Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Khi Bánh đúc có xương

                                                                               16h30 thứ 7, ngày 10.12.22

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc là những người cùng đồng hành cùng quý vị thính giả trong 30p chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trên tần số 92,5mkz. Qúy thính giả muốn nghe lại chương trình xin vui lòng truy cập vào trang web Quangtri.tv.vn. Khách mời của chương trình là anh Trần Trung Dũng đến từ …….

Trước hết, cảm ơn anh Dũng đã dành thời gian tham gia cùng chương trình. Cảm xúc của anh như thế nào khi khá lâu rồi mới trở lại phòng bá âm của Đài PTTH Quảng Trị.

TL:

MN: Cảm ơn anh! Hi vọng với chủ đề ngày hôm nay thì anh Dũng sẽ là người cùng chia sẻ đến với chúng ta nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm của mình đúng không ạ?

MN: Thưa quý vị thính giả.

NH: Với chủ đề: Khi Bánh đúc có xương qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VN – Chuyên đề Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý thính giả. Người đời từng bảo rằng “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời gì ghẻ mà thương con chồng”, để nói lên chuyện những người phụ nữ, làm lẽ, làm kế mà yêu thương, quý mến con của chồng là … xưa nay hiếm!

Thưa quý thính giả, có nhiều người phụ nữ coi con đẻ của chồng như chính con mình sinh ra. Trường hợp của Nguyễn Thị H, mà chúng tôi nêu sau đây là một thực tế điển hình, khi chị H may mắn được sống với người mẹ kế đầy tình yêu thương suốt từ những năm tháng ấu thơ cho tới khi trưởng thành…

Mới lên 3 tuổi Hiền đã phải chịu một tổn thất lớn nhất trong cuộc đời, đó là người mẹ sinh thành ra em lìa xa cõi đời vì một cơn bạo bệnh. Bố em vẫn còn trẻ tuổi và không muốn sống nốt quãng đời còn lại trong sự cô quạnh thiếu vắng hơi ấm của người phụ nữ, nên một thời gian sau, nhờ sự mai mối của người quen, ông đã cưới một người phụ nữ quá lứa ở làng bên. Khi bố có ý định lấy vợ, mặc dù người dì ruột của Hiền (em mẹ) lo rằng cháu sẽ vất vả, thậm chí khổ với người mẹ mới của mình.

MN: Vâng! Đó là 1 đoạn trong bức thư mà chị H đã gửi đến chương trình. (Chúng tôi xin được gọi tắt tên của chị H ạ). A Dũng thân mến! Qủa thực đây là 1 trong những câu chuyện mà ít ai chia sẻ đúng không ạ?

AD:

Bắt đầu chèn ca khúc Chưa bao giờ mẹ kể

NH: Thưa quý thính giả. Đó cũng là những điều mà chị H muốn gửi đến người mẹ thứ 2 của mình. Chưa bao giờ mẹ kể về những khó khăn, vất vả, chưa bao giờ mẹ than phiền hay oán giận, tất cả mẹ đều vì các con, vì gia đình nhỏ.

MN: Bây giờ thì chúng ta cùng nghe lá thư chia sẻ của H gửi về chương trình. Chị NH đọc giúp MN bức thư với ạ.

Đọc thư

Kính gửi chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Khi tôi sắp sửa đi lấy chồng, về làm dâu tôi mới viết ra những lời này. Tôi không đủ dũng khí để ôm mẹ, đứng trước mặt mẹ để thổ lộ, bày tỏ cảm xúc của mình.

Tôi sinh ra trong gia đình có đầy đủ cả bố và mẹ, cuộc sống gia đình tôi không giàu có nhưng đổi lại là luôn đầy ắp yêu thương. Cuộc sống cứ thế diễn ra, tôi không lo lắng hay suy nghĩ gì nhiều cho đến một ngày, mẹ tôi phát hiện bệnh hiểm nghèo. Tôi lúc đó đang còn nhỏ, chỉ biết mẹ đi rồi về, hỏi thì mẹ nói mẹ đi làm việc ở xa. Tôi nhớ mẹ da diết, ngày nào cũng chạy qua hỏi Dì Hường, là em ruột của mẹ tôi ở cạnh bên là khi nào mẹ về. Dì Hường ôm lấy tôi mà khóc, Dì nói mẹ sẽ về, nhất định là vậy. Tôi không hiểu, cho đến 1 ngày, tôi nghe ba chạy về gọi Dì, nói Dì lên viện nhanh, mẹ của tôi sắp xa cõi đời này. Tôi khóc và chạy theo ba lên gặp mẹ. Mẹ nằm đó, nhưng sao mẹ chẳng chạy đến ôm tôi như mọi khi, tôi òa khóc, chạy đến ôm mẹ, hỏi mẹ bao nhiêu điều. Nhưng đáp trả chỉ là sự lặng thinh cùng tiếng khóc của Dì tôi, của ba tôi.

Thời gian trôi đi, tôi càng thêm nhớ mẹ. Ba tôi được sự ủng hộ của mọi người nên đi bước nữa với Dì ở làng bên. Tôi khóc, vùng vằng với quyết định đó. Nhưng cuối cùng cũng chỉ im lặng. Ngày ba đón Dì về, tôi lao chạy ra cánh đồng, chạy về nơi mẹ nằm, kể cho mẹ nghe bao nhiêu chuyện, kể cả chuyện ngày hôm nay. Đến tối, tôi nghe tiếng của ba và Dì gọi về, tôi vẫn kiên quyết không về.

Suốt thời gian sau đó, ngoài những việc cần trả lời tôi mới nói chuyện cùng Dì. Dì tìm cách gần tôi, tôi cũng tìm cách xa Dì. Nhiều lúc thấy Dì rất yêu thương, lo lắng nhưng khi nghĩ đến mẹ, tôi dường như không thể chấp nhận. Còn nhớ lúc tôi ốm, dì ngồi bên để chăm, lúc tôi gặp chuyện buồn, Dì chia sẻ bằng cách chỉ nói cho tôi nghe, không yêu cầu tôi kể ra cảm xúc của mình. Có lần, do xe bị hư nên tôi dắt đi bộ, trời chập choạng tối, mưa lất phất, nhìn đằng xa tôi thấy ai mang chiếc áo mưa, đội nón đi đón mình. Tay Dì run vì lạnh, nhưng gặp tôi, dì lúc nào cũng vui cười. Nhìn sâu trong ánh mắt của Dì có nỗi buồn nào không tên, cứ mang mác.

Ngày tôi đậu Đại học, dì đạp xe khắp làng để khoe. Gặp ai cũng nói, con H chuẩn bị đi học ở Huế, H đậu đại học rồi chú ơi. Lúc đó tôi cũng muốn ngồi sau yên xe, ôm vô dì để dì chở đi khắp làng như vậy, nhưng tôi lại không.

Suốt 4 năm đại học, Dì luôn gọi điện hỏi han, đồ ăn thức uống dì luôn chuẩn bị. Dì luôn dành dụm tiền để cho tôi đi học. Đến ngày tôi nhận bằng đại học, Dì bắt xe vô tận trường để nhìn tôi nhận bằng. Dì nói, cuộc đời dì không được đi học đến nơi đến chốn, nên dì muốn tôi học cho đàng hoàng. Nhìn tôi nhận bằng là dì như thêm hạnh phúc. Tôi thấy nước mắt dì lăn dài trên má.

Ngày đầu tôi đi làm, tôi cứ thấy dì trằn trọc mãi. Lúc thì dậy đi xuống bếp, lúc thì mở tủ áo quần rồi ngồi sắp xếp. Tôi cứ nghĩ chắc Dì khó ngủ. Đến sáng mai thức dậy, tôi thấy trên bàn đã có sẵn đồ ăn, dì đã chuẩn bị cho tôi chiếc váy đẹp nhất cùng đôi giày ngay ngắn để tôi đi làm. Tôi chạy xuống ôm dì và khóc, khóc như 1 đứa trẻ lên ba.

Dì ơi, nếu thời gian quay trở lại, con sẽ không như thế. Con muốn sà vô người dì, muốn chia sẻ với dì những việc đã diễn ra, những khó khăn trong cuộc sống. Chỉ 1 tuần nữa là con sẽ làm dâu nhà người. Con không biết bức thư này Dì có nghe được hay không, nhưng con vẫn muốn chia sẻ, con vẫn muốn nói. Từ sâu thẳm trái tim, con rất yêu thương dì. Con cảm nhận được tình cảm mà con dành cho dì là như thế nào. Giờ đây, con thấy hối tiếc về những gì đã qua. Con xin lỗi dì. Con muốn nói với Dì. Con yêu Dì. Con muốn gọi Dì bằng một tiếng mẹ ơi nhưng sao con cảm thấy mình không đủ dũng khí dì ạ. Con muốn ôm dì, tựa vô người dì để nũng nịu như một đứa trẻ, thế mà lại khó quá dì ơi.

 

NH: Vâng! Thực sự rất xúc động. NH cảm ơn bạn đã chia sẻ những tình cảm này với chương trình. Hi vọng mẹ của bạn sẽ nghe và cảm nhận được những lời nói của bạn. Bây giờ thì NH xin mời BTV Mỹ Nhị sẽ tiếp tục chương trình cùng với khách mời là anh Trần Trung Dũng.

MN: Cảm ơn chị NH. MN thay mặt những người thực hiện chương trình cảm ơn chị H đã gửi thư, chia sẻ cho chúng tôi câu chuyện thực sự rất cảm động. Để mẹ của bạn có thể nghe được những lời này và cảm nhận được tỉnh cảm mà bạn dành cho mẹ.

1.     AD ơi, cảm xúc của anh như thế nào khi nghe chị H chia sẻ về câu chuyện của mình?

 

2.     Qua lá thư thì chúng ta thấy rằng, bạn H đang rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc đúng không ạ?

 

3.     Trong thư thì bạn H nói rằng, bạn rất muốn ôm dì vào lòng, nũng nịu như 1 đứa trẻ và đặc biệt là gọi dì bằng 1 tiếng “Mẹ ơi” nhưng chị H vẫn chưa làm được. AD thấy rằng, giờ đây thì chị H nên làm gì tiếp theo ạ?

 

4.     Chúng ta có thể cảm nhận tình cảm mà mẹ đã dành cho chị H cũng như chị H dành cho người mẹ thứ 2 của mình. Khi bạn sắp sửa đi lấy chồng bạn mới nhận ra rằng, tình cảm mà mình dành cho mẹ là quá lớn đúng không ạ?

 

MN: Thưa quý thính giả. Câu chuyện về chiếc "bánh đúc có xương" thực sự vẫn luôn tồn tại, sưởi ấm và chữa lành tâm hồn cho những đứa trẻ không may có một gia đình chưa hoàn chỉnh. Vẫn luôn có những chiếc "bánh đúc có xương" và "dì” yêu thương, hy sinh cho "con chồng" không hề thua kém đứa con do mình dứt ruột sinh ra.

 

5.     Quay trở lại cuộc trò chuyện cùng anh Dũng, khách mời của chương trình, có nhiều ý kiến nói rằng, nếu thực sự đặt mình vào vị trí của những đứa trẻ thì có thể sẽ cảm nhận được đứa trẻ đó đang như thế nào?

 

6.     Và với những người mẹ mới, yêu thương, dạy bảo ban con mình khó một, thì yêu thương và dạy dỗ con người khó mười. Vì thế rất cần người phụ nữ có sự bao dung, đủ yêu thương và kiên nhẫn.

 

           Cảm ơn những chia sẻ của anh Dũng.

           Nhạc cắt

NH: Thưa quý thính giả. Con người với con người luôn nảy nở tình thương yêu. Khi mình đối xử tốt, tình cảm với con chồng thì sẽ nhận được lại bằng tình cảm, sự quý trọng, kính mến. Thực tế cho thấy có vô vàn những lý do dẫn đến bất hòa, xung đột giữa người mẹ thứ với con riêng của chồng. Với trẻ, khi tổ ấm mong ước bị chia sẻ thì việc trẻ cảm thấy hẫng hụt, bị tổn thương sâu sắc và thường khó lòng đón nhận mẹ kế, âu cũng là điều dễ hiểu. Vậy nên, để xây dựng một gia đình mới hạnh phúc không hề là dễ dàng.

Và với những người mẹ mới, yêu thương, dạy bảo ban con mình khó một, thì yêu thương và dạy dỗ con người khó mười. Vì thế rất cần người phụ nữ có sự bao dung, đủ yêu thương và kiên nhẫn. Rất nhiều câu chuyện từ thực tế đã cho thấy, cuộc sống không thiếu những người mẹ mới với trái tim đầy yêu thương, với đức hy sinh đã nuôi dạy con chồng nên người, thành đạt. Họ đã trở thành “kế mẫu” theo đúng nghĩa của từ này.

Có thể thấy, việc con chung, con riêng, cha dượng, mẹ mới không phải là điều gì đó quá kinh khủng. Chỉ cần thực sự mong muốn xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc, sẽ có rất nhiều cách để thực hiện. Và chính chúng ta chứ không phải ai khác, hãy bằng tình yêu thương, sự chân thành… để xóa bỏ định kiến và những quan niệm tiêu cực về mối quan hệ mẹ kế - con chồng.

Chào cuối

 

 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 06/12/2022 22:55 Trần Thị Mỹ Nhị 06/12/2022 22:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà