KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: BÍ ẨN DÒNG MEKONG - LÀO - NHỮNG DÃY NÚI HOANG DÃ – P1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

BÍ ẨN DÒNG MEKONG: LÀO - NHỮNG DÃY NÚI HOANG DÃ – P1

 

Lào. Một đất nước sở hữu vẻ đẹp tự nhiên ấn tượng, nơi đây dòng Mekong chảy xuyên qua các dãy núi dày đặc những cánh rừng nhiệt đới. Là một trong những quốc gia còn giữ vẻ hoang sơ nhất Đông Nam Á, Lào là một kho báu của thế giới hoang dã. Dòng Mekong hùng vĩ chảy qua khu vực được chạm khắc trong nhiều thiên niên kỷ. Đây là nơi tập trung của vô số loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Từ loài vượn tuyệt đẹp….  đến loài công quyến rũ hay loài khỉ tò mò này, Lào là vùng đất của những vẻ đẹp hội tụ.

 

BÍ ẨN DÒNG MEKONG: LÀO - NHỮNG DÃY NÚI HOANG DÃ – P1

 

Những dãy núi hoang dã ở phía Bắc nước Lào. Một thiên đường có thật – được dòng Mekong nuôi dưỡng. Hệ thống rộng lớn của dòng Mekong đã đi đến các ngõ ngách xa xôi của những cánh rừng hoang sơ. Những vùng đất biệt lập này trở thành nhà của một số sinh vật đang gặp nguy hiểm. Một phần của tỉnh này đang được Khu Bảo tồn thiên nhiên Bokeo gìn giữ. Một khu vực rộng 1250 km2 được thành lập vào năm 1997 với mục đích bảo vệ những sinh vật quý hiếm trước sự tuyệt chủng. Loài vượn mào đen. Chỉ còn khoảng 1.300 đến 2000 con còn lại trong hoang dã, chúng là một trong những loài linh trưởng gặp nguy cơ nhiều nhất. Một sinh vật nhanh nhẹn, rất thích hợp với lối sống trên tán rừng. Một cảnh quay như thế này rất hiếm. Một con cái đang kiếm ăn trên cây. Giống như những con vượn cái khác, nó có một bộ lông màu vàng và một chiếc đen ngay trên đầu. Bạn đời và những đứa con của nó đang chơi gần đó. Khác với vượn cái, vượn đực có màu đen tuyền toàn bộ cơ thể. Cả gia đình vượn leo trèo cả ngày trên tán rừng, tìm đến khu vực kiếm ăn yêu thích của chúng.

 

Vượn có lối sống gia đình gắn bó nhau. Con vượn đực con này sẽ sống với bố mẹ nó thêm khoảng 3 năm nữa, thậm chí sau khi một lứa con khác ra đời. Chỉ còn 2 tiếng nữa là hoàng hôn. Khi trời vẫn còn sáng, cả gia đình trở về khu vực an toàn dọc theo dòng sông.

 

Từ thượng nguồn ở cao nguyên Tây tạng, dòng Mekong hành trình gần 2000km mới đến được tỉnh Bokeo – nằm ở cực bắc nước Lào. Dòng Mekong chảy nhanh dọc theo biên giới của Myanmar, trước khi đi tiếp 1600km nữa xuyên qua nước Lào, rồi xuôi theo biên giới ở phía Tây Thái Lan.

 

Giống như nhiều sinh vật khác của vùng nhiệt đới, loài vượn thích sống trên tán rừng nơi tập trung nhiều thức hơn cả. Còn với những loài không sống trên tán rừng thì phải dựa vào dòng Mekong để thỏa mãn các nhu cầu. Những nhánh sông và các vùng đầm lầy của lưu vực sông Mekong là nơi sinh sống của nhiều loài chim ăn cá. Một cặp chim bói cá đen trắng đang đậu nghỉ ngơi trên nhanh cây cô sau khi kiếm ăn dưới hồ. Khác với hầu hết loài chim bói cá khác là lao thẳng xuống hồ từ trên cành cây, loài này có một cách tấn công khác. Chim trống sẽ bay cách mặt hồ 10m để định vị mục tiêu. Chim bói cá có một thị lực đáng ngạc nhiên dù trên mặt nước hay dưới nước. Nhưng không phải lúc nào cũng bắt đúng con mồi. Chim trống lau chiếc mỏ rồi bay đến chim mái. 2 vạch ngang màu đen trước ngực là dấu hiệu để phân biệt nó với con mái. Còn con mái chỉ có một vạch ngang không liền mạch trước ngực. Con mái đang tìm cách bắt cá. Khi chạm đến mặt nước, mảng xương chặn ngay phía trước có nhiệm vụ bảo vệ mắt. Không phải nuôi chim con háu ăn, nên nó một mình tận hưởng con cá. Con chim trống đang có vẻ gặp khó khăn. Đê bay tại chổ như thế này là cả một kỹ năng. Chim bói cá đen trắng là loài lớn nhất trên hành tinh có khả năng thực hiện kỹ năng này. Nó vỗ cánh theo chiều ngang để có thể bay lơ lửng và không bay tới. Lần này nó không để mất con mồi.

 

Tháng năm. Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Lào. Gió mùa mang hơi ẩm từ Ấn Độ Dương tiến sau vào nội địa. Những đám mây che phủ nhiều vùng đất, gió bắt đầu thổi về các dãy núi của Lào. Chúng bắt đầu trút nước xuống những cánh rừng dọc theo dòng Mekong. Vùng quê đang biến đổi. Các vùng đầm lầy ngập nước. Số lượng côn trùng và nhiều loài vật có xương sống tăng cao, theo sau đó là những loài chim.

 

Chim cà kheo cánh đen và các loài lội nước khác quay lại đây với số lượng lên đến hàng ngàn con để đẻ trứng. Những vùng đầm lầy quanh dòng Mekong cũng là nhà của một loài linh trưởng có vẻ tò mò này. Loài khỉ đuôi cụt. Còn được biết với cái tên Khỉ Gấu, bởi lớp lông dài rậm và tối màu của chúng. Chúng không thể bị nhầm lẫn với loài khỉ khác với chiếc mặt màu đỏ. Dù tuổi cao hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến mặt chúng xuất hiện nhứng đốm đen. Khỉ con mới sinh có màu trắng. Bộ lông đó sẽ chuyển sang màu tối khi chúng được khoảng 4 tháng tuổi. Giống như con người, một số khỉ đực và cái bị hói một phần khi tuổi cao. Cả đàn tập trung dưới gốc cây ăn quả. Chúng không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những hạt ngon này. Khỉ đuôi cụt sống theo bầy từ 5 đến 60 cá thể. Chúng sống ở những cánh rừng quanh dòng Mekong, nhưng số lượng của chúng đang giảm nhanh. Một bầy có một con đực lớn làm đầu đàn. Giúp mọi thành viên sống theo quy tắc là công việc của nó. Luôn có những con đực nhỏ con hơn trong bầy. Và điều quan trọng nhất là nó phải giữ sao cho những kẻ này tránh xa những con cái của nó. Đôi khi tấn công là cần thiết để khẳng định vị thế, nhưng khỉ đuôi cụt lại nhanh chống hòa bình. Khỉ đầu đàn sẽ thừa nhận sự phục tùng bằng một nụ hôn. Thứ bậc được củng cố, nó nhanh chóng quay trở lại việc kiếm ăn bên bờ sông. Những thành viên khác của đàn vẫn đang tập trung tận tưởng những hạt cây ngon lành. Lớp lông dày bảo vệ những con khỉ trưởng thành trước cơn mưa, và con non thì lại có chiếc dù tuyệt vời. Những con khỉ con lại không may mắn. Không có lớp lông dày hay sự che chở của khỉ mẹ, chúng đành phải tránh mưa dưới gốc cây.

 

Khi chiều xuống, khỉ đực đầu đàn dẫn cả bầy trở về rừng. Chúng nhanh chóng đi theo hàng. Tất cả đều phải như vậy. Bởi những cánh rừng này rất nguy hiểm khi về đêm. Những nhành cây trú ẩn của khỉ nằm trên những vách đá. Đó là nơi an toàn để qua đêm.

 

Xuôi xuống dòng Mekong, chia tay những con vượn mào đen ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bokeo, nơi đây xuất hiện tiếng kêu của một loài vượn khác. Đây là loài vượn tay trắng. Con đực này đang khẳng định chủ quyền bên bờ sông này với những láng giềng của nó. Có 7 loài vượn ở Lào. Chúng không thể bơi nên dòng sông này là ranh giới tự nhiên giữa các loài khác nhau đang sống trong vùng. Không giống với loài vượn mào đen, cả con đực và cái vượn tay trắng có thể màu tối hoặc sáng. Chúng có một vòng lông màu trắng nổi bật quanh mặt. Và với cánh tay và chân có lông trắng như đeo găng tay, chúng còn có biệt danh là Vượn tay trắng.

 

Loài vượn hầu như sống cao trên những tán rừng. Không có loài vật nào trên hành tinh lại có thể nhảy từ cây này sang cây khác hiệu quả như vậy. Cổ tay và vai của chúng có thể xoay, cùng với đôi cánh tay dài và nhiều cơ. Nhờ những thích nghi này, chúng có thể nhảy rất thành thục. Tay này sang tay khác, từ cây này qua cây khác. Dù những loài linh trưởng khác cũng dùng kỹ thuật này, nhưng vượn mới là những chuyên gia. Khi khoảng cách giữa các nhanh cây lớn hơn sải tay của chúng, thì chúng đơn giản là chỉ nhảy qua. Nhờ trọng lực, chúng trông như đang bay giữa những tán rừng. Vượn có thể nhảy nhót thế này trong nhiều giờ mà lại không mất nhiều năng lượng. Leo lên ngọn cây với chúng không cần nhiều nỗ lực. Kỹ năng được cho là ấn tượng nhất của vượn đó là cách chúng định vị trong không gian ba chiều ở giữa tán rừng. Việc này hoàn toàn khó hơn nhiều là chạy trên đất. Nếu xác định sai nhành tiếp theo để nhảy, thì sẽ dễ dàng rơi xuống đất.

 

Một con non mới sinh bám trước bụng mẹ, khi mẹ nó leo trèo trên tán cây. Kể từ khi được sinh ra, vượn con phải sống với kiểu này rồi. Vượn con như được lập trình trước, chỉ được nằm im không di chuyển. Hầu hết vượn con được sinh ra vào cuối mùa mưa, khi có nhiều cây ra trái. Con vượn cái láng giềng này có một con non lớn tuổi hơn. Khi vượn bố đang nằm thư giãn, thì nó phải đưa con mình đến nơi có thể giám sát quá trình học nhảy của con. Lần đầu như vậy cũng không quá tế. Nhưng giống như mọi người mẹ trên thế giới, nó sẽ không rời mắt khỏi con mình dủ chỉ một giây.

 

Vượn tiến hóa về cấu tạo cơ thể vì một lý do: kiếm ăn trên tán rừng. Tìm được một nhành cây trĩu quả là một việc dễ, nhưng đến hái được lại là một chuyện khác. Đây là ưu thế mà vượn có được. Với thể chất tuyệt vời chúng có thể vươn tới những vị trí phức tạp nhất. Không có gì nằm ngoài tầm với của chúng. Tay và chân chúng thay nhàu làm việc khi leo trèo trên các nhành cây. Khi các nhanh cây không chịu được trọng lượng chúng, vượn sẽ phân bổ lại trọng lượng và tiếp tục ăn. Dù đôi lúc chúng sẽ hụt chân, nhưng luôn có một giải pháp. Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng đây là việc mà con người hoàn toàn không thể làm được.

 

Sức mạnh phi thường của đôi tay có từ các cơ nối của cẳng tay, hoạt động thống nhất với nhau như một. Nhưng sức mạnh này lại đi kèm với một cái giá. Đôi tay của vượn không được khéo léo. Chúng có thể di chuyển tự do ngón cái và ngón út, nhưng việc các cơ cẳng tay nối với nhau nghĩa là ba ngón giữa chỉ có thể cử động như một. Đó là cái giá mà những chuyên gia bay nhảy này phải trả. Vượn có một thể chất đặc hiệu, được tiến hóa hoàn hảo với lối sống trên những tán rừng.

 

File đính kèm: bi-an-dong-mekong-2-phan-1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 04/06/2019 15:01 Nguyễn Thiện Quốc Huy 04/06/2019 15:01
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà