Radio- sẽ chia lời mốn nói 14.1
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Chương trình Radio – Sẻ chia lời muốn nói

Chủ đề: “Khai bút đầu xuân - giữ gìn thế nào nét đẹp của người hiếu học?”

                                                Trực tiếp: 16h30 thứ 7, ngày 14.1.2023

MC:  Xin kính chào Quý thính giả đang đến với chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình của chúng tôi hiện đang phát trực tiếp trên sóng FM tần số 92,5mkz Đài PTTH Quảng Trị, được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị thính giả quan tâm đến chương trình có thể gọi điện về đường dây nóng của chương trình: 02333.595.399 để cùng tương tác với khách mời của chương trình. Chủ đề của tuần này là “Khai bút đầu xuân - giữ gìn thế nào nét đẹp của người hiếu học?” chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với khách mời của chương trình là nhà thơ Nguyễn Hữu Quý- Chi hội trưởng Chi hội  Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị.

KM: Xin chào chương trình. Rất vui khi được tham gia cùng chương trình để chia sẽ cùng Quý thính giả về phong tục Khai bút đầu xuân của người Việt Nam mỗi độ tết đến xuân về.

MC: Vâng, xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Quý thính giả thân mến! Với chủ đề của chương trình tuần này là “Khai bút đầu xuân - giữ gìn thế nào nét đẹp của người hiếu học?” Qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện thoại về đường dây nóng của chương trình: 02333.595.399. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

Rất mong nhận được những chia sẽ của quý thính giả gửi về cho chương trình.

MC: Kính thưa Quý vị! Trong rất nhiều phong tục ngày tết của người Việt thì có tục khai bút đầu xuân. Đây là một phong tục có từ xa xưa của cha ông ta.

Câu 1: Thưa nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Ông có thể cho biết nguồn gốc của phong tục này bắt nguồn từ đâu ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…. (Theo sử sách, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An – một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học.Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy).

Câu 2: Vâng! Như vậy khai bút đầu xuân là hình ảnh mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp được giữ gìn qua nhiều thế hệ và xin ông cho biết là tại sao phong tục khai bút lại thường được tiến hành vào những ngày đầu xuân ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời….(Được tiến hành vào những ngày nào của năm mới lý do tại sao, người khai bút mong muốn ntn?)

MC: xin cảm ơn những chia sẽ của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

Kính thưa Quý vị! Khai bút đầu năm là một trong những nghi lễ truyền thống từ lâu đời của người Việt. Khai bút tượng trưng cho may mắn và thành công trong học tập và sự nghiệp, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ học trò. Tùy vào mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử; nội dung khai bút có thể khác nhau. Có người khai bút đầu xuân có thể bắt đầu bằng một vài câu thơ ngẫu hứng trong không khí háo hức chào đón tết đến xuân về với nhiều điều may mắn. Cũng có những người thích khai bút bằng những lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng bản thân, tặng cho gia đình hoặc người thân. Chúng ta cùng đến với câu chuyện sau đây:

Phóng sự chèn 1: Mỗi năm cứ đến ngày Tết, ông Trương Kim Quy, 70 tuổi ở phường 1, TX Quảng Trị vẫn giữ tục khai bút đầu xuân. Thói quen này được hình thành từ khi ông còn nhỏ và sau này khi trưởng thành gắn với công việc của 1 người làm công tác cán bộ văn hóa địa phương, ông Kim Quy vẫn duy trì và xem đó là một điều may mắn mở đầu cho một năm mới thuận lợi, may mắn trong công việc.

P/v: Ông Trương Kim Quy- phường 1, TX Quảng Trị chia sẽ:

Khi lập gia đình và đến bây giờ đã đông đủ con cháu, hầu như năm nào đại gia đình của ông Trương Kim Quy cũng cùng nhau quây quần khai bút đầu xuân trong dịp Tết đến. Những nét chữ đầu tiên của năm mới là những mong muốn về kết quả học tập tốt của con cháu, sự thành công và may mắn trong công việc của ông bà, cha mẹ.

P/v: P/v: Ông Trương Kim Quy- phường 1, TX Quảng Trị chia sẽ thêm:

(Thường khai bút vào thời điểm nào của năm mới và nội dung khai bút là gì)

Mặc dù khai bút đầu xuân không phải là một nghi lễ bắt buộc thực hiện trong ngày Tết, thế nhưng đã từ lâu phong tục này đã được duy trì như là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là cách thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Việc duy trì phong tục này vào dịp tết cũng là cách để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp gần gũi với nhau.

Câu 3: Thưa nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Chúng ta vừa đến với câu chuyện của gia đình ông Trương Kim Quy đến nay vẫn giữ tục khai bút đầu xuân trong gia đình.  Ông có những suy nghĩ ntn ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…(rất đáng để học tập…)

MC: Thưa Quý vị và các bạn! Khai bút đầu xuân là một nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của cha ông ta. Và liệu rằng phong tục này vẫn được nhiều người đón nhận trong cs hiện đại ngày nay?. Chúng ta hãy cùng đến với những chia sẽ của một bạn có tên là Hồ Thị Thủy Tiên- học sinh lớp 10 ở Vĩnh Linh gửi đến cho chương trình những dòng tâm sự sau đây;

Nội dung: Kính gửi chương trình radio- Sẽ chia lời chưa nói! Cũng như bao người dân trên đất nước Việt Nam, với chúng em mỗi dịp tết đến xuân về luôn mang lại cảm giác rộn ràng náo nức lạ thường. Và đặc biệt trong những ngày này, khi không khí Tết Nguyên Đán đang cận kề, mọi thành viên trong gia đình em lại tất bật, sửa soạn để chuẩn bị đón Tết. Trong những ngày Tết cổ truyền, bên cạnh việc cùng nhau quây quền bên mâm cơm ngày Tết, cùng nhau thăm hỏi bà con nội ngoại thì hầu như năm nào sáng mồng 1 Tết, đại gia đình của em lại có thói quen khai bút đầu xuân với mong muốn một năm mới mọi thành viên trong gia đình đều hanh thông trong công việc, con cháu học hành thuận lợi, giỏi giang. Thế nhưng năm nay, em đã bước vào độ tuổi THPT. Khi đem câu chuyện về truyền thống khai bút của gia đình  vào dịp Tết chia sẽ với bạn bè, ai cũng bảo gia đình em lạc hậu, thời đại công nghệ 4.0 sao còn duy trì phong tục khai bút đầu xuân có ý nghĩa gì? Ban đầu em cũng khá buồn nhưng ngẫm lại lời các bạn, em cũng thấy có lý bởi theo em được biết phong tục này gắn liền với giai đoạn xã hội phong kiến, với hình ảnh các nho sĩ mặc áo the, khăn xếp mài mực tàu và hạ bút viết trên giấy hồng điều hoặc giấy hoa tiên những nét viết đầu tiên cho năm mới.

Một cái Tết cận kề đang dần gõ cửa mọi nhà. Em rất băn khoăn ko biết liệu rằng có nên tiếp tục cùng các thành viên trong gia đình tham gia khai bút đầu xuân nữa hay không và liệu rằng những người  thuộc thế hệ thời đại công nghệ số như chúng em duy trì phong tục này có còn phù hợp nữa hay không? Rất mong nhận được những tư vấn từ chương trình.

Câu 3: Thưa nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Đó là tâm sự của một bạn ở độ tuổi học sinh gửi về cho chương trình. Cảm xúc của ông ntn khi nghe câu chuyện của bạn ấy ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…

Câu 4: Trong những dòn tâm sự gửi về cho chương trình, bạn ấy rất băn khoăn là liệu cuộc sống hiện đại ngày nay, phong tục này có còn phù hợp nữa hay không ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…

Câu 5: Và ông có thể tư vấn cho bạn Hồ Thị Thủy Tiên cũng như thính giả làm thế nào để chúng ta giữ gìn và lan tỏa tục khai bút đầu xuân đến mọi người, mọi nhà đặc biệt là các bạn trẻ ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…

Câu 6: Với nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, nhân đây ông có thể cho biết là vào đầu năm mới ông thường chọn cho mình cách khai bút ntn ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời (Với những người làm nghề “viết lách”, thường khai bút vào ngày nào của năm mới và nội dung, cách thức tiến hành ntn…)

MC: Vâng! Xin cảm ơn những chia sẽ của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Kính thưa Quý vị! Không khí của ngày Tết Nguyên đán đang cận kề, nhà nhà, người người háo hức đón chào xuân sang. Tiếp theo chương trình, chúng tôi muốn dành tặng cho vị khách mời của chương trình và Quý thính giả ca khúc “Như hoa mùa xuân” để hòa vào không khí náo nức của ngày Tết đang đến thật gần.

Trích bài hát: Như hoa mùa xuân (1/2 bài)

PTV:  Quý vị và các bạn đang nghe chương trình PTTT Radio- sẽ chia lời chưa nói với chủ đề:  “Khai bút đầu xuân - giữ gìn thế nào nét đẹp của người hiếu học?” Ngay bây giờ, quý thính giả quan tâm đến chương trình, có thể gọi đt đến số: 02333.595.399. Vâng, lúc này thì chúng tôi nhận được tín hiệu đt của thính giả gửi đến cho chương trình và xin mời KTV Vĩnh Lộc giúp chúng tôi kết nối tín hiệu với thính giả.

MC: alo, xin chào thính giả của chương trình Radio- sẽ chia lời chưa nói. Bạn có thể giới thiệu 1 chút về mình được ko ạ?

-Xin chào khách mời của chương trình “Radio- sẽ chia lời chưa nói”- nhà thơ Nguyễn Hữu Quý ạ! Cháu tên là Phạm Hà My- Học sinh trường THPT Gio Linh ạ.

MC: Vâng! Và bạn có điều gì muốn gửi đến khách mời của chương trình ngày hôm nay ạ?

Câu hỏi thính giả:

1. Thưa nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Theo cháu được biết Khai bút đầu xuân thường được các bậc nho sĩ, học giả xưa thực hiện. Vậy nếu như thế thì có phải phong tục này sẽ phù hợp hơn với những người theo nghiệp “chữ nghĩa, viết lách” như bác phải ko ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời

2. Câu hỏi thứ 2 cháu muốn hỏi là: Thưa nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Xin bác cho biết: Với độ tuổi học trò của chúng cháu, nếu khai bút đầu xuân thì nên chọn những nội dung gì để khai bút ạ? Cháu xin cảm ơn bác nhiều ạ.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…

MC: Xin cảm ơn những câu hỏi của thính giả Phạm Hà My- Học sinh trường THPT Gio Linh gửi đến cho chương trình. Và với những tư vấn của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, chúc cho Hà My sẽ chọn cho mình chủ đề khai bút ý nghĩa trong mùa xuân mới này.

 Kính thưa Quý vị! Từ bao đời nay, khai bút đầu xuân luôn được duy trì với ý nghĩa đề cao tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt. Khai bút gắn liền với khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp…

Câu 7: Với nhà thơ Nguyễn Hữu Quý! Thông qua chương trình hôm nay, ông có điều gì muốn nhắn gửi ạ?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trả lời…(Vâng! Cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có những cách nhìn nhận khác nhau về phong tục của cha ông. Nhưng tôi nghĩ: Khai bút là nét đẹp lâu đời của cha ông ta nên cần phải gìn giữ và phát huy….)

Bắt đầu phát bài hát: Ngày tết quê em

MC: Kính thưa Quý vị! Trong những ngày Tết, có rất nhiều tục lệ đẹp được gìn giữ như tục Khai bút đầu Xuân, tạo nên những nét đặc sắc riêng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Thế nên mong rằng mỗi độ tết đến xuân về mỗi gia đình vẫn trân trọng và gìn giữ những phong tục đẹp ấy, để không chỉ nhân lên những hy vọng, mơ ước năm mới sẽ đến với thật nhiều may mắn, tốt lành mà còn tạo không khí vui vẻ, nhộn nhịp của ngày đầu xuân. Hi vọng câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ sẽ trong chương trình hôm nay sẽ giúp quý vị có thêm những góc nhìn đặc biệt về Tết. Một lần nữa xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã tham gia cùng chương trình, chúc ông sẽ có những câu thơ thật hay trong ngày khai bút đầu xuân năm nay. Và đến đây những người thực hiện chương trình AT, NH, VL….cảm ơn Quý thính giả đã quan tâm lắng nghe. Chúc mọi nhà, mọi người có một cái tết an lành và ấm cúng. Thân ái chào tạm biệt.

Trích bài hát: Ngày tết quê em

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 09/01/2023 22:09 Lê Vĩnh Nhiên 10/01/2023 15:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà