khoa học công nghệ
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Lời bình Chuyên mục KHCN Số 1.2023

PTV dẫn: Thưa QV&CB! Sự ra đời của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển KH&CN trở thành động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sau 10 năm triển khai thực hiện NQ 20-NQ/TW, hoạt động KH&CN tỉnh Quảng Trị đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, từng bước vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

       Giai đoạn 2012-2022, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức thực hiện gắn với việc phát triển các hàng hóa chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh sản phẩm. Tập trung triển khai các nội dung liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến tạo sản phẩm chất lượng cao. Trong đó, tập trung nghiên cứu, đề xuất đặt hàng, giao trực tiếp các nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng vào thực tiễn để phát triển các sản phẩm cụ thể, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của địa phương, trong từng ngành và các công nghệ chiến lược, nền tảng của CMCN 4.0, có tác động lan tỏa đến các ngành, lĩnh vực khác.

      Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn giai đoạn 2012-2022 đã triển khai 66 nhiệm vụ. Trong đó, kết quả nổi bật tập trung vào việc tổng kết thực tiễn, cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Đề xuất nhiều giải pháp có căn cứ khoa học tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Đề xuất nhiều giải pháp có căn cứ khoa học tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh. Biên soạn truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương. Đặc biệt, biên soạn, công bố và phát hành Sách “Địa Chí Quảng Trị”.

       Về phát triển KH&CN lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp.Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm nhiều loại giống mới nhằm chọn lọc các giống cây trồng, con nuôi có năng suất và chất lượng cao đưa vào bộ giống chủ lực của tỉnh như: giống lúa, cà phê, cây dược liệu, cây ăn quả, các giống thủy sản. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Triển khai nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng các quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra hàng hóa sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tỉnh đã tranh thủ được nguồn lực từ Trung ương triển khai thực hiện các dự án KH&CN, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tại khu vực nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Trị như: xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất lạc năng suất cao và sản xuất lạc an toàn theo VietGAP tại Cam Lộ; khai thác tiềm năng nuôi gà thịt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Hải Lăng, ... mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Đặc biệt, được xem là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của tỉnh Quảng Trị với nhiều nhà xưởng, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ cao, Trạm Nghiên cứu, Ứng dụng và KH&CN Bắc Hướng Hóa tại Đèo Sa Mù, thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa là nơi triển khai thực hiện các mô hình nghiên cứu, ứng dụng phù hợp  điều kiện thực tế với các loại hoa, quả, dược liệu cao cấp. Xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học để nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ổn định kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh dọc tuyến biên giới.

 Các thành tựu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học đã đóng góp quan trọng phục vụ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 06-CT/TU của BTV Tỉnh uỷ về “đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.

     Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp. 6 loại chế phẩm vi sinh do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN (Sở KH&CN) nghiên cứu, sản xuất đã phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải như: Mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý môi trường nước và bổ sung thức ăn nuôi tôm đã giúp con tôm có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn giúp tôm phát triển mạnh, tăng sản lượng 12-15%; Sử dụng vi sinh vật để phân giải vỏ cà phê; chế phẩm xử lý ao nuôi thủy sản, Chế phẩm vi sinh đối kháng, phòng trừ nấm gây bệnh cây trồng.

       Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất giống nấm ăn, nấm dược liệu ở dạng dịch thể cũng được triển khai thực hiện. Hàng năm, Trạm Nghiên cứu và Phát triển Nấm sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 30 tấn giống, gần 300.000 bịch nấm các loại: nấm Linh chi, mộc nhĩ khô và nấm rơm tươi – chủ động cung ứng nguồn giống sạch, chất lượng cho người dân, cơ sở sản xuất nấm trong tỉnh.

       Ứng dụng công nghệ tế bào để bảo tồn, phát triển và sản xuất các loại cây lâm nghiệp, cây hoa và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, việc nhân giống cây keo lai bằng công nghệ invitro cho năng suất rừng trồng cao hơn 35-40%, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng giống keo lai giâm hom.

        Nghiên cứu, nhân rộng mô hình trồng cây chè vằng bằng công nghệ giâm hom có sử dụng chất kích thích ra rể IBA. Đã phát triển được gần 100 ha chè vằng tại huyện Cam Lộ, mở rộng, tập trung nghiên cứu, chế biến thành công các loại cây Dược liệu có giá trị khác theo hướng hữu cơ.

        Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 324 “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” và các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất và đời sống.

       Lĩnh vực Công nghệ thông tin, Chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực trong phục vụ người dân, doanh nghiệp: Đối với chính quyền số, cùng với Cổng Thông tin điện tử của tỉnh 100% đơn vị trong tỉnh đã có các Cổng/Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp; Hệ thống văn phòng điện tử được triển khai đồng bộ.

Việc ứng dụng KH&CN cũng đã tạo nên nhiều dấu ấn trong hoạt động của các ngành. Tiêu biểu như ngành công nghiệp và thương mại tỉnh đã tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tiềm năng của tỉnh. Ngành Y tế đi sâu nghiên cứu khảo sát, phát triển các nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn kỹ thuật y tế; đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới trong công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng. Ngành Giáo dục Đào tạo mỗi năm, đã triển khai hơn 1.300 đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức thành công các cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh cho học sinh trung học với số lượng trung bình trên 90 dự án đăng ký tham gia mỗi năm.

Một trong những điểm nhấn quan trọng qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW là công tác hỗ trợ nhân rộng, chuyển giao kết quả các nhiệm vụ KH&CN. Năm 2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 31/2017/NQ-HĐND hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh. Ngày 09/12/2021, Sở KH&CN đã tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 thay thế Nghị quyết số 31 của HĐND tỉnh. Thông qua thực hiện Chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đã hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc cho nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh; hướng dẫn các đơn vị phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu. Đặc biệt, sau nhiều nỗ lực, tỉnh Quảng Trị hiện có nhiều sản phẩm Đặc sản có giá trị đã được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng, đăng ký và đề nghị cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho gần 40 sản phẩm OCOP của tỉnh dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu hàng hóa thông thường.

Từng bước hình thành Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ngành Khoa học và Công nghệ đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động xây dựng hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Đặc biệt, tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” hàng năm nhằm khuyến khích xây dựng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nhân dân đặc biệt là thế hệ thanh niên trẻ. Những hoạt động tích cực này đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng, tạo tiền đề cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại địa phương  .

 Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực KH&CN được đổi mới toàn diện với mục tiêu hướng tới người dân, doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp trở thành đối tượng phục vụ chính của KH&CN.

Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, Thanh tra đã có nhiều đóng góp tích cực trong nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, chống gian lận trong thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đã hình thành được mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra về nhãn hàng hoá, chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông, hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn.

         Công tác thẩm định công nghệ, phát triển thị trường KH&CN, thành lập doanh nghiệp KH&CN được chú trọng. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu đạt kết quả nổi bật, sau nhiều nỗ lực, tỉnh Quảng Trị hiện có nhiều sản phẩm Đặc sản có giá trị đã được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Tính từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh có 241 nhãn hiệu gồm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa thông thường đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng. Các sản phẩm được bảo hộ thành công đã đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi, nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm, được người tiêu dùng đón nhận.

 Hoạt động quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân củng cố kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử, đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng và xã hội.

Với vai trò là cơ quan thường trực ISO của tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện, cấp xã triến khai thực hiện xây dựng, duy trì áp dụng và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; Triển khai có hiệu quả Kế hoạch tập huấn duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn  ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh.

Tiềm lực KHCN được tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Toàn tỉnh hiện có 10 tổ chức KH&CN được UBND tỉnh cấp chứng nhận tổ chức KH&CN; 02 tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; gần 60 đơn vị khác tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất cho hoạt động KH&CN tỉnh từng bước được tăng cường. Hệ thống thông tin điện tử về KH&CN, hệ thống chuẩn và trang thiết bị đo lường thử nghiệm, phòng thí nghiệm... ngày càng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KH&CN, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhìn tổng thể qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu nổi bật, tiềm lực, trình độ KH&CN của tỉnh được nâng lên, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế.

Phỏng vấn: Ông Trần Ngọc Lân-TUV- Giám đốc Sở KH&CN

(Nội dung: Nỗ lực của toàn Ngành qua 10 năm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20- NQ/TW và các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” )

Với những kết quả đã đạt được, Ngành KH&CN tiếp tục đặt mục tiêu phát triển cao hơn theo tinh thần xem KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế tri thức, là chìa khóa quan trọng của sự phát triển ổn định, bền vững.

Phỏng vấn: Ông Võ Văn Hưng - Phó Bí thư

Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh

(Nội dung: Xin Ông cho biết một số định hướng lớn của tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW và các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới)

Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể trong hoạt động khoa học công nghệ, Ngành KH&CN Quảng Trị tiếp tục đổi mới và phát triển, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, mở ra cánh cửa hội nhập và  phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời đại công nghiệp 4.0./.

Chào cuối

Đón xem: Sự ra đời của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển KH&CN trở thành động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sau 10 năm triển khai thực hiện NQ 20-NQ/TW, hoạt động KH&CN tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chuyên mục KHCN được phát sóng vào 20h15’ thứ 5 ngày 19/1 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón xem.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 11/01/2023 15:23 Lê Vĩnh Nhiên 13/01/2023 13:41
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà