Chuyên mục: VĨNH LINH LŨY THÉP, LŨY HOA SỐ 5
Danh mục
Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa
NỘI DUNG
Lời dẫn : MC dẫn: Vĩnh Linh là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, diện tích tự nhiên 617 km2, dân số gần 86.000 người; phía Tây có rừng núi, ở giữa là đồng bằng, phía Đông có biển, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, có tiềm năng phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Vĩnh Linh cũng là huyện có điều kiện để đẩy mạnh các loại ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới theo thực tế của nhu cầu phát triển, nhất là vùng nông thôn. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh phát triển các cơ sở CN-TTCN từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng. Tiềm năng kinh tế phi nông nghiệp này còn dồi dào đang được huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương phát triển mạnh trong thời gian tới để góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trong chuyên mục Vĩnh Linh Lũy thép, lũy hoa tháng 12 này, chúng tôi xin giới thiệu đến QV &CB chủ đề: Vĩnh Linh thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Chuyên mục: VĨNH LINH LŨY THÉP, LŨY HOA SỐ 5

 

 

MC dẫn: Vĩnh Linh là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, diện tích tự nhiên 617 km2, dân số gần 86.000 người; phía Tây có rừng núi, ở giữa là đồng bằng, phía Đông có biển, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, có tiềm năng phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). 

Vĩnh Linh cũng là huyện có điều kiện để đẩy mạnh các loại ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới theo thực tế của nhu cầu phát triển, nhất là vùng nông thôn. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh phát triển các cơ sở CN-TTCN từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng. Tiềm năng kinh tế phi nông nghiệp này còn dồi dào đang được huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương phát triển mạnh trong thời gian tới để góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trong chuyên mục Vĩnh Linh Lũy thép, lũy hoa tháng 12 này, chúng tôi xin giới thiệu đến QV &CB chủ đề: Vĩnh Linh thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

 

VĨNH LINH: THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Trong nhiều năm qua, các cơ sở sản xuất CN-TTCN, ngành nghề, dịch vụ nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Toàn huyện có trên 967 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tạo việc làm cho gần 3.100 lao động. Các ngành nghề chủ yếu là cơ khí, chế biến lâm sản, nông sản, thủy sản, chế biến mủ cao su, sản xuất bánh kẹo, bún bánh, gạch ngói, chổi đót, đũa-tăm tre, vôi bột, nhựa PP, PE. Vĩnh Linh còn là địa bàn khai thác quặng ti tan với trữ lượng lớn… Nhờ thế, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàndiện của huyện. 

Hiện tại ở Vĩnh Linh có doanh nghiệp chế biến mủ cao su Đức Hiền đóng tại địa bàn xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh. Cho đến nay, đây là một trong những nhà máy chế biến cao su có hiệu quả khá trên địa bàn huyện. Công ty  Đức Hiền ra đời và hoạt động có hiệu quả không những tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 70  công nhân với mức lương trung bình 8 triệu đồng/người/tháng, mà còn góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu tung hoành, tư thương ép giá làm cho người nông dân yên tâm sản xuất. Bây giờ thì người trồng cao su tiểu điền không chỉ ở Vĩnh Linh, Gio Linh của Quảng Trị, mà một số địa phương của Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế cũng rất chăm chút cho cây cao su vì đã có doanh nghiệp Đức Hiền sẵn sàng thu mua mủ cao su của bà con với giá thỏa thuận, thậm chí còn cho ứng trước tiền vốn giúp bà con mua phân bón để chăm sóc và đầu tư cho cây cao su. Hơn 15 năm đứng vững và phát triển, doanh nghiệp Đức Hiền đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên miền đất “nắng lửa, mưa dầm” cũng như thị trường đầy biến động này.

Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC

Giám đốc Công ty TNHH MTV Đức Hiền

          (Những kết quả nổi bật của nhà máy trong năm 2017 và đóng góp vào NS địa phương)

Vĩnh Linh có bờ biển dài trên 25 km, có cả bãi ngang và cửa lạch với nguồn hải sản phong phú, có tiềm năng về khai thác và chế biến thủy hải sản. Bên cạnh đó, thủy sản nuôi trồng tại một số địa phương cũng phát triển khá, góp phần làm tăng sản lượng thủy hải sản. Hàng năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng trên 4.000 tấn. Ở các địa phương ven biển như thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái đã có nghề chế biến hải sản truyền thống trong nhiều gia đình từ lâu đời đang được phát huy. Nổi bật là 3 cơ sở sản xuất nước mắm lớn và có thương hiệu trên thị trường, tập trung ở thị trấn Cửa Tùng như: Tùng Vân, Huỳnh Kế, Khiêm Trọng. Riêng 3 cơ sở này mỗi năm sản xuất đạt trên 1 triệu lít nước mắm. Sản phẩm được chế biến từ hải sản chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, cá khô, các loại mắm. Vùng biển cửa lạch Cửa Tùng là nơi tập trung chế biến hải sản sôi động, thu hút khách mua từ nhiều địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất đi thị trường nước ngoài. Chế biến thủy hải sản đã góp phần khuyến khích ngư nghiệp phát triển, làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, đồng thời đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng.

Ông NGUYỄN VĂN KHIÊM

Chủ cơ sở nước mắm Khiêm Trọng

(Ngoài tăng thu nhập cho gia đình, còn tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn…)

Trong những năm gần đây, chế biến nông sản trên địa bàn phát triển tương đối khá. Toàn huyện hiện có 260 cơ sở xay xát lương thực, tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã, thị trấn: Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long, Vĩnh Kim, thị trấn Hồ Xá. Các xã, thị trấn đều có máy xay xát lương thực trong các cụm dân cư, tạo thuận tiện cho nhân dân chế biến lương thực tại chỗ. Một số ngành nghề khác cũng phát triển trong những năm qua như: Cơ khí nông nghiệp, vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, điện tử, may mặc, sản xuất chai nhựa, sản xuất nước uống tinh khiết, làm bún bánh ứng dụng theo công nghệ mới… Khai thác khoáng sản (ti tan) trên địa bàn huyện tập trung một số xã như Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, tạo việc làm cho hơn 300 lao động thuộc các địa phương nói trên.

Giá trị sản xuất CN-TTCN năm sau cao hơn năm trước. Theo giá hiện hành thì tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng hàng năm từ 25% đến 30%. Một số lĩnh vực sản xuất CN-TTCN tăng trưởng ổn định và bền vững như chế biến mủ cao su, chế biến nước mắm, cá hấp, chế biến gỗ, sản xuất vôi bột, và sản xuất gạch ngói các loại. Công tác khuyến công được quan tâm phát triển, đa dạng về nội dung, mở rộng về phạm vi và đối tượng, tăng cường sự phối hợp gắn kết hoạt động khuyến công trong toàn tỉnh. CN-TTCN đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực giải quyết nguồn nguyên liệu nông, ngư nghiệp tại chỗ, tạo điều kiện cho nông dân, ngư dân có cơ hội vươn lên làm giàu bền vững. 

Ông NGUYỄN HỮU HÙNG

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh

(Thành tựu về CN – TTCN trên địa bàn)

Với Vĩnh Linh, tiềm năng phát triển CN-TTCN còn dồi dào. Vấn đề đặt ra là tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển CN-TTCN, làng nghề. Chú trọng đến cấp cơ sở, các hộ dân, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Tuyên truyền cơ chế khuyến khích ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh, huyện đến các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân để thu hút, khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư; kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cửa Tùng đáp ứng các nhu cầu phát triển về trình độ kỹ thuật, công nghệ; đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Huyện cũng lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí khuyến công, bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm cho những cơ sở có năng lực phát triển, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

 Phát triển CN-TTCN hiện nay đang còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ như: thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; cần có chính sách cụ thể, thông thoáng hơn trong việc vay vốn ưu đãi, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đầu ra cho một số sản phẩm tiêu biểu, hỗ trợ sản xuất, khuyến công. 

Để phát triển bền vững kinh tế CN-TTCN, huyện Vĩnh Linh đã tổ chức những cuộc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó giúp cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng kinh tế phi nông nghiệp của huyện ngày càng đi lên.

Ông NGUYỄN HỮU HÙNG

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh

(Giải pháp để pt bền vững ngành CN – TTCN của huyện trong thời gian đến)

Song song với cơ chế khuyến khích ưu đãi, huyện tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư làm thủ tục thuê đất, phối hợp tổ chức giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ, ưu tiên doanh nghiệp, công ty lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy trong cụm, khu công nghiệp đã được phê duyệt. Năm 2017, huyện Vĩnh Linh tiếp tục triển khai kết cấu hạ tầng Cụm Công nghiệp Cửa Tùng, thu hút nguồn vốn khuyến công quốc gia năm 2017 để xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN, làng nghề huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hình thành các vùng kinh tế động lực (Cụm điểm công nghiệp-làng nghề), bảo vệ môi trường và thu hút đầu tư. Phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn về thủ tục hồ sơ đăng ký từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện. Tiếp tục trợ giúp thông tin với doanh nghiệp, tạo cơ hội bình đẳng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp. Huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế CN-TTCN trong giai đoạn tiếp theo, vì đây là một lĩnh vực kinh tế có tiềm năng lớn trong cơ cấu nền kinh tế, góp phần đột phá trong tăng trưởng kinh tế của huyện

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Thanh Vân 13/12/2017 14:50 Võ Nguyên Thủy 13/12/2017 16:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà