Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Vân Kiều PaKo
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Trong mọi thời kỳ, văn hóa được coi là nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh mềm trong phát triển. Chính vì vậy mà hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc được Đảng, Nhà nước đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính đột phá, trọng tâm và lâu dài. Trong phóng sự sau đây, chúng tôi muốn đề cập đến câu chuyện gìn giữ phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng xem.

Kịch bản phim Tết

MC dẫn Studio: Thưa quý vị và các bạn! Trong mọi thời kỳ, văn hóa được coi là nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh mềm trong phát triển. Chính vì vậy mà hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc được Đảng, Nhà nước đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính đột phá, trọng tâm và lâu dài. Trong phóng sự sau đây, chúng tôi muốn đề cập đến câu chuyện gìn giữ phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng xem.

 

Phim: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÂN KIỀU, PA CÔ

(Trích đoạn: Lễ cúng lúa mới, 30s)

Từ xưa đến nay, cây lúa rẫy luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều Pa Ko trên dãy Trường Sơn. Cuộc sống gần gủi với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn, nên họ luôn mong ước về sự no đủ.

Lễ hội Mừng lúa mới là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất thường được tổ chức vào những tháng cuối năm. Đó là thời gian đã xong mùa vụ, người dân làng sẽ làm lễ mừng lúa mới, tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt.

Với ý nghĩa muốn gìn giữ và giới thiệu cho du khách gần xa biết về nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều Pa Ko, huyện Hướng đã tổ chức tái hiện lại Lễ hội mừng lúa mới theo nghi lễ truyền thống.

 

Phỏng vấn: Già làng HỒ TA ƠN – Thôn Chênh Vênh – Hướng Phùng – Hướng Hóa – Quảng Trị

MC lòng tiếng:  “Mấy năm nay không tổ chức được, hôm nay thấy vui mừng vì văn hóa truyền thống của bà con không bị mất đi. Trong đời sống tinh thần của bà con, mừng lúa mới là lễ quan trọng nhất trong năm. Thần Lúa chính là linh hồn của vạn vật, vì thế nên đây cũng chính là vị thần được tôn thờ nhất. Vì thế trước đây cứ tới khoảng cuối tháng 10 hoặc sau Tết âm lịch, bà con lại tổ chức để họ tôn vinh hạt lúa của thần đã ban cho.” 

 

Cũng giống như hầu hết các tộc người cư trú trên dãy Trường Sơn, từ xa xưa cho đến ngày nay người Vân kiều và Pa Cô sinh tồn chủ yếu dựa vào 3 điểm tựa là: tự nhiên, cộng đồng và hệ tín ngưỡng dân gian. Trong xã hội truyền thống của họ, ba điểm tựa này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời là điều kiện căn bản giúp cho một cá nhân, một cộng đồng vượt qua các khó khăn để tồn tại và phát triển một cách bền vững. Chính từ sự đặc biệt đó đã hình thành nên những nét văn hóa dân gian truyền thống độc đáo lưu truyền từ ngàn xưa.

Qua thời gian, những nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều, Pa Kô có nguy cơ mai một. Vì vậy mà công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa là nhiệm cấp bách nhưng vừa lâu dài.   

Năm nay dù đã 85 tuổi nhưng già làng Hồ Cu Chảnh ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa vẫn rất minh mẫn và dành tâm huyết giữ gìn văn hóa của dân tộc mình. Già trở thành người dẫn dắt, hướng dẫn lại cho thế hệ kế tiếp biết sử dụng các loại nhạc cụ dân gian trong các đợt tập huấn.

Phỏng vấn: Già làng HỒ CU CHẢNH  Xã Lìa -  Hướng Hóa – Quảng Trị.

 “Các nhạc cụ truyền thống hiện nhiều gia đình còn lưu giữ, nhưng ít người chơi được. Từ nhỏ tôi được học từ những người lớn tuổi, bạn bè về cách chơi các nhạc cụ truyền thống và dần thông thạo. Văn hóa cồng chiêng rất quan trọng đối với người Pa Kô và Vân Kiều, bởi muốn lưu giữ lại truyền thống văn hóa cồng chiêng ấy là phải có trống, kèn bè, chập chèng,... để phục vụ trong các lễ hội. Các lớp học về nhạc cụ truyền thống là rất hữu ích và tôi mong muốn hướng dẫn cho con cháu để các cháu cũng biết đánh trống, đánh chiêng rồi thổi tù và, để văn hóa không bị mai một”.

Phỏng vấn:  Anh HỒ VĂN NGỞI Xã Lìa -  Hướng Hóa – Quảng Trị.

 “Bản thân tôi là một người con của núi rừng, là một người con của dân tộc Pa Kô, tôi rất tự hào về dân tộc mình vì đã có những nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và điều đó luôn thôi thúc tôi phải cố gắng để làm sao gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa của Pa Kô đang dần bị mai một, điều đó cũng là điều làm tôi rất lo lắng và luôn tự nhủ phải cố gắng cùng với các bạn thanh thiếu niên trẻ tuổi cùng nhau giữ gìn các bản sắc văn hóa của cha ông để lại”.

Đi giữa những bản làng hôm nay, bên những âm nhạc của cuộc sống hiện đại vẫn văng vẳng đâu đây những thanh âm tựa như sông như suối nguồn.  

(Trích đoạn hát dân ca)35s

Như trăm năm được gặp một lần/Như mười năm được gặp một dịp/Hãy chung vui cho tròn, cho trọn.  Đó là làn điệu dân ca Oát và Xà nớt được tiếng đàn Ta lư thánh thót, tiếng sáo Khui lúc bổng lúc trầm quyện hòa với nhau, gây đắm say lòng người trong không gian đầy chất nhạc và thơ.

Người dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị có một gia tài nhạc cụ rất phong phú. Mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau. Nếu như trong tục đi sim, người Vân Kiều, Pa Kô sử dụng đàn Ta lư và sáo Khui thì lễ tế thần linh, lễ tang phải có thanh la, chiêng, trống; mừng lúc mới phải có nhạc cụ xa rờ; lễ cúng cầu hồn phải có sáo Pi.

 Vào cuối năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa đã thông qua Nghị quyết số 02 về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô trên địa bàn. Nội dung Nghị quyết này đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là sẽ thành lập ít nhất 5 Câu lạc bộ Cồng chiêng biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô; Hỗ trợ phát triển mỗi xã có phần đông người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống 1 nghề truyền thống hoặc một Câu lạc bộ dân ca, dân vũ.

Thực hiện Nghị Quyết này, cho đến nay Phòng VH&TT huyện Hướng Hóa đã tổ chức 4 lớp tập huấn cồng chiêng cho 291 học viên của 97 thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thôn đặc biệt khó khăn của huyện. 

Phỏng vấn: Bà NGUYỄN THỊ HUYỀN Trưởng phòng VH&TT huyện Hướng Hóa – Quảng Trị

“Mục đích của việc triển khai các cái lớp tập huấn, biểu diễn cồng chiêng trên địa bàn huyện Hướng Hóa năm nay trước hết là để là nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân tộc thiểu số về ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Thứ hai là nâng cao kỹ năng biểu diễn các loại nhạc cụ trong các buổi biểu diễn cồng chiêng. Thứ ba nữa là tạo cơ hội để thành viên của các câu lạc bộ ở các thôn bản có dịp để giao lưu, học hỏi, nâng cao các kỹ năng biểu diễn. Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả chúng tôi sẽ rà soát để hỗ trợ điều kiện hoạt động cho các câu lạc bộ di sản, nhất là về cồng chiêng và kết hợp vào đó là tổ chức tiếp các đợt tập huấn về hát dân ca truyền thống của người Vân Kiều và Pa Kô để góp phần cho bà con giữ gìn, bảo tồn các bản sắc độc đáo của dân tộc mình”.

Việc thực hiện được các mục tiêu kể trên sẽ góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy những nét truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Việc bảo tồn gìn giữ ấy là nguồn mạch cho bàn làng thêm tươi mới, là linh hồn cho sự phát triển và từ đó, biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của dân tộc Vân Kiều Pa Ko trong quá trình giao lưu và hội nhập.

Trích đoạn: Biểu diễn văn nghệ còng chiêng Pa Nho 45s./.

GTPS: Trong mọi thời kỳ, văn hóa được coi là nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh mềm trong phát triển. Chính vì vậy mà hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc được Đảng, Nhà nước đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính đột phá, trọng tâm và lâu dài. Trong shóng sự, chúng tôi muốn đề cập đến câu chuyện gìn giữ phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Mời quý vị và các bạn đón xem vào lúc 7h35 phút thứ 7 ngày 21.1, nhằm ngày 30 tết Nguyên Đán, được phát lại vào các khung giờ 11h02 và 18h05 cùng ngày!

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 18/01/2023 00:34 Lê Ngọc Tú 18/01/2023 00:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà