AN TOÀN GIAO THÔNG 12-6
Danh mục
An toàn giao thông
NỘI DUNG

 

Kịch bản chương trình PTTT An toàn giao thông:

Phát thanh trực tiếp thứ 2 ngày 12-6:

Phòng chống cháy nổ xe trong mùa hè

MC: Kính chào Qv & các bạn!  Cảm ơn quý vị đã chọn nghe chương trình của Đài PTTH QT. Và tôi là Thái Hiền của An toàn giao thông sẽ đồng hành cùng quý vị trong 30 phút vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Chương trình đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp.

Quý vị và các bạn thân mến! Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra hiện tượng xe ô tô bốc cháy khi vừa mới khởi động hoặc đang chuyển động trên đường, khi vừa dừng lại... Hiện tượng cháy xe ô tô, xe gắn máy xảy ra rất đa dạng, phức tạp, trong số các xe bị cháy có cả xe cũ, xe mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó thời tiết nắng nóng cũng là một trong những điều kiện tiềm ẩn nguy cơ cao gây cháy ô tô, xe máy. Bởi chúng ta biết, dù mới chớm hè, nhưng những ngày đầu tháng 5, tháng 6 này, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều nơi phải trải qua những đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 40 độ C. Dưới điều kiện nắng nóng của thời tiết như vây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra những vụ xe ô tô tự cháy. Để bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy cho ô tô, xe máy, cũng như đảm bảo an toàn tính mạng của mọi người khi tham gia giao thông. ATGT hôm nay xin được chia sẻ cùng quý vị những lưu ý để tránh cháy nổ với các phương tiện giao thông mùa nắng nóng. Và người sẽ đồng hành chùng chúng ta là chị Nguyễn Thị Phượng – Giáo viên Trường TC nghề GTVT QT.

MC: Xin chào chị Phượng!

Chị: Chào chị Thái Hiền và Chào quý thính giả của chương trình An toàn giao thông

MC: Cảm ơn chị đã sắp xếp thời gian và đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT ngày hôm naychị thấy chủ đề của ATGT số này như thế nào ạ?

Chị: Vâng! Tôi thấy đây là chủ đề vô cùng hữu ích với tất cả mọi người vì dù là e máy hay ô to thì đều có thể gặp trường hợp cháy nổ xảy ra khi thời tiết quá nắng nóng. Qua thông tin báo chí tôi được biết cuối tháng 5/2022, một xe ô tô tải đang lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Hải Trường, huyện Hải Lăng bốc cháy dữ dội hay ở Hà Nội khoảng 14h20 ngày 18/5, ô tô 7 chỗ nhãn hiệu Chevrolet Captiva, lưu thông trên quốc lộ 32 (đoạn qua xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội. Vụ việc không gây thiệt hại về người, tuy nhiên, chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.

 

Trước đó, khoảng 10h30 ngày 17/5, tại đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Hà Nội, một chiếc ô tô nhãn hiệu BMW đang lưu thông theo hướng Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh, khi tới trước số nhà 18 Huỳnh Thúc Kháng thì bất ngờ bốc cháy. Cũng trong ngày 17/5, tại Trung tâm Thể dục thể thao quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, một chiếc ô tô nhãn hiệu Toyota cũng bất ngờ bốc cháy. Do ảnh hưởng của sức nóng, một ô tô khác bị lửa cháy lan vào đầu xe. Theo kết luận của cơ quan chức năng, cũng như chia sẻ của các gara ô tô, nguyên nhân của hầu hết những vụ cháy xe ô tô đều bắt nguồn từ sự bất cẩn của người sử dụng. Như vậy rõ ràng chủ sở hữu hay người lái cần có những thông tin cần thiết để chống cháy nổ xe trong mùa nắng nóng như thế này. Và tôi rất sẵn lòng chia sẻ cùng mọi người những kiến thức mà tôi có trong quá trình giảng dạy của mình để quý vị có thể phòng tránh những tai nạn cháy nổ xe có thể xảy ra.

MC: Vâng! Cảm ơn chị Phượng… Và quý vị đừng quên, số điện thoại 0233.3595399 luôn sẵn sàng đợi quý vị. Nếu có thắc mắc cần tư vấn quý vị hãy gọi ngay cho chúng tôi để được khách mời giải đáp chi tiết quý vị nhé! Chúng ta sẽ còn tiếp tục chương trình với chủ đề: Phòng chống cháy nổ xe trong mùa hè.  Và cụ thể cách phòng tránh ra sao? Câu trả lời sẽ có trong phần sau của chương trình cùng sự trở lại của khách mời là chị Nguyễn Thị Phượng đến từ trường TC nghề GTVT tỉnh QT. Còn bây giờ, chúng tôi xin dành ít phút để chuyến đến quý vị một vài thông tin về an toàn giao thông đáng chú ý trong tuần qua.

                                                Nhạc cắt Tin tức giao thông 

Tin 1:

Tin 2:

Tin 3:

Nhạc cắt Giao thông và cuộc sống

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Phòng chống cháy nổ xe trong mùa hè với khách mời của chương trình là chị Nguyễn Thị Phượng đến từ trường TC nghề GTVT tỉnh QT.

MC: Xin được trở lại với chị Phượng ạ! Chị có thể cho biết, những nguyên nhân nào gây ra cháy nổ với xe ô tô?

Chị … trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên cháy nổ xe trong mùa nắng nóng kể cả chủ quan và khách quan. Tôi xin đề cập đến nguyên nhân khách quan trước:

Đó là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng trái đất đang nóng lên, mùa hè ở nước ta trong những năm gần đây có nhiệt độ tăng lên khá cao. Đặc biệt trong năm nay, nhiệt độ cao nhất được dự đoán có thể lên 43-44 độ C và đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ ô tô, xe máy nếu chủ phương tiện bất cẩn.

MC: Vâng! Vậy nguyên nhân chủ quan thì là gì ạ?

Chị .. trả lời: Một số người thích lắp thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế cho xe được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra cháy xe. Theo thiết kế, các thiết bị này nằm ngoài sự kiểm soát của xe, dẫn đến quá tải cho hệ thống điện khi sử dụng dễ gây cháy nổ. Còn có thể do sử dụng dây điện kém chất lượng hoặc các mối nối bất cẩn cũng dẫn đến nguy cơ chập cháy cao. Trước thực trạng đó, bên cạnh những lưu ý đối với các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; các cửa hàng, đại lý, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy và các điểm trông giữ ô tô, xe máy… để bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, Bộ Công an khuyến cáo người sử dụng phương tiện không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện khác như thiết bị bảo vệ, còi, đèn… hoặc nếu lắp thêm phải bảo đảm an toàn, không bị quá tải về điện.

 Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen lười bảo dưỡng xe hoặc không để ý đèn cảnh báo dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Các chi tiết phụ tùng hư hại, gỉ sét... không được khắc phục và bảo dưỡng kịp thời sẽ làm giảm khả năng vận hành của xe khiến xe dễ bị cháy.

Đặc biệt là nhiều người thường để những vật dụng có nguy cơ cháy nổ ở trên ô tô cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên cháy xe.

MC: Vâng! Vậy thì những vật dụng có thể gây cháy nổ trên xe là những vật  gì chị có thể thông tin cụ thể hơn ạ?

Chị … trả lời: nhiều người coi ô tô như là nơi chứa mọi thứ họ không muốn mang theo. Nhưng thực tế, điều này rất nguy hiểm, ngay cả những món đồ tưởng như vô hại nhất. Một số thứ có thể phát nổ, bốc cháy hoặc ở mức độ nhẹ nhàng hơn là làm bẩn xe.

Thứ nhất là : Nước đóng chai: Chúng ta cần cẩn thận khi để lại nước đóng chai trong xe khi trời nóng. Nếu ai từng uống nước đóng chai để ngoài trời nắng nóng có thể cảm nhận được vị đã “khang khác”. Nguyên nhân chính là khi nhiệt độ tăng lên, hóa chất từ chai nhựa có thể thấm vào nước. Ngoài ra, chai nhựa trong suốt cũng tựa như một tấm kính phản xạ lại ánh nắng, có thể đủ để bắt lửa.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất để chai nước trong túi bọc, hộc để đồ, trong ngăn đá nếu xe có trang bị, hoặc đựng nước trong các bình tái chế không sử dụng vỏ

Thứ 2 là : Kính mắt: Nhiều người đã biết không nên để kính trong ô tô khi trời nắng, nhưng mọi người lại thường quên kính mắt cũng là một mặt kính. Nếu để kính trong xe trong thời gian dài, chúng sẽ bị nóng, gọng kính có thể bị cong hoặc tệ hơn là phản xạ ánh nắng có thể dẫn đến cháy cabin ô tô.

Thứ 3 là Bia rượu, nước rửa tay khô: Để bia rượu trong cabin ô tô không chỉ dễ mang đến mùi lạ, mà còn có thể phát nổ. Chuyện này từng xảy ra trong thực tế. Khi thành phần hóa học thay đổi, áp suất tăng, khiến lon/chai bia rượu có khả năng phát nổ. Không nên để nước rửa tay khô trong cabin ô tô cũng vì lý do tương tự. Bởi nước rửa tay khô thường chứa cồn. Mặc dù nhiệt độ phải lên đến hàng trăm độ C mới có thể gây ra cháy nổ, nhưng chỉ riêng lý do có thể phá hủy các thành phần hóa học, làm giảm hiệu quả sản phẩm cũng đủ để mọi người không nên để lại trong xe.

Thứ 4 là Pin, sạc dự phòng: Để pin trong xe không những khó tìm do kích thước nhỏ, mà còn nguy hiểm. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, pin có thể bị nứt, vỡ và rò rỉ axit. Đó là lý do các nhà sản xuất thường khuyến cáo không nên để pin ở nơi có nhiệt độ cao. Ngay cả khi không bị rò rỉ, pin cũng có thể bị “chai” do nhiệt độ cao. Do đó, tốt nhất nên mang theo pin vào trong nhà.

Thứ 5 là Các thiết bị điện tử: Luôn lấy điện thoại và thiết bị điện tử khác ra khỏi ô tô nếu xuống xe. Nhiệt độ có thể làm hỏng pin, làm chảy các chi tiết nhựa khiến hệ điều hành hoạt động không chính xác. Rất nhiều điện thoại có mức nhiệt độ môi trường an toàn. Mức nhiệt này tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Chẳng hạn, nhiệt độ tốt nhất cho điện thoại Samsung hoạt động là từ 0 đến 35 độ C.

Thứ 6 là Kem chống nắng: Kem chống nắng là món đồ không thể thiếu vào mùa hè và cũng rất dễ bị để lại trên xe. Nhưng khi để trong cabin ô tô quá lâu, kem chống nắng có thể xuất hiện mùi lạ, thậm chí nắp tuýp kem có thể bung ra. Nhiệt độ cao cộng với ánh nắng mặt trời dễ dàng phá vỡ các thành phần chống lại tia UV, khiến hiệu quả chống nắng bị suy giảm rõ rệt. Điều này cũng sẽ xảy ra khi bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng, nhưng tốc độ chậm hơn rất nhiều.

Thứ 7 là Thuốc, thực phẩm: Nhiều loại thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng để duy trì hiệu quả đầy đủ. Vì vậy, để chúng trong cabin ô tô, bất kể thời tiết như thế nào, cũng không phải là tối ưu vì hiệu quả của thuốc có thể giảm. Ngoài ra, thuốc dạng kem, sáp và mỡ có thể tan chảy. Sau khi mua thuốc, nên về nhà càng sớm càng tốt và dĩ nhiên không được để lại trong xe. Tương tự, thực phẩm có thể nhanh chóng hư hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, ngay cả khi không phải đồ đông lạnh

Thứ 8 là Bật lửa: Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra đặt bật lửa ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, chỉ 12 phút là có thể phát nổ. Bởi vì khí trong bật lửa chủ yếu là butan lỏng, dễ cháy và nổ.

Cho nên mọi người cần cẩn thận với những thứ dễ gây nổ mà chúng ta đã liệt kê trên.

MC: Cảm ơn những thông tin từ chị Nguyễn Thị Phượng đến từ trường TC nghề GTVT tỉnh QT. Và bây giờ mời chị cùng quý thính giả hãy nghe một phóng sự ngắn về nguy cơ cháy nổ xe trong mùa nắng nóng.

 

Phóng sự: NGUY CƠ CHÁY NỔ XE MÙA NẮNG NÓNG

Trong những ngày vừa qua, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều nơi phải trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 40 độ C. Nếu đỗ xe ngoài trời, nhiệt độ trong khoang lái thực tế còn cao hơn rất nhiều, thậm chí là cao gấp đôi do hiệu ứng nhà kính. Tuy vậy, dù có nắng nóng đến thế nào, một chiếc xe ô tô thông thường sẽ không thể tự bốc cháy do hãng xe đã kiểm nghiệm rất kỹ trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Tỉ lệ tự bốc cháy do lỗi nhà sản xuất chỉ chiếm chưa đến 1% và thường được các hãng xe phát hiện sớm nên họ sẽ công bố lệnh triệu hồi những chiếc xe có nguy cơ cháy để khắc phục vấn đề. Còn lại, phần lớn những nguyên nhân gây cháy xe trong thời tiết nắng nóng chủ yếu đến từ sự chủ quan và bất cẩn của người sử dụng xe.

Nguyên nhân gây cháy xe ô tô phổ biến có thể đến từ việc chủ xe độ chế thêm các thiết bị điện tử sai quy chuẩn của nhà sản xuất đưa ra, chẳng hạn như chất lượng dây điện không đảm bảo dẫn đến quá tải, tăng nhiệt và gây cháy xe. Ngoài ra, người dùng bảo dưỡng qua loa hoặc ít chăm sóc xe sẽ không phát hiện sớm các vấn đề như chuột cắn các chi tiết điện, rò rỉ nhiên liệu trong khoang máy khi bị chập điện hoặc thời tiết nóng cộng với động cơ quá nhiệt, dẫn đến nguy cơ cháy xe.

Trang bị châm tẩu thuốc lá có sẵn trên xe tưởng chừng như vô hại nhưng bộ phận này trong quá trình sử dụng lâu ngày có thể bị kẹt, dẫn đến đóng mạch, tạo ra nhiệt lò xo bên trong và gây ra cháy xe. Do đó, cũng khuyến cáo các chủ xe nên rút tẩu châm thuốc nếu không dùng tới vật dụng này.

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, người dùng tuyệt đối không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe như bật lửa, pin dự phòng hoặc thiết bị điện tử. Luôn có sẵn bình chữa cháy mini trên xe nhưng người dùng không nên mua các loại bình chữa cháy trôi nổi kém chất lượng bởi những loại này hoàn toàn có thể gây tác dụng ngược khi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

MC: Vâng, vừa rồi là một vài thông tin về những nguy cơ cháy nổ xe trong mùa hè. Vậy xin hỏi khách mời là chị Phượng, để khắc phục điều này thì chúng ta có những biện pháp nào?

Chị… trả lời: Chúng ta cần tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và chỉ thực hiện ở những nơi uy tín, chất lượng; thường xuyên chủ động kiểm tra để kịp thời phát hiện dấu hiệu khác thường (khó nổ máy, có hơi xăng, có tiếng kêu, nhiệt độ của máy cao, có mùi khét...). Khi để xe trong nhà, nơi trông giữ xe phải tắt khóa điện, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Chủ phương tiện nên sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh; không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, dưới yên xe, trong khoang động cơ. Chủ các phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên cần tự trang bị các bình chữa cháy phù hợp.

Khi xảy ra cháy nổ hoặc phát hiện có khói hoặc nhiệt độ cao bất thường, cần bình tĩnh tắt khóa điện, đỗ, dựng xe ở lề đường, xa nơi tập trung đông người, cách xa nơi có nhiều chất dễ cháy.

Khi cháy xe ô tô cần tìm mọi cách để đưa người thoát ra khỏi xe nhanh chóng và tìm cách chữa cháy. Khóa ngay bình xăng nếu có thể (đối với các xe có thiết kế khóa xăng), dùng bình chữa cháy, cát, nước để chữa cháy, đồng thời hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi điện báo ngay cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc gọi cho Công an, chính quyền địa phương… nơi gần nhất để phối hợp chữa cháy, có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu không có khả năng dập tắt đám cháy, cần nhanh chóng rời xa phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn.

Cùng với khuyến cáo của lực lượng chức năng, các cơ sở sửa chữa xe cũng đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xe bị cháy trong mùa nắng nóng. Khi phương tiện di chuyển trên các cung đường có rơm, rạ, tài xế cũng cần kiểm tra, loại bỏ những thứ như rơm, rạ khỏi xe để tránh việc ma sát lâu ngày... gây ra hỏa hoạn. Xe cần được bảo dưỡng thường xuyên nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Mọi người nên đỗ xe nơi có bóng râm. Lưu ý trong những ngày nắng nóng, không được để bật lửa, thậm chí cả chai nước hoa trên xe vì nguy cơ nóng và có thể gây nổ dẫn đến xe bị cháy".

MC: Cảm ơn chị Phượng với rất nhiều những thông tin bổ ích vừa rồi. Và sau đây là ý kiến của một số người khi tham gia giao thông dưới trời nắng nóng mà PV Thành Chung của chúng tôi vừa thực hiện.  Mời quý thính giả và khách mời cùng nghe.

VOXPOP: 3 ý kiến về sự lo ngại cháy nổ xe trong mùa nắng nóng(Chung thực hiện)

MC: Vâng! Vừa rồi là 1 số ý kiến của thính giả về vấn đề tham gia giao thông dưới trời nắng nóng cũng như những lo ngại về tình trạng cháy nổ xe mùa này. Vậy chị Phượng có thể cho biết là chúng ta cần kiểm tra những bộ phận nào để phòng nguy cơ cháy xe?

Chi … trả lời: Vâng! Đầu tiên chúng ta cần kiểm tra dệ thống dây điện: Nếu trong điều kiện bất khả kháng, hoặc do "quên" mà bạn đã đỗ ô tô một chỗ lâu ngày không đi, thì trước khi sử dụng xe trở lại, bạn cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống dây điện ở những vị trí dễ bị chuột tấn công.  Với các xe đã từng độ, chế liên quan tới hệ thống điện (như độ loa, đèn...), cần đảm bảo rằng việc này không gây quá tải nguồn điện. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra các vị trí đấu nối để loại bỏ nguy cơ hở điện, gây chập cháy. Với ô tô cũ, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện hơn để sớm phát hiện những hỏng hóc do quá trình lão hóa tự nhiên.

Quan tâm tiếp theo là dây dẫn nhiên liệu : Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp tài xế sớm phát hiện nguy cơ mục nứt, hoặc đứt dây dẫn nhiên liệu. Trong trường hợp xe để lâu ngày không đi, đây cũng là bộ phận cần đặc biệt chú ý kiểm tra, do nguy cơ bị chuột cắn. Ngoài dây dẫn, tất cả các bộ phận liên quan đến nhiên liệu cần được kiểm tra và thay thế định kỳ. Cụ thể, cần thay mới lọc xăng sau mỗi 30.000 km, kiểm tra định kỳ lọc hơi, lọc khí, van thông hơi mỗi năm một lần hoặc khi có đèn cảnh báo trên cụm đồng hồ. Với bình nhiên liệu, cần kiểm tra ngay khi mua xe cũ, hoặc sau khi xe đi qua đoạn đường gồ ghề gạch đá, vì vỏ bình nhiên liệu thường nằm dưới sàn xe có thể bị xây xát, móp méo gây nứt, rò do va đập.

MC: Ngoài ra thì cần để ý thêm yếu tố nào nữa để có thể phòng chống cháy nổ tốt trong mùa hè này với xe ô tô ạ?

Chị .. trả lời:

Kiểm tra và sử dụng nước làm mát đúng cách: Nước làm mát là một bộ phận vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nhiệt độ của chiếc xe. Nếu thiếu nước làm mát hoặc sử dụng nước làm mát không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến chiếc xe của bạn nóng máy, giảm hiệu suất của xe. Nhiệt độ trong khoang máy tăng cao đột ngột cộng với việc rò rỉ nhiên liệu trong quá trình di chuyển có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Đảm bảo nhiên liệu chuẩn: Các chuyên gia luôn khuyên lái xe nên đổ xăng ở những địa chỉ có uy tín. Nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều vụ cháy xe là do chất lượng xăng dầu. Khi chiếc xe sử dụng loại xăng dầu kém chất lượng không chỉ làm động cơ hoạt động ì ạch mà còn khiến nhiệt độ khoang máy tăng cao.

Thường xuyên vệ sinh khoang máy:  Vệ sinh xe thường xuyên giúp khoang xe sạch sẽ, tránh cuốn vào những vật dụng dễ cháy. Rác, lá cây khô, giấy vụn, giẻ lau và một số vật liệu dễ cháy có thể bị cuốn vào và ẩn trong các ngóc ngách của động cơ. Trong quá trình hoạt động nhiều giờ cộng với gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ khoang động cơ có thể lên tới vài trăm độ C, rất dễ bén lửa khi gặp những vật liệu trên. Do đó, để bảo vệ chiếc xe của mình, hãy bật nắp capo lên vào dọn dẹp, vệ sinh bất kể khi nào có thể.

MC:  Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Nguy cơ cháy xe mùa nắng nóng với khách mời của chương trình là chị Nguyễn Thị Phượng đến từ trường TC nghề GTVT tỉnh QT.  Và chúng tôi cũng vừa nhận được tín hiệu điện thoại của một thính giả theo dõi chương trình. Kỹ thuật viên thu âm Vĩnh Lộc nối máy giúp ạ?

A lô chào thính giả ạ! Thính giả có nghe rõ tín hiệu từ chương trình không ạ?

MC: Vâng! Chủ đề của chương trình hôm nay là Nguy cơ cháy xe mùa nắng nóng với khách mời là chị Nguyễn Thị Phượng đến từ trường TC nghề GTVT tỉnh QT. Vậy thính giả có thắc mắc gì muốn hỏi ạ?

Thính giả trả lời: Mùa hè tôi thường tự lái xe đưa gia đình du lịch. Đi một quãng đường dài như vậy tôi cũng rất lo ngịa về việc xe quá nóng máy và dễ gây ra cháy nổ. Vậy nhờ Ct tư vấn giúp tôi làm thế nào để phòng chống nguy cơ cháy xe khi xe phải hoạt động ột quãng đường dài? Cảm ơn CT ạ!

MC: Vâng! Đây là câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người cũng đang muốn hỏi kể cả Thái Hiền ạ! Xin mời chị Phượng tư vấn thêm cho thính giả về câu hỏi này! Thính giả chờ máy để nghe nhé!

Chị..trả lời: Vâng! Cảm ơn câu hỏi rất là thiết thực của anh! Câu trả lời của tôi đó là hãy cho xe nghỉ ngơi khi đi xa ạ. Những ngày nắng nóng, chiếc xe phải chịu một nhiệt độ lớn hắt lên từ mặt đường. Do vậy, nếu đi xa, hãy để cho chiếc xe của bạn “nghỉ ngơi” mỗi 70-100km. Khi chiếc xe được tắt máy và đỗ vào chỗ râm mát khoảng 20 phút, nhiệt độ khoang sẽ máy giảm được 50%. Điều này không chỉ khiến chiếc xe có hiệu suất cao hơn và còn giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đồng thời giúp lái xe tỉnh táo hơn trong những chuyến đi dài. Và nếu như trường hợp xấu: Khi không may đang di chuyển, chiếc xe của bạn có hiện tượng bốc khói ở nắp capo, lúc này tuyệt đối không được mở nắp capo vì khi đó bạn vô tình cung cấp một lượng ô xy khiến ngọn lửa bùng lên. Lúc này, hãy bình tĩnh làm mát chiếc xe bằng bình chữa cháy, cát, đất hoặc các vật liệu không cháy. Đồng thời, nhanh chóng sơ tán tất cả mọi người ra xa khỏi xe ngay lập tức. Chúc thính giả lái xe an toàn và có những chuyến đii xa thật vui!

MC: Alo! Thính giả đã rõ với phần tư vấn của chị Phượng chưa ạ?

Thính giả: Vâng! Tôi đã nghe ạ. Cảm ơn chương trình

MC: Vâng! Cảm ơn những chia sẻ của chị Phượng. Cảm ơn thính giả đã quan tâm và tương tác cùng ATGT. Và số ĐT: 02333595399 đang sắn sàng kết nối thính giả với khách mời của chương trình. Chào thính giả và rất vui được gặp lại thính giả ở những chủ đề tiếp theo của ATGT ạ!

MC: Quay trở lại với chủ đề của ATGT hôm nay là Nguy cơ cháy nổ xe mùa nắng nóng. Vậy chị Phượng này, trời nắng nóng thì nguy cơ cháy nổ càng cao, đặc biệt là với xe ô tô đúng không ạ?

Chị … trả lời:  Vâng! Đúng như vậy! Khi đỗ xe trực tiếp dưới trời nắng, nhiệt độ trong xe tăng cao khiến cho nguy cơ cháy nổ các vật dụng trong xe tăng lên. Hiện tượng kích nổ các vật đựng chất lỏng kín trong mùa hè là khá phổ biến. Thực tế, những cảnh báo về việc đừng bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe đã được các chuyên gia khuyến cáo từ rất lâu.. Đáng chú ý là bình cứu hỏa trong xe. Hơi nóng từ ca-bin có thể làm tăng áp suất các chất chứa trong bình cứu hỏa khiến các bình cứu hỏa nổ tung. Ngoài ra, các lon nước ngọt có ga, bật lửa cũng là những vật dụng người dùng thường hay có thói quen để trong xe cũng sẽ trở thành những nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu.

 Nguy cơ tiếp theo là: Nổ lốp. Lốp xe là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khi vận hành và cũng là chi tiết chịu tác động lớn từ bên ngoài. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, nhiệt trên bề mặt đường tăng mạnh sẽ tác động lớn đến tuổi thọ của lốp xe, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc sử dụng lốp có áp suất thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn, xe có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 3 lần, đặc biệt dưới trời nắng nóng. Nhưng một số gia đình sở hữu ôtô lại không biết rõ chi tiết này. Cho nên quý vị sử dụng ô tô cần lưu ý.

MC: Thưa chị Phượng! Ít phút còn lại của CT chị sẽ gửi thông điệp gì đến mọi người nhân chương trình hôm nay không ạ?

Chị … trả lời: Chúc mọi người lái xe an toàn, chấp hành tốt luật GT và giữ gìn sức khỏe trong mùa nắng nóng!

MC: Vâng! Cảm ơn thông điệp của chị Phượng và cảm ơn chị đã đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT. Chúc mọi người an toàn trên mọi nẻo đường. Cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe và chia sẻ! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

         

 

 

 

         

         

           

         

         

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 09/06/2023 08:27 Lê Vĩnh Nhiên 12/06/2023 08:15

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà