A RIEU ALIEM MIỀN TƯỞNG VỌNG
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Trên đại ngàn Trường Sơn, từ bao đời nay người Pa Cô không chỉ biết cặm cụi với với rẫy nương, lo toan với cuộc sống thường ngày mà ở đó đời sống tinh thần của họ cũng rất phong phú với các lễ hội truyền thống như: Lễ cúng mùa lên rẫy, Lễ mừng lúa mới để tri ân mùa màng, để tạ ơn đất trời, mưa nắng và núi rừng. Một trong những lễ hội đặc sắc mà phóng viên chúng tôi đã có dịp chứng kiến đó là Ariêu A liêm. Đây là lễ hội văn hóa tín ngưỡng truyền thống độc đáo của đồng bào Pa Cô mang đậm bản sắc dân tộc.

Chuyên mục Đất và Người Quảng Trị

Phát sóng: Thứ 2 ngày 12.12.2022

Mc studio: Thưa quý vị và các bạn! 

Trên đại ngàn Trường Sơn, từ bao đời nay người Pa Cô không chỉ biết cặm cụi với với rẫy nương, lo toan với cuộc sống thường ngày mà ở đó đời sống tinh thần của họ cũng rất phong phú với các lễ hội truyền thống như: Lễ cúng mùa lên rẫy, Lễ mừng lúa mới để tri ân mùa màng, để tạ ơn đất trời, mưa nắng và núi rừng. Một trong những lễ hội đặc sắc mà phóng viên chúng tôi đã có dịp chứng kiến đó là Ariêu A liêm. Đây là lễ hội văn hóa tín ngưỡng truyền thống độc đáo của đồng bào Pa Cô mang đậm bản sắc dân tộc.

 

Tên Phim: ARIEU ALIEM MIỀN TƯỞNG VỌNG CỦA NGƯỜI PA KÔ

 

Như một lời hẹn ước với các bậc tiền nhân và những người đã khuất, hôm nay người dân làng Tăng cô lại quần tụ bên nhau để tổ chức lệ hội A riêu A liêm. 

Không phải ấn định thời gian cụ thể, có khi 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa, bởi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và thời gian thuận tiện, dân làng mới tổ chức lễ hội A riêu A liêm một lần. 

 

Cũng như Ariêu Ping, lễ hội này dân làng có một ước nguyện mời được những người đã khuất về trên ngôi nhà chung của dòng họ như khi đang còn sống để chứng kiến những đổi thay, no ấm của bản làng. 

 

Cũng không thể nhớ rõ là bao lâu, bao ngày đêm mong đợi về lễ hội già làng Hồ Côn Thăng không thể giấu kín niềm vui của mình. Bắt đầu từ tuần lễ trước, già đã đến từng nhà gặp gỡ từng người để dặn dò cách tham gia lễ hội và phân công nhiệm vụ cho từng gia đình. 

 

Phỏng vấn: Già làng HỒ CÔN THĂNG, Thôn Tăng Cô Hang - xã Lìa – Hướng Hoá – Quảng Trị

Mc đọc lòng tiếng: “Ở đây thì không nhớ lần thứ mấy, nhưng mà lâu lắm rồi hôm nay mới tổ chức. Bởi theo tập tục của người Pa kô thì lúc nào mình làm được nhà to, lúa, ngô, khoai  đầy trong nhà thì mới bàn bạc tổ chức. Nghĩa là, dân làng muốn báo với tổ tiên, với những người đã mất là cuộc sống đã khấm khá lên. Mời họ về để chứng kiến, cùng vui cùng hưởng thành quả của dân làng.”

 

Nghi lễ đầu tiên và quan trọng nhất của A riêu A liêm là những ngôi nhà mồ được dựng lên ngay trước sân ngôi nhà chung của dòng họ. đây chính là nơi để dân làng mời người đã khuất về ở trong thời gian diễn ra lễ hội. Người Pa Kô có quan niệm rằng, người chết là hết, là về với núi rừng sông suối. Nhưng như vậy không có nghĩa là chia cắt được sợi dây tình cảm với người đang sống.  

 

Với Lễ hội AriêuPing được tổ chức cũng là lúc người Pa kô quan niệm mới kết thúc vòng đời của người, còn với A riêu A liêm là để bày sự tôn kính, hiếu nghĩa và nhớ thương của những người đang sống với người đã khuất. Đây chính là nét văn hóa tâm linh và nhân văn của đồng bào Pako nơi núi rừng Quảng Trị.

 

Phỏng vấn: Già làng HỒ CÔN THĂNG, Thôn Tăng Cô Hang - xã Lìa – Hướng Hoá – Quảng Trị (Bối cảnh 2)

MC đọc lòng tiếng“Mình sống hôm nay là nhờ ơn cha ông. Cha ông cực khổ đi trước để mà xây dựng nên làng nên bản. Người PaKo không bao giờ quên công ơn đó. Sống hôm nay để truyền thống tốt đẹp cho mai sau. Mai sau con cháu mình cũng nhớ đến mình như vậy. 

Hôm nay có nhà đẹp rồi, có mọi thứ thì mời ông bà cha mẹ về chứng kiến chứ. Bình thường thì ai cũng có nhà riêng, đi làm công việc riêng nhưng mà đến ngày này thì tập trung lại với nhau.”

 

Theo truyền thống của người dân làng Tăng Cô, khi tiếng chiêng tiếng trống được ngân lên từ ngôi chung của dòng họ thì lễ hội chính thức được bắt đầu. 

Lần theo những âm thanh vang vọng núi rừng, những người con cháu trong dòng họ tìm về mang theo niềm tưởng nhớ về cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.

Không đòi hỏi lễ vật cao sang, không phân biệt giàu nghèo, mỗi gia đình tìm về lễ hội với những lễ vật đơn sơ như chính cuộc cuộc sống thường ngày của họ. 

Có gia đình thì mâm xôi đầu lợn, có gia đình thì củ sắn hạt bắp trên nương để dâng lên các bậc tiền nhân. Trong  những ngày lễ hội diễn ra, tất cả những người thân, anh em họ hàng gần xa dù đang sinh sống hay làm việc ở trên lãnh thổ nào thì đều  về đây gặp lại trong tâm tưởng những người quá cố của mình.

 

Phỏng vấn: Già làng…..                    Thôn Tăng Cô – xã Lìa – Hướng Hoá – Quảng Trị

MC đọc lòng tiếng“ Từ xưa đến nay, tất cả những người thân, anh em họ hàng gần xa dù đang sinh sống hay làm việc ở trên lãnh thổ nào thì đều phải về đây gặp lại những người quá cố của mình. Già trẻ xum họp ngồi quanh quẩn nhà mồ, họ trò chuyện kể cho nhau nghe những kỉ niệm hay nói về cuộc sống hiện tại. Thậm chí có nhiều người ngủ lại đó vì lâu lắm mới được gặp lại những người thân từ bên kia thế giới về thăm làng. Cùng với việc đó là tiếng trống cồng chiêng vang lên liên tục suốt ngày đêm, thể hiện sự chào đón, kính trọng đối với những người đã khuất.”

 

Sau khi được sự đồng ý của các già làng, đại diện các dòng họ tiến hành các nghi lễ để đưa người đã khuất về làng. Đồng thời thì mỗi dòng họ tham gia lễ hội đều phải làm lễ cúng rửa tội ở ngoài trung tâm làng.  Đó là lễ cúng rất quan trọng bởi trước khi những những người đã khuất được đưa vào trung tâm của làng đều phải được rửa sạch tất cả những tội lỗi giữa người đang sống. Đây chính là nét độc đáo của Arieu Aliem, là nơi để hoá giải những mâu thuẫn trong đời thường, đánh thức sự  thuận hòa trong tiềm thức của mỗi con người. Người Pa Kô quan niệm, khi lễ hội được tổ chức, mỗi người, từng dòng họ cho đến từng làng đều phải thật đoàn kết, yêu thương nhau và cùng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc bởi đây là tinh hoa văn hóa, linh hồn bao đời nay. Người giỏi thì phải biết giúp đỡ những người yếu hơn, bỏ qua tất cả những mâu thuẫn để cùng nhau xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp

Và khi tiếng cồng chiêng  vang lên cũng là lúc tất cả 2 thế giới âm dương sẽ hòa nhau lại một. Khi  xong lễ rửa tội, lần lượt tất cả những âm hồn tượng trưng của từng dòng họ sẽ được quy tụ về một nơi do cả làng đã dựng lên trước đó. Đây chính là trung tâm của lễ hội hay còn gọi là “ Ưn Trap – nhà mồ cho những người đã khuất ở tạm trong suốt quá trình lễ hội diễn ra. Ở đây tất cả mọi người sẽ nhảy múa, hò reo, thổi khèn bè, đánh trống, cồng chiêng vang lên rộn ràng và đi vòng quanh những ngôi nhà mồ để thể tình cảm chân thành chào đón các bậc tiền nhân. Qua đó, thể hiện nét văn hóa tâm linh, sự tôn kính, hiếu nghĩa của những người đang sống với những người đã khuất. Lễ hội rất quan trọng này còn là dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn các huyện miền núi. Việc tổ chức và kết hợp giới thiệu, quảng bá các giá trị bản sắc văn hóa của người Pa Cô như văn hóa cồng chiêng nhằm tích cực góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cha ông để lại, đồng thời năng cao kiến thức văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ nhằm phát triển loại hình văn hóa đặc sắc này ngày một hoàn thiện hơn. 

Phỏng vấn: Ông HỒ VĂN THỨ - Phó chủ tịch UBND xã Lìa – Hướng Hoá – Quảng Trị

“Đây là lễ hội có giá trị truyền thống, giá trị văn hoá độc đáo của người Pa Ko. Chính quyền địa phương cũng động viên, tạo mọi điều kiện để các làng, các dòng họ dược tổ chức. Đồng thời qua đây chúng tôi muốn quảng bá văn hoá, phát triển văn hoá găn với phất triển du lịch cộng đồng.”      

Khi màn đêm buông xuống là màn đối đáp nhau bằng các làn điệu dân ca vui tươi, gửi gắm cho nhau nhưng lời hỏi thăm hay nhắn gửi lời yêu thương với người thân, với bè bạn. Và tất nhiên, ở khu vực nhà mồ, tiếng khèn bè, trống chiêng phải luôn vang tiếng không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm trong suốt quá trình  diễn ra lễ hội. Cùng xem hình ảnh các chàng trai vừa đánh trống, vừa gõ chiêng và nhảy múa vòng quanh theo chiều ngược kim đồng hồ, có lẽ đó là quan niệm kết thúc vòng đời người nhưng lại là ý muốn trở về gặp gỡ những người đã khuất để tâm sự, ngợi ca về phẩm chất đạo đức, sự đóng góp công sức xây dựng bản làng của họ lúc đang còn sống. 

 

Không ai nhớ rõ A riêu A liêm có tự bao giờ, người dân làng chỉ biết sau những tháng ngày vất vả là đến lúc nhớ về cội nguồn và tìm về lễ hội. Trong tâm khảm của họ, người chết không phải là hết mọi nhân duyên với trần gian mà vẫn còn đâu đó sâu thẳm trong miền ký ức của họ. Qua bao mưa nắng, nổi nhớ về người đã khuất vẫn không nguôi và lớn dần theo năm tháng. Từ khi sinh ra và lớn lên, người Pa Ko luôn gìn giữ những ký ức về người thân, biết ơn đấng sinh thành và các thần linh che chở. 

Từ ngôi làng nhìn xa xa là ngọn núi Tăng Cô Hang sừng sững từ bao đời. Mỗi sớm mỗi chiều luôn ngự trị trong tâm khảm của dân làng như tình yêu thương với người đã khuất. Những giai điệu còng chiêng văng vẳng lại từ vách núi nghe sâu thẳm một miền tưởng vọng giữa người đang sống với người đã khuất, với bản làng dù qua bao mưa nắng./.  

 

*GTPSTrên đại ngàn Trường Sơn, từ bao đời nay người Pa Cô không chỉ biết cặm cụi với với rẫy nương, lo toan với cuộc sống thường ngày mà ở đó đời sống tinh thần của họ cũng rất phong phú với các lễ hội truyền thống như: Lễ cúng mùa lên rẫy, Lễ mừng lúa mới để tri ân mùa màng, để tạ ơn đất trời, mưa nắng và núi rừng. Một trong những lễ hội đặc sắc mà phóng viên chúng tôi đã có dịp chứng kiến đó là Ariêu A liêm. Đây là lễ hội văn hóa tín ngưỡng truyền thống độc đáo của đồng bào Pa Cô mang đậm bản sắc dân tộc. Chuyên mục được phát sóng vào lúc 18h30 thứ 2 ngày 12.12, phát lại vào lúc 8h40 và 11h15 ngày hôm sau. Mời quý vị và các bạn đón xem!

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 07/12/2022 16:35 Lê Vĩnh Nhiên 07/12/2022 17:19

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà