối với nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người; nâng cao vị thế của cơ quan thực hành quyền tư pháp,  tiếp tục đề cao tinh thần dân chủ trong hoạt động tư pháp.

 PTV: Chào cuối

Đón xem: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: Tòa án là khâu trung tâm của quá trình cải cách, xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp. Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử. Đó là nội dung sẽ được phản ánh trong chuyên mục Nội chính-phòng chống tham nhũng, phát sóng lúc 19h45’ thứ 2 ngày 21 tháng 8, phát lại lúc ...và..ngày hôm sau trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón xem.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Thị Kim Hồng 17/08/2017 11:33 Lê Vĩnh Nhiên 17/08/2017 13:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà