Phụ nữ và cuộc sống ( phát thanh)
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống 17/12

MC1: Kính chào QV & các bạn! Bây giờ là 10 phút dành cho CM Phụ nữ và cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị.

MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Việc sử dụng chất thải nông nghiệp để đun nấu vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng đồng thời cũng làm gia tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

MC2: Việc phổ biến rộng rãi các loại bếp đun cải tiến phù hợp với phong tục tập quán đun nấu của cư­ dân địa phư­ơng đ­ược coi là vấn đề cần thiết, từ thực tế đó, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với nhiều đơn vị và tranh thủ nguồn lực từ các chương trình và dự án để tiến hành hỗ trợ bếp đun cải tiến cho phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Đây cũng là nội dung chính của CM Phụ nữ và cuộc sống hôm nay, mời QV & các bạn cùng nghe.

Bếp đun truyền thống của đồng bào vùng cao

MC2: Thưa QV & các bạn! Hiện nay ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt ở vùng miền núi bà con vẫn quen tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, lá cây, gỗ củi... làm chất đốt. Với loại bếp kiềng - một loại bếp truyền thống thì hiệu suất sử dụng năng lượng nhiệt thu được sẽ rất thấp. Thêm vào đó, đây là loại bếp hở nên khi đun rất dễ gây hỏa hoạn, tỏa nhiều khói, bụi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.

Mặt khác, nhu cầu nhiên liệu làm chất đốt cho đun nấu ở hộ gia đình đang gia tăng đã dẫn đến việc khai thác gỗ, củi vượt quá khả năng cung cấp bền vững, làm mất rừng và như vậy là môi trường sinh thái đã, đang và sẽ bị tác động xấu. Trong khi đó nguồn chất đốt có sẵn từ rác thải sinh hoạt, rác tự nhiên từ phế phẩm nông nghiệp, chăn nuôi,… lại không thể tận dụng được nếu sử dụng bếp đun theo kiểu truyền thống. Bà Hồ Thị Đó, thị trấn KrongKlang, huyện Đakrông chia sẻ những khó khăn khi sử dụng bếp đun theo kiểu truyền thống:

Băng ghi âm

MC1:Thực tế cho thấy, hiện nay, ở vùng nông thôn, miền núi, việc đun nấu chủ yếu vẫn dùng các loại bếp có sử dụng nguyên liệu hóa thạch, bếp đun củi truyền thống thường gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người do phát thải một lượng lớn các khí độc như CO, CO2, khói, bụi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là tiêu tốn rất nhiều chất đốt. Để đáp ứng các nhu cầu đun nấu, người dân ở vùng nông thôn thường phải khai thác, sử dụng nhiều gỗ, củi làm chất đốt là nguyên nhân của việc phá rừng, khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên gây hệ lụy tiêu cực đến môi trường sống, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu… Để đảm bảo an ninh năng lượng, Nhà nước luôn khuyến khích việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên liệu thay thế chưa có nhiều và chưa thể áp dụng, triển khai thực hiện triệt để trong đời sống của các hộ gia đình ở vùng nông thôn, miền núi.

  Chương trình tặng bếp đun tiết kiệm năng lượng cho phụ nữ

MC2: Thưa Qv & các bạn! Giải quyết vấn đề khan hiếm chất đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của hội viên là mục tiêu mà Hội LHPN các cấp hướng đến khi triển khai chương trình tặng bếp đun tiết kiệm năng lượng cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Sau hơn 4 tháng triển khai, đến nay, hơn 20.000 bếp đun được trao đến tận tay cho hội viên phụ nữ giúp họ có thêm giải pháp hữu ích trong cuộc sống.

Ở xã A Bung huyện Đakrông, nơi có đông đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống, chủ yếu dựa vào nương rẫy và kiếm củi để làm chất đốt trong sinh hoạt.  Tuy nhiên việc sử dụng loại bếp đun truyền thống là bếp kiềng thường thải ra một lượng khói đáng kể, không tốt cho sức khỏe, nguồn nhiệt khi bị thoát ra ngoài không khí nhiều. Xác định được nhu cầu của hội viên, Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN huyện Đakrông đã  tiến hành  tặng bếp tiết kiệm năng lượng với gần 5.400 hội viên phụ nữ trong huyện, trong đó có hàng trăm hội viên phụ nữ ở xã A Bung được thụ hưởng. Sau một thời gian dùng thử, bếp đun đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, nhận được phản hồi tích cực từ người sử dụng. Bà Hồ Thị Danh, xã A Bung huyện Đakrông là 1 trong những hộ được tặng bếp, vô cùng phấn khởi vì những tiện ích mà loại bếp này đem lại. Ít khói bụi, giữ nhiệt lâu, thời gian nấu nướng và nguyên liệu đun đốt giảm đi một nửa… đó là những cảm nhận của các gia đình từ khi sử dụng loại bếp này. Bà Danh chia sẻ:

Băng ghi âm

Với mục tiêu cải thiện, nâng cao sức khỏe của hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn gắn với thực hiện các tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó có tiêu chí “sạch nhà, sạch bếp”, gắn với xây dựng NTM; BTV Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Công ty Intraco triển khai chương trình cấp phát miễn phí bếp đun tiết kiệm năng lượng và bình lọc nước cho hội viên phụ nữ.  Theo đó, Hội LHPN tỉnh cùng với Công ty Intraco sẽ tiến hành cấp Cấp 14.000 bình lọc nước cho 14.000 hội viên phụ nữ tại tất cả các huyện, thị thành phố trong tỉnh; 20.000 bếp đun tiết kiệm năng lượng ecozen cho 20.000 hội viên phụ nữ tại 8 huyện gồm Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông, Hướng Hóa, Hải Lăng, TX Quảng Trị, Triệu Phong và Cam Lộ. Đây là loại bếp ECOZEN, được sản xuất từ vật liệu chịu nhiệt, bọc thép không rĩ, bếp sử dụng bằng củi, có ưu điểm nhiệt độ cao, đun nhanh, dễ nhóm, ít khói, bếp được thiết kế tối ưu hóa để đốt các phế phẩm nông nghiệp, tiết kiệm 50% nhiên liệu so với bếp kiềng thường (bếp kiềng ba chân). Bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng giúp cho các hộ gia đình cải thiện điều kiện sống, tiện cho sinh hoạt, giảm nóng nực, bụi bẩn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà, giảm khí thải độc hại ra môi trường. Bà Ngô Gia Linh Chủ tịch Hội LHPN xã Triệu Long huyện Triệu Phong cho biết thêm:

Băng ghi âm

Tại các buổi trao tặng bếp đun tiết kiệm năng lượng và bình lọc nước, hội viên, phụ nữ sẽ được truyền thông, giới thiệu về Chương trình bếp đun tiết kiệm năng lượng, hướng dẫn cách sử dụng bếp đun tiết kiệm năng lượng nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động ý nghĩa và thiết thực giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho hội viên phụ nữ có điều kiện đồng thời, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.

Chào cuối:

          Đón nghe: Việc sử dụng chất thải nông nghiệp để đun nấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gia tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường.  Việc phổ biến rộng rãi các loại bếp đun cải tiến phù hợp với phong tục tập quán đun nấu của cư­ dân địa phư­ơng đ­ược coi là vấn đề cần thiết, từ thực tế đó, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với nhiều đơn vị và tranh thủ nguồn lực từ các chương trình và dự án để tiến hành hỗ trợ bếp đun cải tiến cho phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Đây cũng là nội dung chính của CM Phụ nữ và cuộc sống được phát sóng vào 11h thứ 7 ngày 17/12 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 12/12/2022 15:17 Lê Vĩnh Nhiên 13/12/2022 16:26
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà