Khám phá thế giới - Nước Nga hoang dã - Bán đảo Kamchatka - Phần 2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: NƯỚC NGA HOANG DÃ - BÁN ĐẢO KAMCHATKA – PHẦN 2

 

Có một nước Nga hoang dã – nằm biệt lập và khắc nghiệt. Những cái tên được thế giới biết đến nhưng đến nay những vùng lãnh thổ đó mới được khám phá, đặc biệt là đời sống hoang dã. Xa về phía đông của nước Nga là bán đảo Kamchatka. Ở nơi thiên đường và địa ngục thường xung đột lẫn nhau, thì sự sống và cái chết rất là mong manh. Núi lửa đã hình thành một vùng đất của lửa và băng. Một vùng đất của sức mạnh, nơi sinh vật phải nỗ lực để sinh tồn. Đó là Kamchatka.

 

NƯỚC NGA HOANG DÃ - BÁN ĐẢO KAMCHATKA – PHẦN 2

 

Thung lũng suối nước nóng đã thay đổi mãi mãi. Nhưng thiên nhiên sẽ tự làm lành Kamchatka. 29 miệng núi lửa đang hoạt động sẽ tiếp tục thay đổi vùng đất này bằng những trận phun trào. Thời gian sẽ trôi qua và các mùa sẽ tiếp tục vận hành, cứ thế sẽ trở về lại như cũ, và đời sống sẽ thích nghi. Cuối hè, hồ Kuril trở thành điểm đến của cá hồi đỏ. Băng qua Thái Bình Dương rồi đến biển Okhotsk, chúng tiếp tục hành trình 40km dọc con sông Ozernaya. Cá hồi là nguồn sống của Kamchatka. Không có chúng, toàn bộ hệ sinh thái ở đây sẽ không còn. Khoảng 1/4 lượng cá hồi của Thái Bình Dương bắt đầu sự sống ở đây, thế nhưng chúng đang bị đe dọa bởi không chỉ đánh bắt mà còn do nạn săn trộm lấy trứng bán với giá cao. Đầu mùa hè, những con cá hồi đầu tiên xuất hiện ở sống. Chúng nhanh chóng thu hút những con gấu mẹ đang đói vì chỉ ăn cỏ cây suốt 2 tháng qua. Cá hồi là nguồn sống của gấu. Đặc biệt với con mẹ đang nuôi 4 con gấu con này.

 

Gấu ở Kamchatka phải trữ thật nhiều năng lượng vào mùa cá hồi đến sinh sản, gấp lớn lần so với ăn thực vật. Nhưng do tới quá sớm, nên con gấu mẹ này chưa bắt được con nào. Nó phải kiếm đủ thức ăn để nuôi những đứa con thiếu kiên nhẫn này. KHi sắp lên bờ, nó bắt được một con. Mùa cá hồi là thời điểm để gấu có những bữa yến tiệc suốt 4 tháng. Con gấu mẹ nhiều kinh nghiệm này hướng đến nhánh sống thấp hơn. Nó cũng phải chú ý đến bầy con của mình vì những con gấu đực thường giết chúng. Rất may hôm nay mọi thứ đều suôn sẻ.

 

Suốt mùa hè, các dãy núi và vách đá ở Kamchatka được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, hình thành từ dòng khí ấm và lạnh gần bờ biển. Mùa mưa bắt đầu trút xuống. Sâu trong đất liền, lớp long mỏng của con cáo đỏ bị ướt, nhưng con đực này phải đi kiếm thức ăn cho cả nhà cáo. Sau cơn mưa, những con gấu cũng tìm cách đến cửa sông nơi nước vừa dâng. Chúng lại một lần nữa đến sai thời điểm. Vuột mất bữa ăn…. Một ngày không khả quan để kiếm ăn cho mùa đông sắp đến. Còn con cáo cái này cũng gặp áp lực. Bên dưới hang là 5 con cáo con mới 3 tuần tuổi. Mỗi con cân nặng khoảng 100 gam. Chúng sống bằng sữa mẹ, và sẽ trải qua 5 tuần đầu đời ở dưới hang trước khi đến với thế giới bên ngoài. Như vậy, bầy cáo con này chỉ ở với mẹ nó đến mùa thu. Bây giờ, chỉ bú thôi cũng đủ mệt lắm rồi.

 

Cuối tháng bảy, đàn cá hồi bắt đầu lội ngược dòng để đẻ trứng ở hồ Kuril. Dọc theo sườn núi lửa, bầy gấu đang chờ cá đến. Khi cá cứ từ từ tiến đến, những con gấu thì quá nóng lòng cho bữa ăn. Nhưng chỉ có vài con đến vùng nước nông, trông không có gì hấp dẫn đối với gấu, chúng thật khó bắt. Những nơi nước sâu ở hồ thì cá sẽ dễ thoát. Đuổi theo chúng chỉ làm mất năng lượng quý giá của gấu. Cá hồi là thực phẩm mang lại lượng mỡ đủ cho gấu sống qua mùa đông. Chúng phải tăng 2kg mỗi ngày, để có được lớp mỡ dày 15cm, mới đủ để bắt đầu kỳ ngủ đông. Chúng phải lên kế hoạch cho đúng thời điểm. Bởi càng đói, thời gian sẽ kéo dài. Do vậy, bầy gấu sẽ đợi khi mặt được đầy cá nổi lên rồi mới bắt. Một ngày trôi qua, không có gì thay đổi. Nhưng gấu bắt đấu có tin vui. Số lượng cá hồi gần như đạt đỉnh ở vùng nước nông nơi chúng đến để đẻ trứng. ĐÃ ĐẾN LÚC!

 

Không gì ngon bằng những con cá đầu mùa. Suốt tháng bảy, gấu phải nhanh chóng trữ năng lượng, bởi mùa đông đang đến gần với Kamchatka. Ở vùng đổi cách bờ biển 50km, hoat bắt đầu nở. 2000m trên những vách đá, một bầy cừu đang sinh sống ở đó. Chúng gồm một con mẹ, nhưng con non mới sinh và những đứa con đã trưởng thành sống với nhau. Mỗi mùa xuân, những con cái rời đàn để sinh con, và sẽ trở lại vào tháng Sáu. Còn những con đực con khi đã lớn, sẽ rời khỏi đàn để lập những bầy riêng của nó. Hai con cừu nhỏ đang tập leo trèo. Chúng hầu như dành cả đời để đi trên những vách đá cheo leo. Ở độ cao này, chúng sẽ tránh xa kẻ săn mồi. Nhưng vẫn không thể không cảnh giác – với những đợt tấn công từ trên cao của đại bàng Steller. Tuy nhiên, con đại bàng này chỉ đang kiếm vật liệu để làm tổ. Đại bàng Steller sử dụng tổ của nó năm này sang năm khác. Bởi có một lý do, vì tổ của nó rất lớn với đường kính 2,5m, và mất rất nhiều công sức. Đại bàng con cũng cần 5 năm để trưởng thành. Những con non mới 9 tuần tuổi đang rất háo hức được bay. Bằng cách vỗ cánh, chúng đang rèn luyện các cơ bay. Chỉ trong vòng một tuần, chúng có thể bay vào không trung.

 

Ở bên dưới hang, những con cáo con bắt đầu những bước đầu tiên ra bên ngoài. Từ nay, chúng có thể chơi đùa với nhau. Chúng cũng biết đòi cáo mẹ cho ăn. Nhưng hôm nay chỉ có sữa thôi. Thời gian trôi qua nhanh. Mùa thu rất ngắn ngủi, chúng sẽ phải tự lập bởi mùa đông đang đến gần. Quanh hồ Kuril, một con gấu lớn đang bắt cá hồi. Đây là thời gian hiếm hoi mà những gã khổng lồ hung dữ này thân thiên với nhau. Để tỏ ra thân thiện, chúng sẽ cúi đầu xuống. Miễn là có cá, bao nóng nảy cũng tan biến. Mùa cá hồi kéo dài đến cuối đông. Nhưng gấu cần ngủ đông trước lúc đó. Để sống qua 6 tháng ngủ đông, một con gấu đực trưởng thành phải tăng đến 35% trọng lượng cơ thể, tương đương với 200kg, trước khi vào hang lúc tháng 10. Để đạt được con số đó, 4 tháng có cá hồi này là cơ hội duy nhất.

 

Cứ 20 phút chúng lại đi bắt cá – tổng cộng một ngày một con gấu có thể ăn đến 30 con cá hồi. Gấu mẹ đôi khi lại quên con mình khi tập trung đi săn cá. Những con mẹ luôn phải vất vả để cho bầy con đủ ăn để sống qua mùa đông lạnh giá. Gấu con phải sống với mẹ chúng trong 2 đến 3 năm, và học cách để bắt cá – một kỹ năng quan trọng nhất trong đời chúng. Đến giờ, những con gấu đã kiếm tương đối năng lượng. Thế nhưng có một thực trạng là mỗi năm số lượng cá hồi mất đi khoảng 100.000 tấn do việc đánh bắt trái phép. Nếu kéo dài, việc này sẽ làm giảm mạnh số lượng cá hồi trong tương lai gần.

 

Những con cá hồi may mắn thoát khỏi tay gấu và nạn săn trộm sẽ đến nơi cuối cuộc hành trình và bắt đầu đẻ trứng. Ở đáy sông, cá hồi mái làm một loạt tổ. Chúng đẻ khoảng 5000 trứng cho mùa sinh đẻ này và sẽ sau đó sẽ được thụ tinh. Khi nhiệm vụ hoàn tất chúng đều chết.

 

Mùa hè nhanh chóng kết thúc ở Kamchatka, và một mùa thu ngắn ngủi cũng sẽ bắt đầu, dù chỉ kéo dài vỏn vẹn khoảng 6 tuần. Khi không khí xung quanh bắt đầu thay đổi, bán đảo Kamchatka dần chuyển sang một màu vàng. Mọi sự kiện cứ thế thay đổi, nhiệt độ dần hạ xuống, và đến ngưỡng âm 30°C. Một mùa đông khắc nghiệt đang trở lại. Tuyết sẽ lại bao phủ Kamchatka trong suốt 7 tháng. Tuần lộc đã có nhiều tháng ấm áp gặm cỏ trên thảo nguyên. Giờ đây, chúng đang cố tìm những loại quả cuối cùng của mùa thu, đang đông cứng dưới lớp tuyết. Khi mùa đông lạnh dần hơn, chúng tiến về phía chân các ngọn núi lửa, nơi lớp tro làm cây cối mọc xanh tốt.

 

Khi tuyết ngày càng dày hơn, cuộc sống cũng trở nên khó khăn. Gió làm tan chảy tuyết thành một lớp băng đá dày, biến vùng đất này càng trở nên trơ trọi. Tại bờ biển, nước biển chậm đông cứng. Dọc theo vùng biên, một con cáo đực đang đi săn. Nhưng nó không hề một mình trên cánh đồng băng. Một con chồn chân ngắn có thể di chuyển đến 60km/ngày để tìm thức ăn. Nhờ khứu giác nhạy bén, nó đã phát hiện xác một con gấu trong lãnh địa của cáo. Chồn chân ngắn không phải là loại đi săn một mình, nó có sự gắn kết gia đình mạnh mẽ. Chúng hiếm khi tấn công các loài lớn hơn mình, nhưng nếu bị cướp món ăn thì mọi chuyện sẽ khác. Do vậy, con sói cũng phải từ bỏ con mồi của mình, nó biết sẽ bị tấn công lại. Con cáo chỉ biết quan sát và chờ, trong khi bầy chồn đang ăn con mồi. Với hàm răng mạnh, chúng có thể xé khối thịt đông lạnh. Hai chiếc hàm cứng cáp cũng giúp chúng nhai nát xương để lấy tủy giàu dinh dưỡng bên trong. Sau khi bầy chồn đã no bụng và bỏ đi, con cáo mới dám tiến đến để kiếm chút gì còn lại. Chồn chân ngắn thường để lại mùi rất hôi, nhưng không đủ mạnh để khiến con cáo đang đói này từ bỏ. Chồn đã ăn gần sạch, nhưng cáo chỉ cần những gì nó muốn.

 

Vào đỉnh điểm của mùa đông, lớp tuyết dày thách thức cả những đỉnh núi lửa ở Kamchatka. Có nơi tuyết dày đến 3m. Những con đại bàng biển trở về hồ Kuril để ẩn náu. Những con đại bàng phải biết thời điểm cá hồi trở lại hồ nếu muốn sống qua mùa đông này. Chim bố mẹ đã choc him con ăn nhiều tuần qua, giờ phải dạy chúng cách xác định vị trí trong đàn. Con chim non phải học để biết con nào là đầu đàn. Một con đang dang rộng đôi cánh, dấu hiệu cho thấy chuẩn bị ăn cá, nhưng không phải muốn là được. Nhiều tuần trôi qua, những con đại bàng trẻ phải tìm ra thứ bậc của mình ờ hồ. Và những con trưởng thành có sải cánh lên đến 2m và nặng đến 9kg – sẽ không nhượng bộ với bất kỳ con nào. Những con trẻ mới lớn sẽ luôn thách thức để giành quyền lực. Trận chiến của những móng vuốt và chiếc mỏ sắc nhọn trông rất dữ dội, nhưng hiếm khi lại gây ra vết thương chí mạng. Trong 5 năm tới, những con non sẽ trưởng thành và tự mình xây dựng gia đình riêng.

 

Một năm ở Kamchatka bắt đầu và kết thúc bởi những trận chiến. Không chỉ giữa những loài vật với nhau, mà còn giữa chúng với vùng đất khắc nghiệt này. Dù mang trên mình vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng không có nghĩa là có sự khoan dung. Nơi đây, hoàn toàn không thay đổi. Một bán đảo biệt lập, bao phủ bởi băng giá, nằm ở nơi tận cùng của thế giới: Kamchatka.

 

File đính kèm: nuoc-nga-hoang-da-tap-2-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 22/01/2019 09:44 Nguyễn Thiện Quốc Huy 22/01/2019 09:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà