Ông Bụt Vùng Kho
Danh mục
Từ thiện
NỘI DUNG

  Ông Bụt Vùng Kho

Tác phẩm dự thi liên hoan phát thanh toàn quốc năm 2020

- Thể loại: Phóng sự

- Những người thực hiện: Vĩnh Nhiên, Nguyên Hương, Thái Hiền, Vĩnh Lộc.

- Đơn vị: Đài PT-TH Quảng Trị

* Thanh CT UBND xã:          0919.978.557

* Cô Hiển HT Mầm non số 2: 0988.879.257

* Ông Hồ Ta Dóc:                   0814.424.456

Người Vân Kiều ở bản Vùng Kho, xã Đakrông của huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị gọi Hồ Ta Dóc là ông Bụt. Đơn giản, bởi giữa đại ngàn Trường Sơn, Hồ Ta Dóc đã làm không biết bao nhiêu việc giúp ích cho bà con dân bản. Câu chuyện sau đây chúng tôi sẽ kể về ông – Ông Bụt  Vùng Kho ở miền Tây Quảng Trị. 

T.L

Lời bình

Âm Thanh

 

 

 

 

 

 

30”

Dù đã hẹn trước nhưng phải đợi gần 2 tiếng đồng hồ ông mới về nhà. Sáng nay, Hồ Ta Dóc tranh thủ dạo một vòng quanh bản để nhắc nhở một số gia đình dọn dẹp vệ sinh quanh nhà, quanh ngõ. Ông bảo, để xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì phải nhắc nhở thường xuyên để người dân hiểu mà chung sức xây dựng nông thôn mới. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Hồ Ta Dóc là dáng người cao lớn, giọng nói chắc nịt, sang sảng. Đã bước qua tuổi 60 nhưng ông vẫn còn cường tráng, lanh lợi. Hồ Ta Dóc thú vị ngay từ cái tên. Bà con dân bản Vùng Kho cho biết theo ngôn ngữ của người Bru-Vân Kiều thì Ta Dóc có nghĩa là “không thích” nhưng những việc mà Ta Dóc làm lại khiến bà con dân bản cảm phục, yêu mến và kính trọng. Qua trò chuyện với ông chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, về những đóng góp của ông đối với sự đổi thay trong đời sống của bà con dân tộc Vân Kiều nơi đây. Sau câu chuyện xã giao và nghe ông kể về chuyện hiến đất xây trường học, Ông đã dẫn chúng tôi đến thăm trường mầm non số 2 xã Đakrông.

Âm thanh rừng núi

15”

Nhạc & Tiếng động hiện trường Ta Dóc chào hỏi, trao đổi tại một lớp học.

Tiếng núi rừng

 

 

 

30”

Trường Mầm non số 2 xã Đakrông là ngôi trường được xây dựng trên mảnh đất do Hồ Ta Dóc hiến tặng. Năm 2007, khi có chủ trương xây trường mầm non trên địa bàn, Hồ Ta Dóc đã dành phần đất đẹp nhất của gia đình mình với hơn 2 nghìn mét vuông nằm cạnh Đường 9 để hiến tặng xây trường cho con em học tập. Năm 2013, với chủ trương mở rộng trường Hồ Ta Dóc lại tiếp tục hiến thêm phần đất rộng hơn 1 nghìn m2 để mở rộng xây dựng ngôi trường khang trang hơn. Cô Nguyễn Thị Hiển Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Đakrông cho biết: Nếu không có Ta Dóc cho đất với vị trí đẹp nhất vùng, lại nằm trung cân thì việc tìm địa điểm xây dựng trường sẽ khó khăn, việc đi lại học tập của các em sẽ không được thuận tiện.

Tiếng động núi rừng, suối chảy...

 

 

30”

Trong khi đất đai ngày càng khan hiếm, nhất là ở các vị trí đất có điều kiện giao thông đi lại thuận tiện thì việc Hồ Ta Dóc đã hiến tặng gần 10 ngàn mét vuông đất ở sát quốc lộ 9 để ngành giáo dục xây dựng các trường học, chính quyền địa phương xây dựng nhà văn hóa xã tưởng là chuyện không thể.Về chuyện hiến đất để làm các công trình phúc lợi ban đầu cũng không mấy thuận lợi, công tác tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn vì nhiều người không nghe theo và bà con cho rằng đất đai là việc của chính quyền chứ không phải của mình. Chỉ đến khi Hồ Ta Dóc sẵn sàng hiến tặng hàng ngàn mét vuông đất xây trường học và nhà văn hóa thì đã có nhiều hộ theo ông hiến đất làm trường và xây dựng đường giao thông. Và điều đáng trân trọng nhất ở ông là việc hiến tặng những phần đất đẹp nhất để xây dựng công trình phúc lợi với suy nghĩ đơn giản rằng: Hồ Ta Dóc nói: Tôi nghĩ mình hiến đất làm trường thì con cháu có trường được học cái chữ chứ các cháu không biết chữ sẽ thiệt thòi như mình sẽ rất khổ....

 

30”

Chuyện Hồ Ta Dóc “phát chẩn” đất đã diễn ra lâu lắm, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước khi người dân Vùng Kho tha phương quay về quê cũ làm ăn nhưng không có đất để dựng nhà. Gia đình Pả Pênh, Pả Thủy, Hồ Thị Lù, Hồ Thị Xoang, Ngô Thị Tùng đều mang ơn Hồ Ta Dóc. Toàn bộ dãy nhà các hộ gia đình trên đang ở nằm sát Đường 9 - con đường huyết mạch ở vùng Tây Quảng Trị thuận lợi cho làm ăn đi lại đều là đất của Hồ Ta Dóc hiến tặng cho bà con. Kể cả ngôi nhà sàn với đất vườn to rộng trước đây của gia đình cũng vậy. Hồ Ta Dóc đem phân lô và tặng hết cho bà con làm nhà ở còn gia đình mình thì chuyển đến chỗ sâu hơn, cách Đường 9 xa hơn, lùi sâu vào gần bìa rừng. Những năm gần đây, thôn Vùng Kho có 10 trường hợp tách hộ. Do điều kiện khó khăn nên các hộ dân này dự định phải làm những ngôi nhà nhỏ hẹp nằm bên các vách núi, hoặc sâu dưới các con khe, suối. Biết được ý định của bà con, Ta Dóc lại một lần nữa đem số đất bấy lâu khai hoang cải tạo được chia hết cho bà con làm nhà. Ông Hồ Ta Dóc tâm sự: Mình thấy bà con còn khó khăn nên nhường đất đẹp để bà con thuận lợi cho kinh doanh, phát triển sản xuất. Còn gia đình mình khá giả hơn, có điều kiện hơn nên mình quyết định đưa chổ ở của gia đình mình lùi vào sâu hơn.

Tiếng núi rừng, tiếng chào hỏi, cười nói

 

 

30”

Trong mắt dân bản, Hồ Ta Dóc là người khác lạ. Lạ bởi vóc dáng cao lớn, phương phi khác hoàn toàn với thể hình thấp bé của phần đông người Vân kiều. Lạ bởi cái cách mà ông cho bà con đất mặt tiền để làm nhà ở còn mình chọn ở nơi ít thuận lợi hơn.

 

15”

Tiếng động hiện trường (Ta Dóc chỉ đạo bà con cách chăm sóc rừng cây,

kỷ thuật trồng sắn..)

 

 

 

 

 

 

1’

Sáng nay, Hồ Ta Dóc lại cùng với bà con dân bản lên thăm cánh rừng bời lời đỏ, sao đen, lát hoa và kiểm tra vườn sắn cao sản mới trồng. Cách đây gần 30 năm, nhìn cảnh bà con dân tộc Vân Kiều nơi đây vẫn canh tác theo phương thức “phát, đốt, cốt, trĩa” nay đây mai đó, Ta Dóc nghĩ nếu cứ tha phương mãi thì không thể nào ổn định kinh tế, ăn nên làm ra được nên ông đã quyết định phải định canh, định cư mới ổn định cuộc sống được. Ta Dóc mở một con đường nối từ nhà với Đường 9 rồi lại mở một con đường khác nối từ nhà vào rừng để khai hoang đất làm nương rẫy. Vụ mùa đầu tiên, lương thực thu hoạch được chỉ đủ ăn 6 tháng, nữa năm còn lại phải vào rừng tìm đào củ mài về thay cơm. Cái ăn cứ thiếu thốn, chắp vá như thế qua 5 mùa rẫy. Mùa thứ 6, Ta Dóc quyết định thay đổi phương thức canh tác, cải tạo đất đai, tìm hiểu cây, con giống phù hợp để phát triển sản xuất. Không để cây lúa gieo xong lại nhờ trời mà lần đầu Ta Dóc đã biết bón phân cho cây lúa. Vậy là năng suất lúa gấp 4-5 lần so với trước. Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, Hồ Ta Dóc còn vận động người dân định canh định cư, lập nghiệp lâu dài và từ bỏ lối sống du canh, du cư, từng bước chinh phục, cải tạo đất đai đồi núi trọc thành những ruộng rẫy tốt tươi, hướng dẫn bà con làm lúa nước, trồng ngô và những loại cây hoa màu khác cho năng suất cao. Với Hồ Ta Dóc điều trăn trở của ông là làm thay đổi nhận thức cho bà con, giúp bà con cùng làm kinh tế như mình.

- Hồ Ta Dóc: Tôi luôn trăn trở là mình có của ăn của để thì làm sao phải giúp cho bà con không phải đói, không phải nghèo...

-Anh Pả Pênh chia sẽ: Được Ta Dóc cho đất làm nhà lại bày cách làm ăn, cách trồng lúa nước, trồng sắm nên đến nay đời sống gia đình khá hơn nhiều.

Phỏng vấn cả 2 rồi về chọn lấy 1

 

 

 

 

 

30”

Hồ Ta Dóc là người đầu tiên ở huyện miền núi huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị trồng thành công cây bời lời đỏ và sắn cao sản KM94. Khi cuộc sống gia đình đã khá hơn, đêm đêm nằm trong ngôi nhà sàn ấm cúng Hồ Ta Dóc lại nghĩ đến những hộ còn nghèo và ông luôn trăn trở tìm cách giúp họ. Nghĩ là làm, mỗi sáng khi mặt trời vừa ló dạng ông đã đến từng nhà vận động và bày vẻ cho bà con thay đổi cung cách làm ăn, phát triển trồng rừng, trồng sắn cao sản. Ông đem phân phát giống cây sắn của gia đình mình cho toàn bộ hộ dân trong bản và hướng dẫn bà con cùng làm theo mình. Bà con dân bản làm theo ông, nhờ đó hộ nghèo ở thôn Vùng Kho giai đoạn 2011-2016 giảm hẳn từ 30% xuống còn 12%, và đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019 này tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 7%. Đó là kết quả được coi là kỳ diệu ở vùng miền núi này. Chị Hồ Thị Dìa cho biết: Gia đình tôi trước đây rất nghèo từ khi được Hồ Ta Dóc bày cách làm ăn trồng sắn nên bây giờ khá hơn nhiều rồi. Trong nhà có đầy đủ ti vi, tủ lạnh...

 

 

 

 

 

 

30”

Năm 1984 khi chính quyền thôn được thành lập, Hồ Ta Dóc được dân bản tín nhiệm bầu làm trưởng thôn 13 năm liền. Đây là thời kỳ mà chức vụ trưởng thôn phụ cấp chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, suốt 3 nhiệm kỳ làm người “vác tù và hàng tổng”, người đàn ông rắn rỏi này luôn theo đuổi mục đích là đem ấm no, hạnh phúc về cho dân bản Vùng Kho. Hồ Ta Dóc cảm thấy vui là tạo được lòng yêu mến, tin tưởng của người dân trong bản và sự tín nhiệm của chính quyền địa phương. Ông Hồ Văn Dừm Trưởng thôn Vùng Kho cho biết: Ông Tà Dóc rất uy tín nên bà con tính nhiệm ông làm trưởng thôn rất lâu và khi làm trưởng thôn ông thường xuyên đến từng nhà hỏi thăm, hướng dẫn bà con làm kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

 

 

 

 

30”

Khi tuổi đã cao, Hồ Ta Dóc đã giao mọi việc làm ăn phát triển kinh tế cho con trai Hồ Văn Nia. Anh Hồ Văn Nia cho biết, hiện nhà em trồng gần 10 ha rừng gồm bời lời đỏ, sao đen, lát hoa có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, gia đình còn trồng trọt chăn nuôi đa cây đa con rất hiệu quả. Cứ mỗi vụ thu hoạch Hồ Văn Nia đều làm điều mà bố em bao năm nay đã làm là dành một phần thành quả có được để hỗ trợ cho người nghèo trong thôn; giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ làm ăn vươn lên trong cuộc sống. Hồ Văn Nia: Nghe theo lời chỉ bảo của bố, hàng năm sau khi thu hoạch em thường dành 1 phần thu nhập đến giúp đỡ lúa gạo, sắn khoai....cho các hộ nghèo và thường xuyên giúp đỡ cây con giống và hướng dẫn bà con làm ăn phát triển kinh tế.

 

 

 

20”

Hồ Ta Dóc là một điển hình trong bà con dân tộc Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị năng động, sáng tạo trong làm ăn kinh tế, là tấm gương cũng là bà đỡ cho bà con dân bản định canh, định cư, ổn định nơi ăn chốn ở vươn lên thoát nghèo, tấm gương mẫu mực về sự thương yêu, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Hồ Ta Dóc xứng đáng là tấm gương sáng giữa đại ngàn Trường Sơn, xứng đáng là người con Vân Kiều mang họ Hồ của Bác.

Những làn điệu dân ca của người Vân Kiều.

         

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 16/09/2019 16:03
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà