GÌN GIỮ NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG RƯỚC KIỆU VƯƠNG PHI HỌ LÊ
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Vùng đất Quảng Trị xưa là nơi ghi dấu những cuộc di dân mở cõi của người Việt từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong. Sự hình thành nên các làng cổ đầu tiên ấy có sự đóng góp không nhỏ của một số nữ nhân sau này được người làng tôn làm thành hoàng làng hoặc tiền khai khẩn, sáng lập hương hiệu. Trong những nữ nhân ấy có bà Vương phi Họ Lê tại xã Vĩnh Long, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ ngày giỗ của bà, chính quyền và nhân dân địa phương đã gìn giữ và phát triển thành nghi lễ rước kiệu hàng năm, và từ hoạt động này đã trở thành nét văn hóa truyền thống ở Vĩnh Linh để tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công mở đất mở làng.

Đề cương Chuyên mục Văn hóa Quảng Trị

(Phát sóng thứ 5, ngày 20/6/2024)

 

Tên: GÌN GIỮ NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG RƯỚC KIỆU VƯƠNG PHI HỌ LÊ

 

Dẫn MC: Vùng đất Quảng Trị xưa là nơi ghi dấu những cuộc di dân mở cõi của người Việt từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong. Sự hình thành nên các làng cổ đầu tiên ấy có sự đóng góp không nhỏ của một số nữ nhân sau này được người làng tôn làm thành hoàng làng hoặc tiền khai khẩn, sáng lập hương hiệu. Trong những nữ nhân ấy có bà Vương phi Họ Lê tại xã Vĩnh Long, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ ngày giỗ của bà, chính quyền và nhân dân địa phương đã gìn giữ và phát triển thành nghi lễ rước kiệu hàng năm, và từ hoạt động này đã trở thành nét văn hóa truyền thống ở Vĩnh Linh để tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công mở đất mở làng.

 

Phim:

Ngôi Miếu Bà Vương Phi họ Lê nằm trên khu rừng trang nghiêm và kín lặng Lòi Xó Rọ của làng Sa Trung nay thuộc thôn Hòa Nam, xã Vĩnh Long huyện Vĩnh Linh. Đây là Di tích Lịch sử tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị, đã được xếp hạng theo Quyết định Số 652 ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh. Là nơi thờ phụng Bà Vương Phi họ Lê cùng 2 người anh em, đã có công phò vua giúp nước, chiêu dân lập ấp, khai phá vùng đất Minh Linh, mở rộng cương thổ Đại Việt dưới triều Lê sơ. 

 

Phỏng vấn người dân (Nói về di tích miếu bà)

 

Trở về với lịch sử theo  sách "Ô Châu cận lục” của Dương Văn An chép từ thời nhà Mạc năm 1553 đã ghi rằng: "Bà Vương Phi họ Lê quê ở xã Sa Lung - tức làng Sa Trung ngày nay, thuộc châu Minh Linh, vốn là con gái vào hầu hạ trong cung khi Lê Thánh Tông chưa lên ngôi. Đến khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua, bà được tuyển vào hậu cung và được yêu quý thăng lên làm Phi…”. Bà Lê Quý Phi với trí thông minh tài sắc hơn người,  đã có nhiều công lao đóng góp trong việc di dân lập ấp mở mang bờ cõi. Hai người anh em của Bà sau khi nhận tước vị của triều trình ban cho thì tiếp tục thực hiện công cuộc khai hoang lập địa, mộ dân ở nhiều nơi đến định cư lập nghiệp ở vùng Sa Lung và một dãy rộng lớn từ Sen Thủy- Quảng Bình đến Hạ bạn Gio Linh.  Riêng ông Lê Quang Phú cậu ruột của Bà  Vương Phi là người đã có công nuôi dưỡng 3 anh em và cũng là người được dân làng Sa Lung trước đây suy tôn là Tiền khai khẩn.

 

Phỏng vấn lãnh đạo xã Vĩnh Long nói về việc phục dựng, phát triển Lễ rước bà Vương phi hàng năm

 

Bên cạnh những giá trị của di tích về thời kỳ chiêu dân, lập ấp, Miếu Bà Vương Phi họ Lê còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cánh mạng quan trọng. Thời kỳ tiền khởi nghĩa 1942-1943, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng hoạt động bí mật tại ngôi miếu này để chỉ đạo phong trào cách mạng ở khu vực Vĩnh Linh. Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, dân làng Sa Trung đã khấn nguyện tại bàn thờ bà Lê Quý Phi để xin cống hiến cho kháng chiến những đồ thờ quý báu mà các đời vua nhà Nguyễn có sắc phong và ban tặng cho bà. Trong chống Mỹ cứu nước, lợi thế mộ bà Chúa nằm ở địa hình của Lòi Xó Rọ nên bộ đội ta trú quân an toàn. Cũng tại khu vực mộ bà Vương Phi, một bệnh viện dã chiến được hình thành để cứu chữa thương binh từ chiến trường miền Nam chuyển ra.

 

Ông Lê Minh Tuấn- Phó Trưởng ban họ Lê tỉnh Quảng Trị

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn hằng năm cứ vào ngày 27/3 âm lịch người dân làng Sa Trung lại long trọng tổ chức lễ giỗ bà Vương Phi họ Lê. Đây là sự kiện  quan trọng  trong năm của xã Vĩnh Long và dần trở thành nét văn hóa riêng đặc sắc riêng của địa phương, là dịp để nhắc nhở các thế hệ con cháu ghi nhớ công ơn to lớn của người cậu cùng 3 anh em họ Lê là những có công phò Vua, khai sơn phá thạch, khai dân lập ấp và cũng là cơ hội để con em xa quê trở về  gặp gỡ hội tụ. Nhằm ôn lại truyền thống xa xưa, từ năm 2022, lễ giỗ của bà ngoài những nghi thức truyền thống thì địa phương đã phục dựng lại đám rước kiệu Bà. Kiệu bà được các họ tộc trong làng cùng các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, con cháu xa gần rước đi vòng quanh làng. Sau đó về an vị tại miếu thờ.  

 

Phỏng vấn Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Linh -  Quảng Trị (Nói việc phát huy thành giá trị văn hóa truyền thống, ghi nhớ công ơn của tiền nhân mở cõi)

 

Ngày nay miếu Bà Vương Phi họ Lê đã và đang trở thành điểm đến thu hút nhiều khách du lịch tham quan, tìm hiểu về giai thoại của Bà Vương Phi và lịch sử đất nước ta thời Lê sơ. Để miếu Bà Vương Phi họ Lê được nhiều người biết đến hơn nữa, hiện nay tỉnh, huyện và Chính quyền địa phương đã có các chủ trương và phương án bảo tồn, phục dựng, quảng bá, giới thiệu rộng rãi để nhân dân thập phương xa gần chiêm ngưỡng.

Có thể khẳng định rằng, Miếu bà Vương phi họ Lê là một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị. Việc lần tìm lại gốc tích, lai lịch của những người có công chiêu dân, lập ấp là để hướng đến việc giáo dục con cháu đời sau luôn biết nâng niu, gìn giữ từng tấc đất mà cha ông ta đã đổ mồ hôi, xương máu để mở mang, góp phần làm nên hình dáng của đất nước hôm nay.

 

(Lê Tú)

 

 

 

  

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 14/06/2024 11:00 Lê Ngọc Tú 14/06/2024 11:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà