NGHỀ XƯA CÒN MỘT CHÚT NÀY
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Lịch sử của một vùng đất trong rất nhiều trường hợp lại là những câu chuyện lý thú. Ví như thành phố Đông Hà ngày nay lại có nguồn gốc sâu xa từ một làng quê với làng nghề truyền thống đã hàng trăm năm tồn tại nơi đây với tên gọi Đông Hà. Quá trình phát triển của một vùng quê từ một làng biến đổi thành một đô thị tỉnh lỵ mà vẫn giữ nguyên tên chứa đựng bao điều cần khám phá. Nội dung này được phát sóng vào 20g30 ngày 13/3, mời quý vị và các bạn đón xem.

Đất TH 13/3

ĐÓN XEM: PTV đọc  

   Lịch sử của một vùng đất trong rất nhiều trường hợp lại là những câu chuyện lý thú. Ví như thành phố Đông Hà ngày nay lại có nguồn gốc sâu xa từ một làng quê với làng nghề truyền thống đã hàng trăm năm tồn tại nơi đây với tên gọi Đông Hà. Quá trình phát triển của một vùng quê từ một làng biến đổi thành một đô thị tỉnh lỵ mà vẫn giữ nguyên tên chứa đựng bao điều cần khám phá. Nội dung này được phát sóng vào 20g30 ngày 13/3, mời quý vị và các bạn đón xem.

               NGHỀ XƯA CÒN MỘT CHÚT NÀY...

                                                                             (Xuân Dũng-Lê Tú)

-Lời:

   Lịch sử của một vùng đất dưới góc nhìn địa danh trong rất nhiều trường hợp lại là những câu chuyện lý thú. Ví như thành phố Đông Hà ngày nay lại có nguồn gốc sâu xa từ một làng quê đã hàng trăm năm tồn tại nơi đây với tên gọi Đông Hà. Quá trình phát triển của một vùng quê từ một làng biến đổi thành một đô thị tỉnh lỵ mà vẫn giữ nguyên tên chứa đựng bao điều cần khám phá, trong đó có những nghề truyền thống quý giá và gắn bó bao đời. (tên phim).

    Tìm lại dấu xưa của những người đi mở cõi ở một nơi chốn mang tên gọi Đông Hà, cảm giác trong mắt nhìn cảnh tượng của mấy trăm năm trước khi cha ông đã vào dựng nghiệp nơi này. Họ đã dựng nhà, mở đất. Mỗi tấc đất mà người xưa khai phá đều trĩu nặng ân tình của những tấm lòng đã quyết chí lập làng quê mới. Sự tạo dựng của người đi trước đã hình thành nên những làng quê, những thành quả mà bao đời nối tiếp nhau gây dựng để con cháu bây giờ thừa hưởng và phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ để xứng đáng với cha ông.

-Phỏng vấn

  Ngày xưa Đông Hà cũng như nhiều nơi khác, vốn là mảnh đất của cư dân nông nghiệp, cày cấy, chặt tre, chặt củi, gặt lúa và nhiều thứ cần đến sản phẩm của nghề rèn. Tất cả những dụng cụ làm nông và cả đi rừng như búa, rựa đều cần đến nghề rèn. Vì thế ngày xưa và trải qua bao đời, nghề rèn được sinh sôi phát triển và được coi trọng. Nhưng nghề rèn là một nghề không đơn giản vì đòi hỏi sức lực, sự chịu khó, kiên trì, nhanh mắt, nhanh tay và khéo léo, tinh tường. Nghề rèn Đông Hà qua bao vật đổi sao dời vẫn nức tiếng gần xa. Điều đáng nói là trong tốc độ đô thị hóa hối hả thì vẫn có những nghề truyền thống còn giữ lại được nếp xưa, phập phồng hơi thở xa xưa ngya giữa chốn thị thành.

   Xóm Rèn ngày xưa là tâm điểm của cả làng Đông Hà, còn có khi còn gọi là làng rèn vẫn còn những dấu xưa của một nhề truyền thống. Gia đình bà Nguyễn Thị Đớ khu phố 1, phường 3 là một điển hình không dễ có của xóm rèn ngày xưa còn lại đến bây giờ. Nhà bà Đớ đã 3 đời cha truyền con nối làm lụng nghề cổ truyền không hề sao nhãng để nối nghiệp cha ông, giữ lại nghề xưa. Nghề rèn cổ truyền vốn là nghề nặng nhọc, lại đòi hỏi tay nghề cao, tính cần thận, tỷ mỉ nên không phải làm cũng được.

-Phỏng vấn

   Con trai bà Đớ cũng chăm lo nối nghiệp ông bà tổ tiên, cũng thức khuya dậy sớm lo toan nghề nghiệp. Hiện hai vợ chồng ông tiếp tục với nghề cha truyền con nối, tận tâm tận lực với công việc hàng ngày của mình, không những để mưu sinh mà còn giữ lại hồn cốt của một nghề đã là điểm nhấn của một Đông Hà nông nghiệp vốn bao đời thân thuộc với cày bừa, cuốc,rứa, liềm, hái trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, làm nghề không chỉ là mơu sinh mà còn là tâm huyết, tình cảm của những người một nắng hai sương.

  Nghề rèn cũng như một số nghề khác, cũng biến đổi theo thời gian và nhu cầu cuộc sống, theo tiến bộ của khoa học kỹ thuật, theo sáng kiến của con người. Từ làm nghề thủ công với chủ yếu tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người và sự khéo léo của đôi tay, sự tinh tường của đôi mắt, tóm lại là lấy sức người là chính thì nay cũng có nhiều điều đã khác xưa. Điện khí hóa và những công cụ là sản phẩm của khoa học kỹ thuật đã giải phóng nhiều cho người lao động, tăng năng suất, giảm bớt sự hao phí sức lực, tạo nên những đột phá mới trong sản xuất công cụ từ một nghề đặc thù như nghề rèn. Những máy móc và sự cải tiến công cụ đã giúp cho người thợ rèn bớt vất vả, nặng nhọc, khiến họ đỡ hao phí sức lực, mau phục hồi sức và tái tạo sức lao động, giảm bớt những rủi ro nghề nghiệp. Nhưng có một điều không máy móc nào thay thế được, đó là kinh nghiệm nghề nghiệp, sự tinh tường, cần mẫn, cẩn thận trong lao động nghề rèn.

   Nghề rèn vốn vất vả nhưng đã gắn bó thường theo nghiệp cha truyền con nối thì những ai yêu nghề vẫn cứ theo đuổi, nói là nghề nhưng lắm khi là nghiệp, hễ xã hội còn cần nghề rèn thì vẫn còn có người theo đuổi nghề này. Và họ luôn ý thức trau dồi nghề nghiệp, để nối chí tiền nhân và đáp ứng nhu cầu mưu sinh chính đáng của con người.

-Phỏng vấn

   Dẫu nhiều điều đã đổi thay theo chiều phát triển chung của quy luật xã hội như phố xá, đường sá, cầu cống giao thông ngày càng thuận tiện thì làng Đông Hà xưa và nay vẫn giữ được nhiều vẻ riêng của một vùng quê ở chốn thị thành, trong đó có nghề rèn đáng trân quý. Ấy là tinh thần quý giá của tình quê mộc mạc mà sâu sắc như chính tâm hồn con người, như chính hồn vía của quê hương xứ sở.  Họ chính là những tế bào tạo nên sức sống của một Đông Hà từ hôm qua cho đến hôm nay và  cả mai sau.

 

 

 

Chú thích duyệt

Xem lại đề tài này có phải đã làm rồi khg

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 10/03/2023 11:10 Lê Vĩnh Nhiên 10/03/2023 16:08

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà