LẮNG NGHE CUỘC SỐNG 15/9 - GIAO VIEN CAM BẢN
Danh mục
Tài chính
NỘI DUNG
Lời dẫn : MC: Kính chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình Lắng nghe cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị. Nguyên Bảo, 2 PTV rất vui được đồng hành cùng quý vị và các bạn 15 phút của chương trình hôm nay. MC: Thưa quý vị và các bạn, năm học mới 2018 – 2019 đã chính thức bắt đầu được gần 2 tuần, và chương trình Lắng nghe cuộc sống đã có dịp chia sẽ với quý vị và các bạn những câu chuyện của giáo viên vùng khó khi trở lại trường năm học mới.

LẮNG NGHE CUỘC SỐNG 15/9

MC: Kính chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình Lắng nghe cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị. Nguyên Bảo, 2 PTV rất vui được đồng hành cùng quý vị và các bạn 15 phút của chương trình hôm nay.

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, năm học mới 2018 – 2019 đã chính thức bắt đầu được gần 2 tuần, và chương trình Lắng nghe cuộc sống đã có dịp chia sẽ với quý vị và các bạn những câu chuyện của giáo viên vùng khó khi trở lại trường năm học mới.

 

MC: Vâng, thưa quý vị và các bạn, đồng hành với các thầy cô giáo và học sinh vùng cao có thể nói các cấp ngành, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh đã luôn dành một sự quan tâm rất đặc biệt, hỗ trợ cũng như chia sẽ khó khăn về vật chất giúp việc dạy và học ở vùng xâu, vùng xa vơi bớt khó khăn

 

MC: Và lúc này, khi mà năm học mới đã chính thức bắt đầu, mọi việc có thể nói đã ổn định, thì chúng tôi những người thực hiện chương trình Lắng nghe cuộc sống xin được trở lại chia sẽ với quý vị và các bạn câu chuyện – Đời sống của những giáo viên cắm bản.

MC: Hy vọng từ những câu chuyện chân thực, xúc động, những chia sẽ tự đáy lòng của người trong cuộc sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu hơn về nghề giáo, về những hi sinh thầm lặng của những giáo viên vùng xâu, vùng xa để giáo dục vùng khó có một năm học mới thật chất lượng và hiệu quả.

Nhạc cắt

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Gieo chữ ở vùng núi vùng sâu, hẳn trong chúng ta không phải ai cũng làm được điều đó. Những người thầy người cô không quản ngại khó khăn đến vùng cao để giảng dạy cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. Đằng sau những lớp học là những câu chuyện đầy gian nan của thầy cô giáo cắm bản.

MC: ở đó không chỉ là những câu chuyện khó khăn trong đời sống vật chất, mà trong những bản làng, ở vùng cao biên giới xa xôi nhất… biết bao thầy cô hàng ngày âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân, quên đi mọi khó khăn để miệt mài với nghiệp gieo chữ trồng người. Ở đâu có họ, con chữ kiến thức được trao truyền, ở đâu có họ ước mơ một tương lai tươi sáng cho biết bao trẻ em như được mở ra và hiện hữu. CTV Biên Thùy có bài viết – Hà Lệt mùa này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.  

MC: đọc lòng nhạc - Giữa cái nắng oi ả cùng những cơn gió lào rát mặt. Chúng tôi có dịp theo chân thầy hiệu trưởng Nguyễn Tư Mạnh THCS Tân Thành đến điểm trường bản Hà Lệt, huyện Hướng Hóa. Đây là điểm trường gần khu dân cư sinh sống, thế nhưng con đường dẫn vào trường đầy bụi bặm, ổ gà nhấp nhô đầy đường. Có lẽ đây chính là con đường mà hàng trăm học sinh cũng như các thầy cô giáo gắn bó bấy lâu nay. Trò chuyện cùng các thầy cô giáo chúng tôi nhận thấy rõ sự phấn khởi trên khuôn mặt mỗi người khi nhắc đến câu chuyện cắm bản của các thầy cô. Đến với điểm trường bản là sự tự nguyện cũng như tình yêu với nghề của họ, vậy nên câu chuyện mà các thầy cô chia sẽ tôi nhận thấy không có những than thở khó khăn về mình, mà mỗi lời nói, mỗi câu chuyện đều nhắc đến những học sinh thân yêu, những người dân chất phác hiền lành của bản Hà Lệt.

 Thầy Nguyễn Văn Chung, một giáo viên có thâm niêm gắn bỏ với bản Hà Lệt chia sẽ: "những ngày trời mưa to, con đường đến trường rất khó đi, nhưng học sinh vẫn đến trường rất tích cực. Nhiều em nhà ở xa không qua được những con suối nhất định đòi bố mẹ đưa đi. Các em ngoan và rất chăm học, điều này động viên các thầy cô rất nhiều khi cắm bản. Nói về những khó khăn trong cuộc sống mà thầy cô đã và đang gặp nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc khi dạy học vùng khó, Thầy Nguyễn Văn Chung chia sẽ :

BĂNG

Có những khó khăn ở điểm trưởng Hà Lệt đã tồn tại như cơ sở vật chất, trường học đã cũ đi, các lớp đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, bàn ghế cũng dần hư hỏng. Trong các lớp học 1, 2 các học sinh ngồi san sát nhau, mỗi cuốn sách, tập vỡ cũng không được mới lắm, những chiếc cặp đủ sắc màu không có chổ đễ phải kê tạo vào chân bàn, chân ghế, nhưng không khí lớp học rất nghiêm túc, các em rất chăm chú nghe giáo viên giảng bài. Có lẽ, những ánh mắt trong veo kia đã xua tan bao khó khăn, mệt mõi của những thầy cô giáo.

Tại sân trường, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nền đất nên khi các em học sinh vui chơi, người lấm lem đầy bụi đỏ. Thế nhưng chia sẽ của các thầy cô khiến tôi cảm nhận rằng - trong họ vẫn luôn cháy bổng tinh thần dạy học cho các em học sinh vùng cao. Cô Nguyễn Thị Lý chia sẽ thêm :

BĂNG

Có thể nói rằng, thầy cô giáo cắm bản là những người luôn tâm huyết yêu nghề mới có thể mạnh dạn lên đến vùng cao vùng sâu để giảng dạy. Không chỉ là điểm trường bản Hà Lệt mà còn nhiều điểm trường khác vẫn còn khó khăn hơn. Nhưng nghị lực và sự đam mê với nghề vẫn luôn bừng cháy trong trái tim mỗi thầy cô giáo. Chúng tôi biết rằng, mùa này thời tiết bắt đầu khắc nghiệt hơn bởi những cơn bão bất thường, gió rét cũng rậm rịch kéo về, chưa kể, đường sá không thuận lợi, sống xa gia đình người thân,thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần… song biết bao thầy cô giáo vẫn hàng ngày đến với những bản làng vùng cao để dạy học. Mỗi câu chuyện về cuộc sống, chuyện trường lớp, dạy dỗ học trò... của họ nếu một lần được tận mắt chứng kiến, được nghe họ tâm sự sẽ không khỏi cảm phục, xúc động. Mỗi thầy cô là một minh chứng sống động về sự vượt khó để gieo chữ trồng người.

Nhạc cắt

MC: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Lắng nghe cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị.

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Nhắc tới đội ngũ thầy cô giáo đang công tác giảng dạy ở vùng núi khó là nói tới tinh thần vượt khó, tình yêu thương học trò, yêu nghề hơn cả bản thân. Vì học trò, họ sẵn sàng vượt núi băng rừng, vượt suối, vượt mọi khó khăn thách thức. Con đường mang chữ đến học trò của họ là biết bao hy sinh thầm lặng, những mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu và sự nguy hiểm tới tính mạng.

 

MC: Tiếp theo chương trình Lắng nghe cuộc sống hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn câu chuyện của một giáo viên cắm bản, qua bài viết của PV Nguyên Bảo – Khi niềm tin ở lại - Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

PTV đọc bài của NGYÊN BẢO

Nhạc cắt

 

MC: Nhưng mỗi nơi chúng tôi đến, mỗi câu chuyện chúng tôi nghe được, tinh thần không là những khó khăn. Bởi thách thức từ cuộc sống thực tế càng lớn thì chắc chắn càng đòi hỏi sự tâm huyết yêu nghề của những người thầy vùng cao, giáo viên cắm bản càng cao. Và chắc chắn, hạnh phúc và động lực lớn nhất để họ vượt qua mọi vất vả tiếp tục bám trường lớp chính là ước mong mang kiến thức đến cho trò, là sự tiến bộ của mỗi học trò qua mỗi ngày lên lớp.

MC: Một đặc điểm của học sinh dân tộc là sử dụng chủ yếu tiếng dân tộc nên khi học tiếng Việt còn hạn chế vốn từ. Mặt khác tư duy nhận thức tiếp thu chậm so với học sinh miền xuôi. Vì vậy, để dạy học đạt kết quả thì giáo viên phải vất vả tốn thời gian gấp nhiều lần, phải dạy các em từ điều đơn giản nhất, hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ từng vấn đề để học sinh kịp tiếp thu.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai, phụ trách lớp 1 ở điểm trường xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa là một giáo viên từ Gio Linh đến công tác, nhiều năm gắn bó với học sinh là con em đồng bào vân kiều, Pa cô cũng dần học tiếng mẹ đẻ của các em để tiện cho việc giao tiếp cũng như truyền đạt kiến thức, dạy bảo các em hiệu quả hơn. Cô giáo Nguyễn thị Mai chia sẽ thêm :

Băng

Có thể nói Mọi nổ lực cố gắng của những giáo viên như cô giáo Nguyễn Thị Mai đang góp phần để chất lượng giáo dục vùng khó có nhiều thay đổi tích cực. Đặc biệt, vào mỗi dịp đầu năm học mới, nếu như ở các trường vùng thuận lợi, câu chuyện đầu năm ngoài những vấn đề thường niên như là kế hoạch dạy và học, mục tiêu chất lượng v.v . hay các vấn đề nóng như các khoản thu nộp đầu năm, một số nơi thì phụ huynh bận rộn bàn chuyện lắp quạt máy, lắp điều hòa để con em mình học hành đỡ vất vả, nhiều nơi bàn chuyện xã hội hóa lắp theeo tivi, thiết bị dạy học trực quan sinh động để nâng cao chất lượng dạy và học , …Thì ở nhiều điểm trường vùng cao, chuyện bàn rôm rả nhất đầu năm học mới của các thầy cô giáo có lẽ là mong học sinh đến lớp đủ số lượng, các em đi học đều, chăm ngoan đã là niềm động viên lớn đối với các giáo viên cắm bản.

Khi được hoỉ về những mong muốn của mình đầu năm học mới, cô giáo Nguyễn Thị Mai chia sẽ: 

Băng

Lạc quan, tin tưởng vào con đường mình đã chọn để gắn bó với sự nghiệp trồng người, chúng tôi biết rằng các thầy cô giáo đang hi sinh rất nhiều điều trong cuộc sống, không được gần gũi cha mẹ, vợ con, bỏ lại gia đình, họ chấp nhận đến với những nơi gian khổ nhất để làm nhiệm vụ đi gieo những hạt giống của tri thức. Chỉ có điều sự hy sinh ấy các thầy cô lặng thầm nhận về riêng mình.

Lồng bài hát “ MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT RỪNG CÂY ( ½ bài hát )

Thưa quý vị và các bạn, Chia sẽ về khó khăn, những hi sinh lặng thầm của những giáo viên cắm bản khi tận mắt chứng kiến những câu chuyện cảm động, những việc làm lặng thầm của họ, chúng tôi rất khó để diễn tả - và chỉ mong những ca từ ý nghĩa trong ca khúc Một đời người một rừng cây của Nhạc sỹ Trần Long Ẩn chuyển tải phần nào. Chúng tôi cũng xin được gửi ca khúc này, như một món quà chân thành gửi tặng các thầy cô giáo đang cắm bản ở vùng khó, mong rằng các thầy cô giáo thật nhiều sức khỏe để theo đuổi ước mơ, nhiệt huyết với nghề và hơn hết là vì sự học của con em đồng bào dân bản ở những vùng khó của quê hương.

( Lồng hết ½ bài hát)

MC: Quý vị và các bạn vừa nghe chương trình Lắng nghe cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị. Chúng tôi xin được trở lại với câu chuyện Sự tử tế lặng thầm – trong chương trình tuần sau. Quý vị và các bạn hãy chia sẽ cùng chúng tôi câu chuyện của mình qua dc email Lắng nghe cuốc ống @gmail.com hoặc số điện thoại 0918898246 PV Phụ trách chương trình sẽ liên lạc với quý vị. Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 14/09/2018 13:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà