Tạp chí người cao tuổi
Danh mục
Tạp chí người cao tuổi
NỘI DUNG

Tạp chí Người cao tuổi 14-12

MC1: Kính chào các cụ và QV thính giả nghe đài, bây giờ là 15 phút dành cho chương trình phát thanh tạp chí người cao tuổi.

MC2: Quý vị và các cụ thân mến! Trong tạp chí người cao tuổi tuần này chúng tôi xin giới thiệu đến các cụ và quý vị thính giả mô hình câu lạc bộ cầu lông – sân chơi bổ ích cho NCT ở thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa, tiểu mục sức khỏe tuổi già mời QV & các cụ cùng tìm hiểu về bệnh đái tháo đường và cách phòng bệnh đái tháo đường ở NCT. Cuối chương trình như thường lệ là mục Tâm sự tuổi già. Bây giờ là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

Câu lạc bộ bóng bàn - sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

MC1: Thưa QV và các cụ! Với mục đích sống vui – sống khỏe – sống có ích cho gia đình và xã hội,  bên cạnh việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp hội thường xuyên vận động hội viên tích cực tham gia tập luyện thể thao với nhiều hình thức đa dạng, qua đó nâng cao sức khỏe NCT. Tại khối 3B thị trấn Khe Sanh, Hội NCT ở đây đã tổ chức và duy trì hoạt động của CLB bóng bàn,  ngoài rèn luyện sức khỏe tốt, Câu lạc bộ bóng bàn còn là nơi sum họp, nơi sẻ chia niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của các thành viên tham gia Câu lạc bộ. Ghi nhận của PV Phạm Quỳnh, mời QV & các cụ cùng nghe!

MC2: Đã trở thành thói quen cứ 5 đến 7 giờ sáng mỗi ngày, tại nhà có rất nhiều cô chú, các cụ tham gia Câu lạc bộ bóng bàn. Nhìn các cô, chú, các cụ nhanh nhẹn, uyển chuyển, khỏe khoắn qua những đường cầu, ít ai nghĩ các cô chú, các cụ đã trên 60, 70 tuổi. Ông Nguyễn Văn Nông – một thành viên của câu lạc bộ chia sẻ: Bóng bàn là môn thể thao rất phù hợp với người cao tuổi, giúp rèn luyện sự uyển chuyển, khéo léo từ cặp mắt, đôi tay lẫn đôi chân khi chơi... Từ chỗ tập bóng bàn để rèn luyện sức khỏe sau dần trở thành yêu thích, đam mê nên dù đã hơn 70 tuổi nhưng hàng ngày tôi lại đến CLB để luyện tập đều đặn.

MC1: Cũng như cụ Nông, các cô chú, các cụ trong CLB bóng bàn của khối 3B thị trấn Khe Sanh đều duy trì việc tập luyện, giao lưu bóng bàn hàng ngày. Buổi sáng thường bắt đầu từ 5h đến 7h, buổi chiều từ 16h30 đến 17h30 . Trừ những hôm bận, còn dù mưa hay tiết trời se lạnh cứ 5 giờ sáng các cụ, các cô chú đã có mặt tại sân chơi và môn bóng bàn như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Sau thời gian chơi bóng bàn cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, vui vẻ, ăn ngon, ngủ ngon và đặc biệt là đẩy lùi được nhiều loại bệnh. Lúc đầu mới tham gia, do chưa hiểu luật và cách chơi nên những đường cầu không theo ý muốn. Nay thường xuyên tập luyện, giao lưu học hỏi kinh nghiệm nên các cụ đã đánh thành thục, mạnh mẽ. Ông Hồ Xuân Phúc thành viên CLB thị trấn Khe Sanh chia sẻ:

Băng ghi âm

MC2: Những người đam mê chơi bóng bàn thành lập CLB bóng bàn từ năm 2015. Lúc đầu có khoảng 10 người tham gia. Đến nay, CLB có trên 20 thành viên. Ngoài rèn luyện sức khỏe, CLB còn thường xuyên giao lưu với các CLB nhiều nơi khác. Với mục đích sống vui - khỏe - có ích cho gia đình và xã hội nên ngoài rèn luyện sức khỏe, CLB còn là nơi sum họp, sẻ chia trong cuộc sống của các thành viên. Ông Hồ Xuân Phúc chia sẻ thêm:

Băng ghi âm

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mang lại sức khỏe cho mỗi người và ngày càng có nhiều môn thể thao phù hợp với người cao tuổi, và những câu lạc bộ thể thao như câu lạc bộ bóng bàn của khối 3B thị trấn Khe Sanh đã góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người cao tuổi được nâng cao, sức khỏe được cải thiện giúp người cao tuổi luôn sống vui- khỏe- có ích. Đồng thời, đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Nhạc cắt

MC1: Thưa QV & Các cụ! Hiện nay, số lượng người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 55-65 chiếm hơn 20% trên tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường khó điều trị hơn và có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn. Chính vì thế cần phải có cách chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi một cách khoa học để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng tiểu đường.

MC2: Theo các bác sỹ thì bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt khác với bệnh nhân tiểu đường bình thường đó là: Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn; Triệu chứng không điển hình; Chứng bệnh phát sinh theo nhiều hơn và nặng hơn; Khi chẩn đoán dễ sai sót;  Tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, các thầy thuốc và bệnh nhân cần chú ý nhiều hơn. Vì triệu chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi không mang tính điển hình nên ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, nếu có triệu chứng thì cũng rất nhẹ ví dụ như: không ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều... Vì thế khi có những dấu hiệu bất thường sau đây, QV & các cụ nên thăm khám bác sỹ để được chuẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời. Bác sỹ Đỗ Thị Ý Nhi đến từ khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm – trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già là cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng tốt nhất, nâng cao chất lượng sống của người già. Theo đó, mọi người nên học cách phòng bệnh như sau: Tập thể dục hàng ngày: việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.Loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì, bởi bệnh béo phì là cơ hội để gia tăng mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này. Ông Nguyễn Quang Đích – một bệnh nhân đến từ thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong chia sẻ:

Băng ghi âm

Để phòng ngừa, điều trị tốt bệnh tiểu đường, bác sỹ Đỗ Thị Ý Nhi tư vấn thêm:

Băng ghi âm

MC2: Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ. Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

Quý vị và các cụ thân mến! Vừa rồi là một số tư vấn của bác sỹ về bệnh tiểu đường và các phòng ngừa, QV & các cụ lưu ý và đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có cách điều trị hiệu quả. Bây giờ như thường lệ là tiểu mục tâm sự tuổi già. Xin mời nhà báo Võ Thế Hùng.

Nhạc cắt

Người già chơi Facebook

          MC1: Vâng, thưa các cụ và QV! Ngày nọ, tôi bất ngờ nhận được thông báo kết bạn trên Facebook với bức ảnh đại diện là bà xã tôi đang cười tươi rói. Hóa ra, thằng con trai mới tạo cho mẹ nó một tài khoản Facebook để mẹ vô chơi khi buồn. Tôi chợt nhận ra bấy lâu nay mình giao du kết bạn khắp nơi trên Facebook nhưng chẳng hề nghĩ đến vợ mình cũng có nhu cầu giải trí, cập nhật thông tin và giao lưu bạn bè trên cái mạng xã họi phổ biến này. Vừa vui khi nhấn nút chấp nhận lời kết bạn với bà xã mà cũng thấy hổ thẹn như người có lỗi, cứ lăn tăn saominhf không đưa bà xã đến với Facebook sớm hơn, sao người mà ta nghĩ đến luôn là bạn bè hay là một ai đó mà không phải là vợ mình.

Mới đầu, có vẻ bà xã tôi rất hứng thú với trò tiêu khiển này nên cứ thấy bà ấy “lên sóng” liên tục. Lúc thì bà ấy đăng ảnh chụp cùng mấy đứa cháu cưng nghịch ngợm, lúc là những bài nhạc xưa yêu thích,, lúc lại đổi ảnh bìa là những bức ảnh phong cảnh lãng mạn và vài hôm lại khoe mới tìm ra thông tin của một người bạn cũ nào đó, những người bạn học như đưa bà ấy trở lại thời thanh xuân của mình, những mối quan hệ đã đứt quãng từ lâu bỗng nhờ Facebook nay được kết nối lại, cho dù ở xa nhau hàng ngàn kilomet. Bà xã thú nhận kể từ lúc biết Facebook, bà có thêm niềm vui lẫn bồi hồi nhưng rõ ràng là cuộc sống đỡ buồn tẻ hơn, bận rộn hơn, khi rảnh lúc nào là lại hí hoáy bên chiếc điện thoại, có khi vừa đọc vừa gõ vừa tủm tỉm cười.

Nhiều người bảo nên tìm một điều gì đó tạo thói quen thu hút sự chú ý hoặc khiến những người lớn tuổi tập trung để duy trì khả năng suy nghĩ, cho trí não hoạt động, tránh tình trạng chậm chạp, mụ mị dần theo tuổi tác. Với không ít người, Facebook là một sự lựa chọn thú vị, đơn giản nhưng hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi. Có điều không phải người lớn tuổi nào cũng tiếp cận được Facebook, như trường hợp vợ của một người bạn mà tôi quen biết, bạn bảo: “Ước gì vợ tui giống như vợ ông, chát chít trên Facebook ngoay ngoáy không thua cho bọn trẻ, lâu lâu hờn trách nhau lại gửi một câu danh ngôn qua Messenger, đọc rồi ai tự thấy mình mình sai thì sửa”.

Cuốc sống không bao giờ như ý ta muốn, nếu không học cách chấp nhận những điều vốn nó phải thế thì chẳng bao giờ bạn thấy hạnh phúc. Học cách chấp nhận không có nghĩa là ta thụ động, cầu toàn, không có ý chí vươn lên mà một liệu pháp tinh thần giúp ta bình tĩnh suy xét bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi nói vậy vì tuổi già chúng ta cũng đã bắt đầu lúc nhớ lúc quên. Nói đâu xa, mới vài năm trước còn hăng hái đi du lịch nước ngoài trên chuyến bay dài cả chục tiếng đồng hồ ngon lành, đi đứng chưa phải than mỏi chân, ăn uống cũng thấy ngon miệng với những món ăn lạ của nước sở tại. Vậy mà chỉ vài tháng trở lại đây, sức khỏe thấy xuống dốc rõ rệt, hết đau vai gáy thì lại tiền đình, nhất là những lúc trời trở lạnh như thế này, người hay mỏi mệt và ăn uống cũng kém hẳn đi. Chợt nghĩ đến giai đoạn bắt đầu lẩm cẩm, nhớ trước quên sau, vừa nói xong đã nhắc lại như thể mình chưa từng nói điều ấy bao giờ mà sợ. Thôi thì sức khỏe thì phải tàn lụi theo thời gian, vì làm sao mà cưỡng lại với kiếp nhân sinh của tạo hóa. Nhưng có cái chúng ta sẽ gìm chân chúng, đó là làm cho trí não lâu già, trái tim lâu già. Sách báo hướng dẫn tuổi già là phải năng hoạt động trí não, có người chơi cờ , đọc sách, vẽ tranh, chơi nhạc…v…v…Vậy nên, việc bà tôi lập tài khoản Facebook, vui chơi trên ngôi nhà ảo ấy, tìm vui cùng bạn bè, con cháu, “già thì già tóc già tai” chứ tinh thần thì trẻ ra vài chục tuổi.

Vậy nên, hôm nay tôi cũng xin mạo muội đôi lời để thưa cùng quý vị và các cụ, và xin được hỏi: Danh sách bạn bè của quý vị dễ chừng có đến cả nghìn cái tên, hoặc cũng có khi quý vị sở hữu đến hai, ba tài khoản trên Facebook để sơ cua. Vậy có bao giờ quý vị tự hỏi, vợ hay chồng mình có tài khoản Facebook nào chưa? Đừng để một ngày ta hối tiếc vì một điều đơn giản là ta chưa kịp đem đến niềm vui (dù nhỏ bé) cho người thân yêu của mình.

Thế Hùng

Chào cuối: QV & các cụ thân mến! Những chia sẻ của nhà báo Võ Thế Hùng cũng đã khép lại tạp chí NCT tuần này, những người thực hiện chương trình: Phạm Quỳnh, Thế Hùng, Thái Hiền và KTV thu âm xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 11/12/2019 08:46 Phạm Như Quỳnh 11/12/2019 08:46
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà