Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống 15-10

Phụ nữ với vấn đề mất cân bằng giới khi sinh

          PTV đọc trên nền nhạc:

          MC1: Bạn nghĩ như thế nào về quan niệm sinh con phải có đủ cả trai lẫn gái?

          MC2: Bạn nghĩ như thế nào với quan niệm nhất định phải có con trai để nối dõi tông đường?

          MC1: Các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang nói rất nhiều đến vấn đề mất cân bằng giới khi sinh. Bạn đã từng nghe và đã từng suy nghĩ đến vấn đề này chưa?

          MC1: Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây nên những hệ lụy gì?

          MC2: Mời QV & CB cùng tìm hiểu trong chuyên mục phụ nữ và cuộc sống hôm nay?

Nhạc cắt

Phụ nữ vùng cao còn nặng áp lực sinh con trai

MC1: Chị… biết không, chủ đề phụ nữ với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh hôm nay khiến tôi nhớ đến hình ảnh mà tôi thường thấy khi đến với các bản làng ở miền tây Quảng Trị đó là hình ảnh những người mẹ, người vợ oằn lưng trên con dốc giữa đại ngàn, và trên lưng đôi khi còn địu con nhỏ nữa.

MC2: Vâng, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng cuộc sống của người phụ nữ miền núi gắn chặt với lưng núi, nương rẫy và bên cạnh những vất vả, nhọc nhằn đó, họ còn có những nỗi buồn khổ không nói hết – đó là áp lực về việc sinh con trai để nối dõi tông đường. Và xung quanh vấn đề này PV Phạm Quỳnh đã có một số phản ánh sau, mời QV & CB cùng nghe.

MC1: Gia đình chị Hồ Thị Thuôn ở thôn Tà Ri 1, xã Húc huyện Hướng Hóa có đến 5 người con và chị là lao động chính trong nhà. Trước đây khi sinh đến người con thứ 3 chị đã có ý định dừng lại vì cuộc sống quá nghèo khó, thế nhưng, chồng chị lại bắt chị sinh thêm con vì cho rằng “đông con hơn đông của” và nhất định phải có con trai để nối dõi tông đường. Các con của chị vì thế không được chăm sóc sức khỏe và cũng không được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống của gia đình cứ luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Chị Hồ Thị Thuôn chia sẻ:

          Phỏng vấn chị Hồ Thị Thuôn: Cuộc sống khó khăn vì đông con….

MC2: Có thể nói việc gánh phần lớn công việc trong gia đình, học hành dở dang, kết hôn sớm… là vấn đề phổ biến đối với phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số. Ngay cả với thiên chức sinh nở, nhiều phụ nữ vùng cao cũng phải phục tùng theo phong tục “thích có đông con, có con trai để nối dõi” của những ông chồng gia trưởng. Có thể nói tình trạng mất cân bằng giới tính khi đã được cảnh báo nhưng thực tế chúng ta lại chưa có các biện pháp hiệu quả để giải quyết thỏa đáng vấn đề này.

MC1: Thực tế cho thấy, tại nhiều địa bàn dân cư vùng sâu, vùng xa người dân không chỉ thích đẻ nhiều con mà còn mang nặng tập quán phải có con trai để nối dõi tông đường, hương khói phụng thờ tổ tiên sau này. Tình hình đó dẫn tới việc để sinh ít con mà vẫn có con trai như mong muốn, không ít cặp vợ chồng đã lạm dụng các dịch vụ y tế hiện đại để lựa chọn giới tính khi sinh, nói cụ thể ra là để sinh bằng được con trai đầu lòng cho... chắc ăn. Ngoài nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân đó là do chế độ an sinh xã hội chưa thể đảm bảo, và thông thường, trách nhiệm chu cấp, nuôi dưỡng bố mẹ đẻ khi song thân tuổi già bóng xế thuộc về các con trai; còn người con gái một khi đã đi lấy chồng thì sống phần xác thuộc về nhà chồng, chết phần hồn thuộc về “con ma” họ nội. Đó là lý do căn bản khiến các cặp vợ chồng muốn có mụn con trai, phòng xa cho tương lai của chính mình sau này.

MC2: Cũng chính quan niệm phải sinh con trai để nối dõi tông đường đã tạo nên những áp lực lớn đối với người phụ nữ, đặc biệt là với những người phụ nữ vùng cao thì họ càng khó khăn hơn bội phần khi mà việc chăm sóc sức khỏe sinh sản còn chưa được chú trọng, nhiều bản làng còn nặng nhiều hủ tục khiến họ bị suy giảm về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Mặc dù công tác truyền thông và các chiến dịch về DS KHHGĐ đã được triển khai, tuy nhiên thực trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nhạc cắt

Phụ nữ Quảng Trị nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới khi sinh

MC1: Kính thưa QV! Việc gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ diễn ra ở vùng núi, vùng nông thôn hay vùng biển mà theo đánh giá chung, ở khu vực thành thị tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng khá cao.

MC2: Việc mất cân bằng giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà còn làm tăng thêm những vấn đề về bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, mua bán phụ nữ gia tăng… Giảm dần tình trạng mất cân bằng GTKS là việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.

MC1: Theo thống kê, tỉ số giới tính khi sinh của toàn tỉnh Quảng Trị ở mức 117,5 bé trai/100 bé gái, tổng tỷ suất sinh đang ở mức 2,48 con cao hơn mức bình quân cả nước....  Đây là con số báo động về mức chênh lệch giới tính giữa bé trai và bé gái. Qua kiểm tra, rà soát trên địa bàn cho thấy, sự chênh lệch về giới tính đặc biệt tăng cao ở những trường hợp sinh con thứ 3.

MC2: Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối, nạo phá thai... Những vấn đề này đã tạo ra những áp lực lớn cho người phụ nữ về việc phải sinh được con trai cũng như ảnh hưởng tới địa vị kinh tế xã hội, sức khỏe sinh sản, tình dục và sự sinh tồn của người phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Quế Phượng – PCT Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm: Thực trạng mất cân bằng giới khi sinh và khó khăn của công tác này.

MC1: Nhằm giảm thiểu những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong công tác Dân số/KHHGĐ, nhất là giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được Hội LHPN tỉnh đặc biệt chú trọng. Với nhiều hình thức truyền thông phong phú như: Truyền thông tại vùng cao, đăng tải, phát sóng các tác phẩm báo chí có nội dung tuyên truyền về Dân số - KHHGĐ, duy trì và nhân rộng các CLB: Lồng ghép với hoạt động của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, không sinh con thứ 3, sinh con một bề là gái… Tại cấp huyện, xã, duy trì và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp như: tư vấn, thăm tại nhà, thảo luận nhóm nhỏ, nói chuyện chuyên đề… Bà Nguyễn Thị Quế Phượng – PCT Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Băng ghi âm: Một số kết quả đạt được và định hướng thời gian tới

MC2: Để góp phần cùng các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Quảng Trị đã tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Đó là, tăng cường truyền thông để người dân hiểu và thực hiện việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Tiếp tục duy trì mô hình đã triển khai như mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra những cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai để tuyên truyền những văn bản, quy định về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách dân số. Tuy nhiên,  để khống chế và từng bước giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bên cạnh những nỗ lực của ngành dân số thì rất cần sự chung tay nhập cuộc của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và phải coi đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Cùng với đó, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người dân trong việc quyết định sinh con theo tự nhiên. Ông Trần Đức Linh xã Triệu Giang huyện Triệu Phong nói:

Băng ghi âm

MC2: Có thể nói để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới khi sinh đòi hỏi cần sự vào cuộc và chung tay của cả cộng đồng, nhất là các cấp, các ngành liên quan trong việc tích cực triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của người dân, nhằm từng bước cải thiện tỷ lệ sinh và tỷ số giới tính trong tương lai góp phần thực hiện tốt chính sách Dân số của Đảng và Nhà nước, đảm bảo Bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ.

Chào cuối

Đón nghe: Vấn đề gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ diễn ra ở vùng núi, vùng nông thôn hay vùng biển mà ở khu vực thành thị tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng khá cao. Việc mất cân bằng giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà còn làm tăng thêm những vấn đề về bất bình đẳng giới. Giảm dần tình trạng mất cân bằng GTKS là việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng. Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống được phát sóng vào lúc 11h thứ 7 ngày 15-10 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 12/10/2022 09:01 Lê Vĩnh Nhiên 12/10/2022 13:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà