Tạp chí Dân tộc Miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Tạp chí Dân tộc và Miền núi

Phát sóng 21/12/2017

 

Kính chào đồng bào và các bạn đến với Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PT-TH Quảng Trị. Thưa đồng bào và các bạn, trong phần đầu của chương trình, chúng tôi giới thiệu đến đồng bào và các bạn phóng sự về việc giao đất sản xuất nông nghiệp cho người dân xã Linh Thượng. Phần cuối là chương trình chúng tôi giới thiệu tấm gương già làng Hồ Văn Đam ở thôn Khe Lặn, xã Mò Ó, huyện Đakrông. Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

 

PS1: Linh Thượng giao đất sản xuất nông nghiệp cho người dân.

 

Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt các vùng nông thôn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có nhiều khởi sắc. Xã miền núi Linh Thượng của huyện Gio Linh cũng đang nỗ lực để chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả tích cực hơn, đưa cuộc sống người dân ngày một đi lên.

 

Linh Thượng là một xã miền núi của huyện Gio Linh với 97% là người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pako sinh sống. Là một xã miền núi còn nhiều khó khăn, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm hơn 90% giá trị sản xuất, do đó công tác phát triển sản xuất có vai trò quyết định đối với nền kinh tế. Những năm qua, chính quyền địa phương đã có những phương pháp phù hợp hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.

 

Đến thôn Sông Ngân- một thôn mới của xã Linh Thượng, ta thấy những con đường rộng rãi, nhà cửa khang trang, sạch đẹp. Đó là nhờ vào sự thay đổi trong nhận thức của bà con, họ đang chung tay cùng nhau xây dựng nông thôn mới ở địa phương.  Về xã Linh Thượng hôm nay sẽ dễ dàng nhận thấy nông thôn nơi đây đang đổi mới từng ngày nhờ có sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

Tính đến thời điểm hiện tại, xã Linh Thượng đã hoàn thành 9/19 tiêu chí trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tại đây, ngay sau khi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được phát động, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, trong đó, lấy phương châm: Huy động sức dân để lo cho dân làm mục tiêu để phấn đấu. Dưới sự chung tay, góp sức của các ban ngành, đoàn thể, công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu, từ đó, nhân dân trên địa bàn luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ, chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

 

Một trong những vấn đề đang được lãnh đạo xã quan tâm đó là đất sản xuất cho người dân. Năm 2015 nhận thấy đất sản xuất là một trong những yếu tố làm điều kiện sống của người dân địa phương khó khăn, lãnh đạo xã đã đề nghị với UBND huyện xin chủ trương cấp đất sản xuất cho người dân.

Gia đình anh Hồ Văn Sanh ở thôn Bến Mộc 2 là một trong những hộ được xét cấp đất trong đợt này. Hai vợ chồng anh Hồ Văn Sanh kết hôn đã 4 năm và đã có 2 con. Tuy nhiên hiện nay gia đình anh  chỉ có mảnh vườn nhà và 3 sào ruộng trồng lúa nước. Chính vì vậy điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều khó khăn, nguyện vọng của  xin được cấp thêm đất sản xuất của gia đình anh là hoàn toàn chính đáng.

 

Anh Hồ Văn Sanh

Thôn Bến Mộc 2, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

 

(Bây giờ nhà tôi chưa có đất nhưng xã chuẩn bị cấp đất cho chúng tôi rồi. Mong cấp trên quan tâm đến dân nhiều hơn ,cấp đất cho dân để yên tâm sản xuất. Sau này có đất gia đình tôi sẽ trồng tràm, đời sống chắc chắn sẽ đi lên không còn thiếu ăn như mọi năm nữa.)

 

Hiện nay UBND xã Linh Thượng đã nhận bàn giao khoảng 500ha diện tích rừng dự án ADB tại các tiểu khu 605 A, 605 B, 767 T. Diện tích Công ty TNHH một thành viên Lương Quang bàn giao lại cho xã là: 130 ha; diện tích Công ty TNHH một thành viên Trường Anh bàn giao là: 200 ha; diện tích tại đồi Lộng gió là: 30 ha. Với quỹ đất hiện tại, UBND xã đang tiến hành san ủi, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các hộ thiếu đất sản xuất. Trước mắt là ưu giao đủ đất cho các hộ không có đất và các hộ định cư vùng Sông Ngân đang thiếu đất sản xuất. Theo thống kê mới nhất của UBND xã, hiện nay toàn xã có 109 hộ không có đất sản xuất và 289 hộ còn thiếu đất sản xuất. Trong đợt 1, xã đã tiến hành bàn giao 96ha cho 96 hộ không có đất sản xuất, trong đợt 2 này, các hộ không có đất sản xuất sẽ được bình xét để được cấp đất.

 

Anh Hồ Văn Hầu- Chủ tịch UBND xã Linh Thượng, Gio Linh, Quảng Trị.

( )

 

Cùng với lãnh đạo UBND xã, chính quyền các thôn cũng đang nỗ lực làm công tác tuyên truyền cho người dân về việc tăng gia sản xuất. Số hộ chưa có đất sản xuất ở các thôn là khá lớn, chính vì vậy, lãnh đạo thôn đã phải cân nhắc kĩ lưỡng để trao đất đúng đối tượng, tạo cơ hội cho các hộ điều kiện khó khăn và những hộ chưa có đất làm ăn có cơ hội thay đổi cuộc sống.

 

 

 

 

Ông Hồ Văn Dung

Bí thư chi bộ thôn Bến Mộc 2, xã Linh Thượng, Gio Linh, Quảng Trị.

(Xã, thôn họp theo chủ trương của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân để cấp đất cho các gia đình chưa có đất sản xuất, mỗi hộ được cấp khoảng 3 ha. Theo chỉ đạo của Đảng ủy, HDND thì thôn tôi có 12 hộ được cấp đất đợt 1 để trồng rừng vì ở đây phát triển kinh tế chủ yếu là nhờ rừng.  Đối tượng được ưu tiên là các cặp vợ chồng mới cưới chưa có đất, chúng tôi họp lại cấp đất cho họ trước, những ai có 1, 2 ha đất rồi thì chờ đến đợt sau.)

 

Hiện nay xã Linh Thượng vẫn còn 10 tiêu chí trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, còn những tiêu chí khó như về y tế, môi trường, thu nhập, nhà ở dân cư…Tuy nhiên với việc giao thêm đất cho người dân có đất sản xuất sẽ góp phần thay đổi điều kiện sống của người dân nơi đây . Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, xã miền núi Linh Thượng vẫn đang rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn của chính quyền các cấp để hoàn thành các tiêu chí còn lại để xây dựng bản làng văn minh, đời sống người dân được nâng cao hơn mỗi ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PS2: Già làng Hồ Văn Đam- tấm gương sáng của thôn Khe Lặn.

Thưa đồng bào và các bạn! Già làng, trưởng bản là cầu nối giữa bà con với chính quyền địa phương, với trách nhiệm và sự uy tín của mình, các già làng luôn tích cực tuyên truyền vận động bà con xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Họ được nhắc đến trong sự tin yêu, mến phục của bà con dân làng và Đảng bộ, chính quyền địa phương. Già làng Hồ Văn Đam ở thôn Khe Lặn, xã Mò Ó, huyện Đakrông là một người như thế.

Để có được những mái nhà khang trang, những con đường bê tông hóa và cuộc sống người dân nơi đây đi lên từng ngày thì công sức không nhỏ là của già làng Hồ Văn Đam- người đã đến từng nhà, vận động từng người để bà con hiểu biết hơn, từ đó thay đổi nhận thức tư duy, để cùng nhau xây dựng bản làng.

Trước đây  trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, bà Hồ Thị Táo trồng rất nhiều lúa và sắn, khi có chính sách của địa phương, bà cũng đắn đo trong việc phải hiến nhiều đất đai sẽ mất đất sản xuất sau này. Được già làng tuyên truyền cho điều hay, gia đình bà Hồ Thị Táo đã quyết định chặt cây, hiến đất làm đường giao thông nội đồng, với 6 mét bề rộng và 300m chiều dài.

Khe Lặn, xã Mò Ó, huyện Đakrông, Quảng Trị

( Được sự tuyên truyền của già làng, chúng tôi hiểu được rằng sống trong làng bản, mình không có của cải gì nhưng mình có đất, một người 10m hoặc 20m chúng tôi vận động hết. Mọi người đoàn kết lại thì chúng tôi có một con đường. Ngày xưa đường này không có giờ chúng tôi đoàn kết lại nhà tôi 20 mét nhà anh kia 20m thành một con đường. Bất cứ làm việc gì cũng phải có sự đoàn kết của cả bản làng, con cháu, chị em .. )

Già làng Hồ Văn Đam đã vận động được rất nhiều người dân hiến đất, hiến cây xây dựng đường giao thông nông thôn, bê tông hóa giao thông nội đồng. Cùng với người dân thôn Phú Thành, giờ đây con đường giao thôn nội đồng này đã trở thành con đường đi lại từ thôn Phú Thành qua Khe Lặn.

Với quan niệm để người dân thực sự tin mình và hiểu mình, già làng Hồ Văn Đam đã làm gương để mọi người noi theo. Ông sẵn sàng hiến hơn 1000m2 đất của gia đình để làm đường giao thông nông thôn. Bản thân ông cũng thực sự là một người dám nghĩ, dám làm, đầu tư phát triển kinh tế với suy nghĩ làm được thì nói dân bản mới nghe và làm theo.

 

Khe Lặn, xã Mò Ó, huyện Đakrông

( Chúng tôi ở đây không ngừng nhắc nhở con cháu, anh em trong làng bản làm ruộng, làm nương, trồng cây, không vi phạm pháp luật, không gây mất đoàn kết, phấn đấu làm ăn cho có của ăn của để, không bỏ hoang đất đai. Về vấn đề làm đường, chúng ta phải đoàn kết mỗi người góp một ít thì mới có đường để đi Nhà cửa cũng xây dựng khang trang hơn, sạch đẹp hơn.. Bên cạnh đó tuyên truyền bà con vệ sinh phòng bệnh, sạch sẽ gọn gàng, ko tệ nạn xã hội, ko sinh con thứ 3, đau ốm thì nên đến bệnh viện, uống thuốc.. )

Năm nay đã gần 70 tuổi, thế nhưng già làng vẫn đang tích cực đến từng nhà, vận động từng người, tuyên truyền cho bà con dân bản những điều hay lẽ phải. Ông đang góp phần tích cực cùng chính quyền địa phương vận động dân bản thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

 

Khe Lặn, xã Mò Ó, huyện Đakrông

( Già làng Hồ Văn Đam thường xuyên nhắc nhở anh em ở trong làng giúp đỡ lẫn nhau đoàn kết mỗi người hiến một ít đất để làm đường, nhắc nhở con em không được vi phạm pháp luật của Nhà nước, giữ gìn và phát huy truyền thống của đồng bào mình để con cháu noi theo. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất như trồng sắn, trồng ngô, gieo cấy đúng mùa.….)

 

Với nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả, già làng Hồ Văn Đam đã động viên bà con tin và làm theo lời Đảng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Quách Đình Long 20/12/2017 08:43 Võ Nguyên Thủy 20/12/2017 09:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà