chuyên mục Kinh tế tập thể
Danh mục
Kinh tế tập thể
NỘI DUNG

Chuyên mục Kinh tế tập thể số tháng 10. 2017

Chủ đề: Vai trò HTX trong việc nâng cao hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp ở Cam Lộ.

Thời lượng: 10 phút

Thực hiện: Minh Hiển- Thành Chung

Phát sóng: 18h thứ 5 ngày 12.10.2017

Dẫn PTV: Thưa quí vị và các bạn! Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/ HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lộ khóa XV về nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương, từ đó việc rà soát, phân loại quỹ đất, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng. Từ vụ đông xuân 2016-2017, huyện Cam Lộ triển khai tổ chức các gói sản xuất đồng bộ, hiệu quả từ đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, liên kết ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất, chế biến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm… hỗ trợ cho nông dân, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Vậy các HTX trên địa bàn huyện có vai trò như thế nào trong việc thực hiện NQ quan trọng này, một vài ghi nhận trong CM tuần này, mời quí vị và các bạn cùng theo dõi.

Để nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, xây dựng thương hiệu nông sản đặc sản địa phương, liên kết đưa sản phẩm vào các thị trường, huyện Cam Lộ chỉ đạo chú trọng các biện pháp để đảm bảo vấn đề đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện. Các HTX trên địa bàn cùng với người dân là các thành viên đóng vai trò quan trọng trong các khâu từ sản xuất, liên kết tìm đầu ra để tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của địa phương.

HTX Thủy Đông, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ là đơn vị trực tiếp tham gia thực hiện thí điểm mô hình trồng dứa Queen trên địa bàn thôn Thiện Chánh với diện tích hơn 10ha, có 3 nhóm hộ gồm 31 thành viên tham gia. Trước đây, vùng đất này được thành viên HTX thuê để trồng rừng keo với chu kỳ khoảng 6 - 7 năm mới thu hoạch. Các thành viên HTX khi nghe về chủ trương trồng dứa nguyên liệu của tỉnh, bước đầu người dân cũng rất băn khoăn bởi tuy dứa là loại cây quen thuộc nhưng lâu nay người dân chỉ trồng xen canh với các loại cây khác và cũng không ứng dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất mang lại thấp. Để người dân đồng tình tham gia thực hiện mô hình, chính quyền địa phương cùng với HTX tích cực tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động người dân khai thác 20ha đất trồng cây lâm nghiệp để chuyển đổi sang trồng dứa nguyên liệu.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Lưu- GĐ HTX Nông nghiệp Thủy Đông- Cam Thủy.

( không chỉ riêng cây dứa mà hiện nay chúng tôi tập trung chỉ đạo cho bà con thành viên sản xuất theo hướng sạch, bền vững để có thể cạnh tranh trên thị trường, vấn đề liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là nội dung trọng tâm mà chúng tôi hướng đến …)

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo huyện Cam Lộ cũng như NQ 02 về phát triển nông nghiệp sạch, trong vụ hè thu 2017, các HTX đã cùng với người dân tiến hành gieo cấy 26,1 ha cánh đồng mẫu liền vùng, cùng trà, cùng giống, cùng bón phân bón vi sinh, canh tác đồng bộ tại HTX Thanh Sơn với diện tích trên 13,6 ha và HTX Cam An 13,5 ha, sử dụng giống lúa chất lượng cao Bắc Thơm 7 và TBR-1, sản xuất gạo sạch chất lượng cao cung cấp cho làng nghề bún Cẩm Thạch và xây dựng thương hiệu gạo an toàn Cam Lộ. Bên cạnh đó, liên kết với Công ty Đại Nam ở Vũng Tàu cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, sử dụng giống lúa RVT để tổ chức sản xuất 13 ha lúa hữu cơ. Đối với các cây trồng khác, huyện giao cho Công ty TNHH MTV Từ Phong thí điểm thuê lại một số diện tích đất của nông dân thôn Quật Xá, xã Cam Thành tổ chức sản xuất lạc hữu cơ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm nông nghiệp đầu ra mang đặc trưng của địa phương.

Ngoài ra, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo huyện Cam Lộ, các HTX trên địa bàn đã từng bước  khuyến khích người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải phóng sức lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới với thu nhập cao hơn thông qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, chăm sóc cây trồng, tạo điều kiện cho thành viên vay vốn đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm.

Phỏng vấn: Ông Lê Thanh Trung- Phòng NN Huyện Cam Lộ.

( Để thực hiện các nội dung trong NQ 02 về phát triển nông nghiệp thì các HTX đóng vai trò quan trọng từ khâu sản xuất, tư vấn về kỹ thuật, chăm sóc cây trồng vật nuôi, đặc biệt là khâu liên kết, đây là vấn đề cần được quan tâm sau khi các HTX thực hiện chuyển đổi…)

Đối với các loại cây trồng mới, đến nay toàn huyện đã phát triển được 77 ha dứa và 27,5 ha cây dược liệu như cà gai leo, chè vằng, nghệ, ngưu tất, sinh địa…, sản xuất hoàn toàn hữu cơ. Công ty cổ phần dược liệu Việt Nam cũng đang có kế hoạch làm việc với huyện Cam Lộ về xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO giai đoạn 2017- 2020. Quá trình sắp xếp, quy hoạch tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, Cam Lộ đã dành quỹ đất tương đối lớn chuyển từ đất lúa hiệu quả thấp và đất rừng có độ dốc thấp dưới 10% sang quy hoạch phát triển cây dược liệu, trồng dứa, cây ăn quả có giá trị cao quanh các vành đai trang trại. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được huyện Cam Lộ chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hợp tác xã Đoàn Kết ở xã Cam Nghĩa là đơn vị được huyện chọn hỗ trợ để thực hiện mô hình chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP để nhân rộng trên địa bàn, trước hết là nhân rộng ra 18 trang trại nuôi lợn quy mô từ 200-2.000 con/ trang trại. Định hướng hỗ trợ sản xuất của huyện Cam Lộ chuyển từ hỗ trợ nông hộ sang liên kết vùng, ứng dụng gói sản xuất đồng bộ từ đào tạo nghề đến liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…, trong đó chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiến đến sản xuất hoàn toàn hữu cơ.

Phỏng vấn: Ông Hoàng Văn An- Thành viên HTX Thủy đông- Cam Thủy

( chúng tôi mong muốn được hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật và cùng với HTX nâng cao hiệu quả kinh tế tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm...)

Ông Lê Ngọc Xuân- GĐ HTX Đoàn kết

( chúng tôi nghĩ rằng hiện nay, đối với các HTX sau khi chuyển đổi thì vấn đề tự tìm hướng đi liên kết từ khâu đầu vào, đầu ra là rất quan trọng, có làm được điều đó thì sản phẩm chất lượng, ut tín là yếu tố đầu tiên các thành viên phải thực hiện….)

  Luật hợp tác xã năm 2012 ra đời là cơ sở để các HTX chủ động, linh hoạt, sáng tạo với mục đích là quản trị và hoạt động theo hướng đổi mới gắn các dịch vụ với nhu cầu của thành viên và thị trường làm cho HTX ngày càng lớn mạnh. Hợp tác xã cũng là cầu nối giữa nông dân và các đơn vị chức năng trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi vì hiện nay vấn đề này 85% HTX đảm nhận. Một thực tế hiện nay là không chỉ thành viên HTX trên địa bàn Cam Lộ là hầu hết các hộ sản xuất cá thể đang rất cần sự hỗ trợ từ tổ chức kinh tế gần nhất, thiết thực nhất mà họ tham gia - đó là HTX - và HTX là đơn vị tổ chức thực thực hiện tốt nhất . Ở đó thành viên thực hiện việc dồn điền đổi thữa; chuyển đổi tập quán canh tác từ quảng canh, tự sản xuất, tự tiêu thụ qua áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ trong mối liên kết hài hòa về lợi ích. Làm được điều đó thì HTX sẽ là địa chỉ tin cậy cho các thành viên ở các địa phương.

 

Phỏng vấn: Ông Lê Thanh Trung- Phòng NN Huyện Cam Lộ.

( Các HTX cần có những định hướng và những giải pháp tích cực để hoạt động tùy vào lợi thế địa phương….)

HTX trên địa bàn huyện Cam Lộ nói riêng, ở Quảng Trị nói chung đã và đang đóng vai trò hết sức to lớn vào việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và là cầu nối để thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân tại vùng nông thôn, đặc biệt là thực hiện tốt chức năng quy hoạch vùng hàng hóa tập trung theo thế mạnh vùng miền, tạo ra hiệu quả kinh tế bền vững cho thành viên thông qua việc cung ứng dịch vụ đầu vào với giá ưu đãi, điều hành và quản lý sản xuất, tuyền truyền và áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, tiến tới ký kết các hợp đồng tiêu thụ đầu ra cho thành viên, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp.

 

Quảng Trị cùng với cả nước đang tích cực đẩy mạnh thực hiện việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017- 2020 và định hướng đến năm 2025. Vấn đề liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, có sức cạnh tranh, hay như việc kêu gọi đầu tư, ký kết các hợp đồng cung ứng các dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra giữa người sản xuất với doanh nghiệp thì bản thân từng hộ nông dân khó có thể làm được, đòi hỏi phải có sự hợp tác liên kết, cần quy về một đầu mối chung. Để giải quyết các vấn đề đó cần phải xác định hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, trang trại là những đối tác chính, quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới



 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 10/10/2017 15:57 Lê Vĩnh Nhiên 11/10/2017 06:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà