nghĩa tình kim giao
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Mỗi năm có hai ngày, thường là 16 tháng giêng và rằm tháng 7, người dân Làng Kim Giao xã Hải Dương huyện Hải Lăng tiến hành tảo mộ, cúng tế vong linh những người đã khuất không nơi nương tựa. Ở làng có một một nghĩa trang là nơi quy tập phần mộ không tên tuổi hoặc không ai thờ tự. Họ quan niệm, người chết cũng như đang sống cần được chăm sóc thăm viếng và cần một nơi yên nghĩ. Qua bao biến cố thời gian, dù nghèo đói hay no ấm, dân làng vẫn duy trì tục lệ này. Mỗi người góp một phần công của, có mâm xôi gà, có dĩa trái cây, hay sản vật quê nhà bánh ít lá gai, họ đem đến bằng chính tình cảm như những người đang sống trong cùng cộng đồng. Câu chuyện này, chúng tôi gọi là nghĩa tình Kim Giao dù

Chuyên mục Đất và Người Quảng Trị

Phát sóng: Thứ 2 ngày 13/2/2023

T/h: Lê Tú

 

Phim: Mỗi năm có hai ngày, thường là 16 tháng giêng và rằm tháng 7, người dân Làng Kim Giao xã Hải Dương huyện Hải Lăng tiến hành tảo mộ, cúng tế vong linh những người đã khuất không nơi nương tựa.

Ở làng có một một nghĩa trang là nơi quy tập phần mộ không tên tuổi hoặc không ai thờ tự. Họ quan niệm, người chết cũng như đang sống cần được chăm sóc thăm viếng và cần một nơi yên nghĩ. 

Qua bao biến cố thời gian, dù nghèo đói hay no ấm, dân làng vẫn duy trì tục lệ này. Mỗi người góp một phần công của, có mâm xôi gà, có dĩa trái cây, hay sản vật quê nhà bánh ít lá gai, họ đem đến bằng chính tình cảm như những người đang sống trong cùng cộng đồng. Câu chuyện này, chúng tôi gọi là nghĩa tình Kim Giao

Tên phim: NGHĨA TÌNH KIM GIAO

 

Khi đất trời còn chưa kịp vén màn sương để đón bình minh, người dân làng Kim Giao đã tập trung đông đủ như lời hẹn trước. 

Mỗi người mỗi phần việc, làm cỏ, vun vén lại những phần mộ ở nghĩa trang có tê gọi âm hồn.

Công việc này được người làng Kim Giao duy trì hàng chục năm qua như một tục lệ không thể thiếu trong ngày rằm đầu năm mới.

Bà Võ Thị Xinh năm nay dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn tham gia từ rất sớm. Bà vẫn còn nhớ trước đây khi vừa lớn lên đã theo cha đi tảo mộ âm hồn, theo gót chân cha rong ruỗi khắp rú cát của làng. 

 

Phỏng vấn: Bà VÕ THỊ XINH – Thôn Kim Giao - Hải Dương - Hải Lăng - Quảng Trị

“Năm nào cũng thế, tôi thấy vinh dự cùng với cả làng đi tảo mộ. Người chết cũng như đang sống, họ tội nghiệp vì không ai thờ tự…”.

 

Trước đây khi chưa quy tập về hình thành nên nghĩa trang, phần lớn các mộ phần đều nằm rải rác khắp đồi cát phía sau làng. Dù vậy, người đan làng vẫn duy trì đều đặn việc tảo mộ để không mất đi ngôi nào. 

Có những năm, đặc biệt là trong chiến tranh, những đồi cát trơ trọi tạo nên hiện tượng cát bay cát lấp nhưng dân làng vẫn giữ nguyên vẹn từng phần mộ. 

Cũng đã có nhiều người thắc mắc những mộ phần này là ai, vì sao người dân làng lại duy trì công việc này từ đời này sang đời khác. Theo những vị cao niên trong làng, những ngôi mộ không tên không tuổi, không người thờ tự này có thể là các Anh hùng Liệt sỹ hy sinh qua hai cuộc chiến tranh, cũng có thể là của những người vô gia cư trong suốt mấy chục năm qua. 

 

Hết chiến tranh rồi thiên tai, qua bao biến động của thời gian, những ngôi mộ không tên cứ thế nhiều lên trên đồi cát quê nhà. Ban đầu, người đan làng tảo mộ phần của gia đình mình rồi chăm sóc luôn những phần mộ không tên bên cạnh. Có lẽ, chính từ nghĩa cử đó dần qua nhiều năm thành tục thành lệ của làng. 

 

 

Phỏng vấn: Ông VÕ NGUYÊN LƯỢNG – Nguyên Hội chủ làng Kim Giao - Hải Dương - Hải Lăng - Quảng Trị

“Có lẽ nhiều nhất là vào những năm 1949, 1950 có mấy trận càn của giặc khiến bộ đội chết nhiều lắm. Ở đây giống chiến địa vậy, giờ nằm dưới đất có thể là bộ đội, là dân thường… cũng có cả dòng họ tuyệt tự nên các phần mộ không ai chăm sóc thờ tự. Việc này là truyền thống của làng từ xa xưa…”

 

Bắt đầu từ năm 2012, từ sự đóng góp hảo tâm của con em trong làng, mỗi người một ít, làng đã quy tập được gần 1000 ngôi mộ từ khắp nơi về yên nghỉ chung một chỗ. 

Từ đó, cái tên Nghĩa trang âm hồn được làng đặt chu cho các phần mộ nơi  này. 

Để các linh hồn yên nghỉ ở đây được ấm áp, một năm có hai ngày, 16 tháng giêng và 16 tháng 7 âm lịch, làng Kim Giao tề tựu tổ chức tảo mộ và dâng đàn cúng tế. 

 

Theo tục lệ của làng, buổi sáng sớm tất cả con cháu và người dân trong làng tập trung tiến hành tảo mộ, buổi chiều tổ chức lễ tế Đàn âm hồn. 

Đến tế Đàn âm hồn, người dân làng đem theo lễ vật thay cho tình cảm của gia đình mình. Có gia đình mâm xôi cổ đầy, có gia đình thì nải chuối quả cau… không ai khen bì cao thấp mà chỉ có chung một tấm lòng với người đã khuất. 

Vẫn là những người mẹ, người chị tảo tần sớm hôm rồi để dành lễ vật sau mấy ngày Tết dâng lên Đàn chút thảo thơm lòng người, cầu mong cho các âm hồn được no ấm như những người đang sống.

 

 

Phỏng vấn: Ông DƯƠNG VĂN HẢO Hội chủ làng Kim Giao - Hải Dương - Hải Lăng - Quảng Trị

“Chúng tôi duy trì đều đặn xem đây là truyền thống tốt đẹp của làng, văn hoá của làng để giáo dục con cháu noi theo. Đến hôm nay, con cháu của làng những ai đi làm ăn xa có điều kiện đều trở về tổ chức lễ chung với làng. Mọi người đông đủ, ai cũng vui tươi, mọi khúc mắc trong cuộc sống đều gác lại một bên…”

Bản sắc văn hóa chung của mỗi một làng quê Việt Nam đó là tình yêu quê hương, sự biết ơn các bậc tiền bối đi trước, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Truyền thống quý báu ấy đã được các thế hệ con dân của làng Kim Giao gìn giữ, phát huy để làng Kim Giao mãi mãi tự hào là một làng quê văn hoá. 

 

Nhìn lại quá khứ gian khổ mới thấy hết giá trị, mới rõ ngọn nguồn tấm lòng của người làng Kim Giao. Lúc đói no cơ hàn hay phú quý họ đều gìn giữ truyền thống quý báu, một tình cảm chân thành, một tấm lòng thảo thơm giữa những người đang sống và ngay với những người đã khuất cho dù không biết họ là ai. 

 

  

 

Phỏng vấn: Ông VÕ MINH ĐỨC - Trưởng thôn Kim Giao - Hải Dương - Hải Lăng - Quảng Trị

“Năm 2012, từ sự đóng góp của dân làng đã quy tập thành nghĩa trang chung không để thất lạc một phần mộ nào. Tiếp đến mấy năm rồi, dân làng đã đúc được mộ xây bằng bê tông cho gần một nửa, tầm 500 ngôi. Một nửa còn lại vẫn đang là mộ cát. Chúng tôi mong muốn có được sự ủng hộ thêm của các nhà hảo tâm để làm nốt những phần mộ còn lại…”

 

Từ góc nhìn trên cao, ngôi làng Kim Giao hiền hoà giữa mênh mông ruộng lúa, giữa bời bời đồi cát trắng án ngữ phía sau của làng. Người dân làng có người theo công giáo, có người theo đạo phật. Dù ở bất cứ tôn giáo nào, họ đều có chung một tấm lòng trọn nghĩa vẹn tình giữa người đang sống với người đã khuất. 

 

Trong cơn gió heo may của tháng giêng, cỏ cây sau đồi Kim Giao cũng trở màu hồng như muốn làm cho cát được trắng hơn ngày hè. Ở phía sau lưng, điểm tựa của làng là nghĩa trang yên nghỉ của những người đã khuất không tên tuổi.

Những ngôi một tròn trịa, nằm cạnh nhau tăm tắp hàng lối chỉ có chung một dòng chữ khắc trên bia là: Bổn thôn Kim Giao đồng phụng lập. 

Chỉ vẻn vẹn 7 chữ trên mỗi tấm bia đã nói lên tất cả tấm lòng của người dân làng Kim Giao trọn nghĩa vẹn tình./.

 

   

GTPS: Mỗi năm có hai ngày, thường là 16 tháng giêng và rằm tháng 7, người dân Làng Kim Giao xã Hải Dương huyện Hải Lăng tiến hành tảo mộ, cúng tế vong linh những người đã khuất không nơi nương tựa.

Ở làng có một một nghĩa trang là nơi quy tập phần mộ không tên tuổi hoặc không ai thờ tự. Họ quan niệm, người chết cũng như đang sống cần được chăm sóc thăm viếng và cần một nơi yên nghĩ. 

Qua bao biến cố thời gian, dù nghèo đói hay no ấm, dân làng vẫn duy trì tục lệ như một nét văn hoá truyền thống của làng.  Câu chuyện này, chúng tôi gọi là nghĩa tình Kim Giao

Chuyên mục Đất và Người Quảng Trị được phát sóng vào lúc 20h15 thứ 2 ngày 13.2, phát lại vào lúc 8h40 và 11h15 ngày hôm sau. Mời quý vị và các bạn đón xem! 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 08/02/2023 17:19 Lê Ngọc Tú 08/02/2023 17:19

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà