chuyên mục Tài nguyên môi trường
Danh mục
Tài nguyên môi trường
NỘI DUNG
Lời dẫn : xử lý môi trường tại các cơ sở chế biến cà phê

Chuyên mục tài nguyên môi trường tháng 11. 2016

PTV: Xin kính chào quý vị và các bạn! Ở tỉnh Quảng Trị, cây cà phê được đánh giá là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, nhất là trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình chế biến  cà phê, luôn phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải. Vì vậy, để cây cà phê phát triển bền vững, song song với lợi ích kinh tế đòi hỏi các cơ sở chế biến cà phê phải thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường để đảm bảo tốt nhất chất lượng môi trường tại các cơ sở. Trong chuyên mục tài nguyên môi trường kỳ này, chúng tôi xin phản ánh đến quý vị và các bạn về công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy chế biến cà phê. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Công tác xử lý môi trường tại các cơ sở chế biến cà phê.

 

Theo số liệu báo cáo của Sở NNPTNT đến thời điểm này, tổng diện tích cây cà phê của Quảng Trị, chủ yếu trồng tại huyện Hướng Hóa đạt gần 5.000ha, tăng 0,71% so với năm 2015 và chiếm 1/7 tổng diện tích cà phê cả nước, chiếm 22% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày, chủ lực của tỉnh. Giá trị sản lượng cà phê Hướng Hóa hàng năm mang lại khoảng 300 tỷ đồng. Mùa vụ cà phê được bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau là cao điểm trong thu hoạch và chế biến cà phê. Cây cà phê không chỉ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà thực tế đã đưa nhiều hộ gia đình, trong đó có không ít gia đình đồng bào dân tộc ít người vươn lên trở thành giàu có.

Với diện tích trồng cà phê ngày càng mở rộng, hoạt động chế biến cà phê quả tươi theo đó cũng phát triển nhanh chóng. Trên địa bàn Huyện hiện nay có 15 cơ sở chế biến cà phê, với quy mô vừa và nhỏ, công suất từ  5 - 300 tấn/ngày.

Công nghệ chế biến chủ yếu là chế biến ướt, gồm các công đoạn cơ bản như Rửa phân loại  - Tách vỏ quả - ngâm ủ- tách vỏ thịt – sấy khô. Với quy trình này thì hoạt động chế biến cà phê có các loại chất thải là: nước thải từ tách trọng lực, ngâm rửa, tách nhớt; chất thải rắn là vỏ cà phê và cành lá thực vật; khí thải từ công đoạt sấy.

Trong các loại chất thải trên, đáng chú ý nhất là nước thải với hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao, nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định về nước thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Theo kết quả điều tra hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện có 6/15 cơ sở thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh. Đáng quan tâm hơn là do mặt bằng các cơ sở này đều nằm trên địa hình đồi dốc, thoát nước tốt, nguồn nước thải này đổ vào Sông Sê Pôn sau đó chảy về hạ lưu qua nước bạn Lào.

  Hiện nay các loại chất thải rắn cơ bản đã được tận dụng ủ phân bón, khí thải từ lò sấy đã được thu gom, xử lý đảm bảo. Riêng đối với nước thải, đã có 12/15 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý. Tuy nhiên, nhiều cơ sở công suất xử lý vẫn chưa đảm bảo với nhu cầu xử lý thực tế, một số cơ sở có hệ thống chưa đảm bảo đúng quy trình (chỉ qua các hồ lắng tự nhiên) nên nước thải chưa đảm bảo chất lượng đầu ra theo quy định.

Phỏng vấn: Ông Hồ Văn Tịnh - Phó chủ tịch UBND xã Hướng Tân- Hướng Hóa (nói về vấn đề môi trường tại các cơ sở chế biến café trên địa bàn)

Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng trên đó là do ý thức của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp vẫn có tư duy coi trọng phát triển kinh tế, xem nhẹ công tác BVMT nên chưa thực hiện tốt công tác này hoặc thực hiện theo kiểu đối phó các cơ quan chức năng.

Một số cam kết BVMT trong việc xử lý môi trường chưa được các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Việc không chấp hành pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến kéo theo hệ lụy rất lớn đối với các vấn đề môi trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, khó khăn khách quan phải kể đến đó là hoạt động sản xuất cà phê là hoạt động thời vụ, chỉ từ 3-4 tháng cuối năm, do đó hệ thống xử lý nước thải khi đã được đầu tư không được duy trì, hoạt động thường xuyên sẽ bị xuống cấp là điều tất yếu, kinh phí để khắc phục sửa chữa hệ thống khá cao, trong khi sản lượng sản xuất không ổn định cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc đầu tư nâng cấp và vận hành hệ thống xử lý.

PV: Ông Hồ Quốc Trung- Phó phòng NN&PTNN huyện Hướng Hoá

(nói về vấn đề phối hợp với phòng TNMT hàng năm theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo các cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định về môi trường…)

   Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp chế biến cà phê đều nhận thức được rằng muốn phát triển sản xuất ổn định, lâu dài cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong việc xây dựng, lắp đặt các phương tiện, thiết bị và thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Một trong những doanh nghiệp quan tâm đầu tư về công tác bảo vệ môi trường là Công ty TNHH MTV Đại Lộc. Công ty bắt đầu sản xuất từ ngày 15/10/2016. Khối lượng cà phê quả tươi chế biến trung bình khoảng 25 tấn/ngày đêm. Nước thải sản xuất khoảng 70m3/ngày đêm. Vỏ cà phê thải được Công ty phối hợp với nhân dân trên địa bàn thu gom làm phân bón. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đã tu sửa hệ thống xử lý nước thải (nâng cấp 2 máy sục khí). Kết quả phân tích nước thải sản xuất của Công ty cho thấy, tất cả 5 thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

PV Công Ty TNHH MTV Đại Lộc (Nói về vấn đề cố gắng để hoàn thiện máy móc trang thiết bị nhằm bảo vệ môi trường)

  Ðể giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chế biến cà phê, Sở TNMT đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, UBND huyện Hướng Hóa tổ chức những ðợt thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Ðồng thời, áp dụng ðồng bộ các giải pháp tập huấn, tuyên truyền kết hợp với yêu cầu, hýớng dẫn các cõ sở nhanh chóng có các biện pháp khắc phục ô nhiễm do chế biến cà phê gây ra.

   Theo kết quả kiểm tra của Sở TN-MT trong tháng 11/2016 cho thấy, các cơ sở chế biến cà phê đã có ý thức và hành động trong công tác BVMT. Một số cơ sở đã đầu tư, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải, vệ sinh nhà xưởng, giảm thiểu mức độ ô nhiễm so với các năm trước. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn một số tồn tại như chưa hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý theo đúng yêu cầu. Trong thời gian tới, Sở TNMT sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan đôn đốc, nhắc nhở, giám sát các cơ sở khắc phục các tồn tại nêu trên; xử lý vi phạm theo quy định pháp luật; Đối với doanh nghiệp nào mức độ vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, Sở cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét, yêu cầu Doanh nghiệp tạm dừng sản xuất trước ngày 30/11/2016 để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm.

PV:  Phòng TN-MT huyện Hướng Hóa giải pháp nâng cao hiệu quả công tác BVMT của các cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện.

Vấn đề bảo vệ môi trường đối với các nhà máy chế biến cà phê là một việc làm hết sức cần thiết và luôn được các cấp ngành quan tâm. Cùng đó hướng giải quyết đặt ra cho các cơ quan quản lý môi trường là cần quy hoạch không gian, số lượng cơ sở chế biến cà phê vừa và nhỏ không để phát triển theo tính tự phát. Đồng thời di dời các cơ sở này ra ngoài khu dân cư. Có như vậy mới tạo sự công bằng trong công tác sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến cà phê góp phần đưa thương hiệu cà phê Hướng Hóa phát triển bền vững.

 

Người thực hiện

QRTV:

CCBVMT:

Đơn vị thực hiện

PHÒNG VĂN NGHỆ - CHUYÊN ĐỀ ĐÀI PT- TH QUẢNG TRỊ

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUẢNG TRỊ

 

Bên cạnh việc nêu ra thực trạng công tác bảo vệ môi trường thì cũng cần phải chỉ rõ một vài doanh nghiệp chưa làm tốt công tác này.

 

 

Chú thích duyệt

 

Chuyên mục đã được phòng cmcd kiểm duyệt. Nội dung đẩm bảo. đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 23/11/2016 07:53 Lê Vĩnh Nhiên 23/11/2016 08:13
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà