NÉT ĐẸP VĂN HÓA PHÁ TRẰM
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Cứ vào dịp đầu mùa thu, người dân làng Trà Lộc xã Hải Hưng huyện Hải Lăng háo hức tập trung về Trằm Trà Lộc tham gia ngày hội phá trằm bắt cá. Đây là ngày hội văn hóa dân gian độc đáo có từ hàng trăm năm nay mang ước nguyện về Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Chuyên mục Văn hóa Quảng Trị

T/h: Lê Tú

NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ HỘI PHÁ TRẰM

MC Studio 1: Thưa quý vị và các bạn! Lễ hội là một hoạt động văn hóa, tinh thần của nhân dân được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc của đất nước. Đặc điểm chung của các lễ hội là nhằm tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, để củng cố điểm tựa tâm linh và khát vọng ấm no, hạnh phúc cho mỗi người. Cứ vào dịp đầu mùa thu, người dân làng Trà Lộc xã Hải Hưng huyện Hải Lăng háo hức tập trung về Trằm Trà Lộc tham gia ngày hội phá trằm bắt cá. Đây là ngày hội văn hóa dân gian độc đáo có từ hàng trăm năm nay mang ước nguyện về Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Phim:

Khi ánh bình minh bắt đầu rạng dần, các vị cao niên trong làng thực hiện nghi lễ để các giang sơn và các vị thần linh trong truyền thuyết.

Nghi lễ này theo thời gian có phần thay đổi nhưng vẫn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc là để ghi nhớ công ơn của các bậc tiên nhân đã mở mang vùng đất này.

Theo sử liệu của làng, Lễ hội này tồn tại từ hàng trăm năm nay, được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hằng năm.

Phỏng vấn: Ông: LÊ ĐÌNH NIỀM – Hội chủ Làng Trà Lộc – Hải Hưng – Hải Lăng

“Làng có hơn 550 năm và Lễ hội này đã có từ 300 năm trước. Là để cầu cho quốc thái dân an, cầu cho người dân có mùa màng tươi tốt, là dịp để con cháu đi xa trở về quê cha đất tổ. Sau lễ cáo, 3 hội trống vang lên người dân mới xuống bắt cá…”

(Trôi hình 7s)

Ngay sau phần nghi lễ, người dân và du khách gần xa được phép xuống lòng hồ bắt cá. Người tham gia bắt cá chỉ được dùng các dụng cụ như nơm, rớ, rập, dũi và các dụng cụ thủ công khác...

Mỗi năm lễ hội "phá Trằm" Trà Lộc chỉ diễn ra đúng một lần sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Đây không chỉ là dịp tạo không khí phấn khởi, vui tươi, gắn kết tình làng nghĩa xóm, cố kết cộng đồng mà còn là dịp để người dân kết hợp làm vệ sinh lòng hồ, thay thế nguồn nước mới sạch sẽ hơn, làm cho môi trường được cải thiện, đồng thời thu hút du khách gần xa đến tham quan.

 

Phỏng vấn: Ông CÁP XUÂN TỪ - PCT UBND xã Hải Hưng – Hải Lăng

(Nói về tổ chức Lễ hội, gìn giữ lễ hội qua hàng năm…)  

Càng về trưa, du khách khắp nơi đổ về Khu Du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc càng lúc càng đông, lên đến hàng nghìn người. Bên dưới hồ, đông đảo người tham gia bắt cá một cách hăng say, vui vẻ trong khi đó dọc theo bờ hồ, mọi người đứng xem thích thú reo hò, cổ vũ... tạo nên không khí ngày hội vui tươi.

Phỏng vấn: Chị PHẠM THỊ THANH THỦY – Thành phố Đà Nẵng

Phỏng vấn: Anh HỒ SỸ LONG – Thành phố HỒ CHÍ MINH

(nói về cảm nhận khi tham gia lễ hội)  

Người dân địa phương xem đầm Trà Lộc là một tài sản vô giá do thiên nhiên ban tặng. Bao quanh đầm nước này là khu rừng tự nhiên được người dân gìn giữ hàng trăm năm qua. Khu vực này có di tích Tháp Chàm Trà Lộc, đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003. 

Làng Trà Lộc được hình thành từ các chính sách di dân, mở rộng lãnh thổ về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt dưới thời nhà Lê. Cư dân chủ yếu đến từ các vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh, họ đến đây từ những vùng đất còn nghèo khó, chật chội, họ ước mơ tìm đến vùng đất mới rộng rãi, màu mỡ hơn để canh tác, ổn định đời sống. Trằm Trà Lộc nguyên xưa là công trình thủy lợi lớn của người Chăm để lại dẫn nước tưới cho đồng ruộng rộng lớn ở trong vùng.

Phỏng vấn: Ông CÁP XUÂN TÁ – PCT UBND Huyện Hải Lăng – Quảng Trị

(Nói về chủ trương tổ chưc, kết nối các lễ hội văn hóa dân gian này thành sản phầm du lịch độc đáo)

Người dân làng Trà Lộc vẫn còn lưu truyền câu chuyện đầy truyền thuyết. Xưa rằng, có một ông tiên gánh một đôi quang gánh, một đầu là một viên đá dùng để đánh lửa và đầu kia là sọt cát để đi lấp biển. Trên đường đi chẳng may đòn gánh bị gãy, hòn đá rơi xuống và tạo nên Trằm bây giờ còn sọt cát thì tạo thành một sa động mang tên là động Cát Tiên. Cũng có tích cho rằng: Trằm là nơi các vị thần linh, tiên nữ về hội tụ trong một lễ hội du thủy nên mới có tên là Bàu Giàng. Tất cả những truyền thuyết hay những câu chuyện đó đều là hư cấu nhằm thỏa mãn nhu cầu được tự hào, ngợi ca và ngưỡng vọng của dân làng đối với một khung cảnh thiên nhiên trữ tình thơ mộng nằm giữa một vùng đồi cát trắng mênh mông trên dải cát trắng của vùng Hải Lăng.

MC Studio 2: Trong phần tiếp theo của chuyên mục, mời quý vị và các bạn theo dõi mục giới thiệu nội dung của Tạp chí Cửa Việt tháng 9/2024.

MC MC Studio 3: Chào cuối!

 

GTPS: Cứ vào dịp đầu mùa thu, người dân làng Trà Lộc xã Hải Hưng huyện Hải Lăng háo hức tập trung về Trằm Trà Lộc tham gia ngày hội phá trằm bắt cá. Đây là ngày hội văn hóa dân gian độc đáo có từ hàng trăm năm nay mang ước nguyện về Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Trong chuyện mục Văn hóa Quảng Trị chúng tôi xin gửi đến quý vị và các bạn nét văn hóa độc đáo của Lễ Hội này. Chuyên mục được phát sóng vào lúc 21h15 thứ 5 ngày 12/9, phát lại vào lúc 8h50 và 11h15 ngày hôm sau. Mời quý vị và các bạn đón xem!

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 10/09/2024 14:35 Lê Ngọc Tú 10/09/2024 14:35
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà