Tạp chí Cuộc đời mãi xanh
Danh mục
Cuộc đời mãi xanh
NỘI DUNG
Lời dẫn : Mời quý vị và các cụ cùng nghe chương trình Cuộc đời mãi xanh của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay, sau bài viết Vai trò mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các cụ bài viết “Nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết cho người cao tuổi” Cuối chương trình như thường lệ là mục chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bây giờ mời quý vị và các cụ cùng nghe.

Nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết cho người cao tuổi

Thưa quý vị và các cụ! Có thể khẳng định rằng năm nay, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh và lan rộng, số lượng bệnh nhân tăng đột biến so với mấy năm trở lại đây. Ở bất cứ độ tuổi nào thì người dân đều cũng có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết nếu không biết cách chủ động phòng tránh. Trong chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị và các cụ cùng nghe bài viết “Nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết cho người cao tuổi”.

Thông tin từ Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa cho biết, với những địa phương vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mặc dù ngành y tế địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng chống sốt xuất huyết nhưng nhiều người cao tuổi vẫn còn thời ơ và chủ quan trong việc phòng bệnh. Chính nếp sống, thói quen và tâm lý xem thường dịch bệnh của người dân nên đã tạo môi trường để muỗi sinh sôi nảy nở. Sự phát triển của muỗi – tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết đã làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bà Dã Thật ở khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho biết:

Trích băng:

PTV đọc dịch: Mình không biết bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì vì chưa đau lần nào. Còn xô chậu để chứa nước mưa nhà mình dùng từ lâu rồi, người dân mình có thói quen giữ nước trong xô chậu để dùng dần đổ đi thì phí quá. 

Thời tiết mưa, ẩm như hiện nay là một trong những yếu tố tác động lớn đến việc tạo điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh truyền nhiễm phát triển. Bệnh sốt xuất huyết cũng không ngoại lệ. Đối với người cao tuổi, sức đề kháng yếu nền nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu có mầm bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, với những người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì đời sống cũng như sinh hoạt của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chủ động phòng chống dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Có dịp tiếp cận các khoa điều trị sốt xuất huyết tại các bệnh viện chúng ta gặp không ít bệnh nhân người cao tuổi. Việc tuyên truyền cho người cao tuổi về chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết luôn được ngành y tế đặc biệt quan tâm.

Bác sĩ Trần Hữu Minh, Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị khuyến cáo:

Trích băng: (Người cao tuổi có nguy hiểm hơn là tuổi già sức yếu dễ xảy ra hơn người trẻ. Giờ cần phòng chống chung là tránh muỗi cắn, ngủ mắc màn nhất là buổi ngày. Muỗi cắn nhiều buổi chiều và muỗi thích sinh trưởng ở nước sạch, cần vệ sinh sạch sẽ, luôn thay nước…)

Việc chủ động tuyên truyền của các cán bộ y tế đã góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức của người cao tuổi về các tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết, dấu hiệu mắc bệnh và cách phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này. Cùng với công tác tuyên truyền thì để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, công tác tổ chức phun hoá chất, diệt lăng quăng, diệt muỗi, tẩm màn là một trong những điều không thể thiếu để tránh xảy ra dịch bệnh trong cộng đồng. Qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi và cộng đồng dân cư và  kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn./.

Bao/NCT sot xuat huyet

Nguyên Bảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách xử trí chứng sốt ở người cao tuổi

Thưa quý vị và các cụ! Chứng sốt ở người cao tuổi cần phải được xử lý nhanh để giúp người cao tuổi tránh được các tai biến nguy hiểm. Phần cuối chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị và các cụ cùng nghe bài viết “Cách xử trí chứng sốt ở người cao tuổi”.

Do quá trình lão hóa cơ thể người cao tuổi thường hay mắc một số bệnh mãn tính nên khi bị sốt nếu không biết xử trí ngay để nhiệt độ tăng quá cao, người cao tuổi có thể bị những tai biến do sự thay đổi về thân nhiệt ảnh hưởng đến các bệnh này. Sức khỏe người cao tuổi do đó cũng ngày càng suy yếu. Nhiều biến chứng do sốt ở người cao tuổi.

Sốt ở người cao tuổi thường xuất hiện các tai biến như: Rối loạn ý thức: Lơ mơ, mê sảng, tiểu không tự chủ hay làm nặng thêm các bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh đái tháo đường... và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Ở mức độ nhẹ, sốt ở người cao tuổi có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tâm trí suy kém, nếu nặng thì sẽ bị rối loạn ý thức, mê sảng, co giật, tiểu không tự chủ...

Trên hệ tiêu hóa, sốt ở người cao tuổi sẽ làm cho sức ăn kém hơn, chán ăn, nôn ói, đau bụng, lưỡi đắng và đóng rêu trắng... Sốt ở người cao tuổi cũng gây ra tình trạng nước tiểu ít, nóng, nước tiểu đậm màu, có khi dẫn đến tình trạng tiểu khó, tình trạng thở nhanh, ho, khó thở...

Ở hệ tim mạch, chứng sốt ở người cao tuổi làm tim đập nhanh, mạnh hơn có thể là huyết áp tăng cao hơn, tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể nặng hơn, có thể có rối loạn nhịp tim... biến chứng tim mạch rất hay xảy ra làm người cao tuổi bị sốt cao đột ngột. Khi phát hiện sốt ở người cao tuổi, phải kịp thời lau mát để hạ nhiệt.

Chứng sốt ở người cao tuổi phải được xử lý kịp thời Khi người cao tuổi xuất hiện những triệu chứng như: Môi khô, khát nước, thở nhanh, đổ mồ hôi cần cặp nhiệt kế ngay, nếu có sốt trên 38 độ C cần chuẩn bị ngay phương tiện để hạ sốt ở người cao tuổi tại nhà. Sốt nhẹ là khi nhiệt độ từ 37,6 độ C đến 37,9 độ C; sốt vừa khi nhiệt độ từ 38 độ C đến 38,9 độ C; sốt cao khi nhiệt độ từ 39 độ C trở lên. Nếu người cao tuổi bị sốt nhẹ phải hạ nhiệt ngay.

Lau mát là phương cách hạ sốt ở người cao tuổi hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém đồng thời mang lại hiệu quả rất tốt. Cách làm như sau: Dùng khăn tay nhúng vào chậu nước lạnh, vắt ráo nước đắp lên những vùng trán, hai bên hố nách..., thỉnh thoảng cho bệnh nhân nằm nghiêng để lau vùng lưng. Hạn chế đắp khăn lên vùng ngực hoặc sau lưng vì khi đã hạ được sốt thì người bệnh sẽ dễ bị ho. Thường xuyên trở khăn, khi bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn, trong người bớt bứt rứt thì nên kiểm tra lại nhiệt độ và mỗi lần kiểm tra nên lau khô nhẹ hố nách. Nên để khoảng 10 - 15 phút mới cặp lại nhiệt độ để tránh nhầm lẫn tưởng là sốt ở người cao tuổi đã hạ do khăn lạnh làm giảm nhiệt độ da tại chỗ nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn còn cao.

Xử lý nhanh chứng sốt ở người cao tuổi đề phòng tai biến Không nên đắp chăn, không được mặc nhiều áo hoặc mặc áo ấm vì càng làm cho nhiệt độ trong người tăng cao. Việc hạ sốt ở người cao tuổi và dùng thuốc hạ nhiệt chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi nhiệt độ đã hạ nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được khám và được làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân của sốt và được điều trị tốt hơn. Khi phát hiện biểu hiện sốt ở người cao tuổi, có thể sử dụng paracetamol 0,5g dạng viên uống hoặc dạng viên sủi hay dạng viên đặt hậu môn để hạ sốt. Khi dùng loại viên sủi, phải hòa tan viên thuốc trong cốc nước sôi để nguội và phải đợi cho thuốc tan hết mới uống. Do các viên sủi bọt đều có chứa sẵn một hàm lượng muối natri bicarbonate nên khi dùng để xử lý chứng sốt ở người cao tuổi có một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, thận... phải có chỉ định của bác sĩ. Liều paracetamol trung bình dùng cho người lớn là 0,5g một lần, từ 2 - 4 lần/ngày. Paracetamol là thuốc phổ biến, dễ sử dụng nhưng nếu dùng quá liều và dùng lâu dài, thuốc vẫn có nhiều tác dụng phụ và biến chứng khá nguy hiểm, nhất là ở người cao tuổi. Chính vì vậy, khi cần hạ nhiệt chứng sốt ở người cao tuổi bằng thuốc, phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

 

Vai trò mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng

Thưa quý vị và các cụ! Thời gian qua, ngành y tế Quảng Trị cùng phối hợp với các cấp hội người cao tuổi và chính quyền các cấp triển khai nhiều hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Qua đó, giúp cho người cao tuổi được nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy tốt vai trò người cao tuổi trong cộng đồng dân cư. Bài viết của PV chuyên mục, mời quý vị và các cụ cùng nghe.

Phường 5, thành phố Đông Hà là một trong những địa phương được ngành y tế Quảng Trị phối hợp với Hội người cao tuổi Quảng Trị chọn triển khai mô hình người cao tuổi chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Các nhân viên y tế địa phương thường xuyên quan tâm tư vấn sức khỏe để người cao tuổi biết cách phòng tránh, chữa trị những căn bệnh mà họ thường gặp phải. Cùng với đó, những người cao tuổi thường xuyên được gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ cùng nhau những vui buồn trong cuộc sống. Những câu lạc bộ như vậy có thể được xem là ngôi nhà chung của hơn 1.600 hội viên người cao tuổi trển địa bàn. Họ vô cùng phấn khởi khi được tham gia và sinh hoạt trong câu lạc bộ này. Bà Hoàng Thị Lài, hội viên hội NCT Khu phố 6, Phường 5, TP Đông Hà cho biết:

Trích băng:

Nói thêm về hiệu quả của mô hình câu lạc bộ này, ông Ngô Quang Trinh, Phó Chủ tịch hội NCT phường 5, TP Đông Hà phấn khởi cho biết thêm:

Trích băng:

Tính đến nay, tỉ lệ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chiếm 12% dân số. Với cơ cấu dân số già như vậy, việc chăm sóc người cao tuổi vô cùng cần thiết. Từ năm 2011, Bộ y tế đã bắt đầu phối hợp với các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị triển khai thí điểm xây dựng mô hình tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, những câu lạc bộ người cao tuổi chăm sóc người cao tuổi. Sau 5 năm triển khai, hoạt động của các câu lạc bộ đã đưa lại hiệu quả tích cực và đã được nhân rộng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Tại những mô hình câu lạc bộ này, người cao tuổi có cơ hội chia sẻ với nhau về kinh nghiệm, tư vấn chăm sóc sức khỏe, thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đây cũng là sân chơi để người cao tuổi cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống. Nói về việc nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình câu lạc bộ này, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Với những hiệu quả tích cực từ mô hình này mang lại đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Đến nay, toàn tỉnh có 24 câu lạc bộ người cao tuổi giúp người cao tuổi thu hút 1.500 hội viên người cao tuổi tham gia. Hiện nay, tại nhiều địa phương, những đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản đã học tập mô hình này và chăm sóc người cao tuổi đồng thời phối hợp tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Qua đó, thể hiện sự quan tâm tới người cao tuổi và phát huy vai trò của người cao tuổi trong cuộc sống cộng đồng dân cư./.

Bao/ CLB Nguoi cao tuoi giup NCT – kèm mail 14 12 2016

Nguyên Bảo

TẠP CHÍ CUỘC ĐỜI MÃI XANH NGÀY 25/12/2016

Kính chào quý vị và các cụ!

Mời quý vị và các cụ cùng nghe chương trình Cuộc đời mãi xanh của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay, sau bài viết Vai trò mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các cụ bài viết “Nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết cho người cao tuổi” Cuối chương trình như thường lệ là mục chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bây giờ mời quý vị và các cụ cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1

Nhạc cắt

Bài 2

Nhạc cắt

Bài 3

Chương trình Cuộc đời mãi xanh tuần này của Đài PTTH Quảng Trị xin được kết thúc tại đây, cảm ơn quý vị  và các cụ đã quan tâm theo dõi.

 

Chú thích duyệt

3 bài viét

File đính kèm:
cau-lac-bo-nct-giup-nct.mp3
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 17/12/2016 16:02 Lê Vĩnh Nhiên 19/12/2016 08:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà