Tạp chí Cuộc đời mai xanh 26 2 2017
Danh mục
Cuộc đời mãi xanh
NỘI DUNG
Lời dẫn : Mời quý vị và các cụ cùng nghe chương trình Cuộc đời mãi xanh của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay, sau bài viết Quan tâm chăm sóc người cao tuổi vùng núi chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các cụ phỏng vấn về hoạt động thức vũ kinh tại xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. Phần cuối chương trình như thường lệ là chăm sóc SK NCT qua bài viết: “Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bây giờ mời quý vị và các cụ cùng nghe.

TẠP CHÍ CUỘC ĐỜI MÃI XANH 26 2 2017

Kính chào quý vị và các cụ!

 Mời quý vị và các cụ cùng nghe chương trình Cuộc đời mãi xanh của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay, sau bài viết Quan tâm chăm sóc người cao tuổi vùng núi chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các cụ phỏng vấn về hoạt động thức vũ kinh tại xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. Phần cuối chương trình như thường lệ là chăm sóc SK NCT qua bài viết: “Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bây giờ mời quý vị và các cụ cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1

Nhạc cắt

Phỏng vấn

Nhạc cắt

Bài 2

Chương trình CĐMX tuần này của Đài PTTH Quảng Trị xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

 

 

 Giúp người cao tuổi nghèo vươn lên trong cuộc sống

Thưa quý vị và các cụ! Để giúp người cao tuổi nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống, các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và tổ chức hảo tâm đã có nhiều hoạt động quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó, việc hỗ trợ người cao tuổi về vật chất lẫn tinh thần qua các đợt trao quà, thiện nguyện luôn được quan tâm. Bài viết ghi nhận tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, mời quý vị và các cụ cùng nghe.

 Chúng tôi gặp bà Hồ Thị Xa Nên, bản Thúc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh trong một lần nhận quà cứu trợ của các tổ chức hảo tâm Phật giáo kêu gọi hỗ trợ. Bà không giấu được niềm vui, rất nhiều lần được nhận quà nhưng đây là một trong rất ít đợt nhận nhiều quà từ nhà tài trợ. Từ dầu ăn, mì chính, muối, mì tôm, gạo rồi còn cả bánh chưng nữa nên không chỉ bà Xa Nên mà rất nhiều người dân tới nhận quà đều vô cùng phấn khởi. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong số hơn 300 hộ dân được nhận quà thì có tới 50% là người cao tuổi được ưu tiên hỗ trợ. Có thể khẳng định đây là sự quan tâm rất đúng đắn của không chỉ nhà tài trợ mà còn của các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương. Bà Xa Nên cho biết:

Trích băng:

PTV đọc dịch:

(Hôm nay được nhận quà bà con ai cũng phấn khởi lắm. Có gạo, có muối thì bà con rất vui vì không sợ đói nữa rồi. Cảm ơn chính quyền, cảm ơn các nhà tài trợ, rất mong được quan tâm nhiều hơn nữa đối với người cao tuổi nghèo chúng tôi)

Những năm gần đây, nhiều đoàn thiện nguyện khắp nơi trong và ngoài nước đã thường xuyên đến với bà con nhân dân xã Xĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh để hỗ trợ quà cho người nghèo. Trong đó, người cao tuổi luôn là đối tượng được quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Bởi thực tế tại đây, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, phần lớn người cao tuổi vẫn phải lao động kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Sự quan tâm này đã góp phần nhỏ để họ phục vụ nhu cầu cuộc sống của gia đình. Ông Hồ Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô cho biết, địa phương đã thống kê các hộ gặp khó khăn và ưu tiên những hộ người cao tuổi, già cả, neo đơn và hộ nghèo để có sự ủng hộ công bằng hơn. Xã Vĩnh Ô hiện có 8 chi hội người cao tuổi thu hút hàng trăm người tham gia. Với những thùng mì tôm, những bao gạo, những gói mì chính, những chiếc áo ấm và những vật phẩm cần thiết khác đã giúp người cao tuổi cảm thấy ấm lòng, cảm thấy được chia sẻ hơn trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tuy nhiên, cũng cần nhiều hơn nữa sự quan tâm không chỉ người cao tuổi mà còn với những người nghèo của địa phương. Ông Sáu chia sẻ thêm:

Trích băng: (nói về khó khăn, mong muốn để người dân được ổn định cuộc sống hơn)

Với sự quan tâm giúp đỡ của các chính quyền, đoàn thể, các tấm lòng hảo tâm đã góp phần giúp người cao tuổi nghèo ở vùng núi vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên với đặc thù vùng núi còn rất nhiều người cao tuổi phải lao động phát triên kinh tế gia đình thì việc hỗ trợ trước mắt chỉ là tạm thời, điều cần thiết của họ luôn là sự hỗ trợ bền vững lâu dài để mỗi người cao tuổi có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng đời sống ấm no hơn./.

Bao/Nguoi cao tuoi ngheo

Nguyên Bảo

Phỏng vấn – Câu lạc bộ thức vũ kinh góp phần chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thưa quý vị và các cụ!

Thời gian qua, các cấp hội NCT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm chăm lo đời sống và sức khỏe cho người cao tuổi. Trong đó, việc vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ đã tạo sân chơi cho các hội viên có cơ hội rèn luyện sức khỏe, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Đặc biệt câu lạc bộ thức vũ kinh đã thu hút sự tham gia và thành lập của nhiều cơ sở hội. Nhờ vậy đời sống, sức khỏe của hội viên cao tuổi ngày được nâng lên. Xung quanh vấn đề này, PV thời sự đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Quang Ước, Chủ tịch Hội NCT xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. Mời quý vị và các cụ cùng nghe về hoạt động của câu lạc bộ thức vũ kinh ở đây.

1.                      Ông có thể cho biết cụ thể về hoạt động của câu lạc bộ thức vũ kinh tại địa phương?

2.                      Qua hoạt động của CLB này thì đời sống người cao tuổi được thay đổi như thế nào?

3.                      Vâng, thời gian tới chúng ta tiếp tục duy trì hoạt động của câu lạc bộ này như thế nào?

Vâng, xin cảm ơn ông!

Bao/ CLB thuc vu kinh Trieu Thuan kèm mail ngày 22 2 2017

Nguyên Bảo

 

Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thưa quý vị và các cụ! Do đời sống được nâng lên, tuổi thọ ngày càng cao, nước ta ngày càng phải quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Mà theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì sức khỏe bao hàm cả về thể chất, tinh thần lẫn xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật. Phần cuối chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị và các cụ cùng nghe bài viết Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Trước hết việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải do chính mình thực hiện dựa trên sự hiêu biết và tinh thần tự giác của bản thân. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa cho biết: tuổi già là kết quả tất yếu của một quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra từ tuổi trung niên. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc môi trường sống, làm việc và sự rèn luyện thân thể cũng như chế độ ăn uống và nếp sống của mỗi người.

Bí quyết bảo vệ sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ chính là nếp sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lý, đủ đưỡng chất

* Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng:

Muốn chăm sóc tốt sức khỏe, trước hết cần hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Đối với người cao tuổi cũng vậy. Nói về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi, các nhà nghiên cứu về lão khoa đã nêu rõ: Người cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nát thức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạn tiêu hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý, làm cho cơ thể bị suy yếu, dễ mắc phải nhiều bệnh.

Trong bữa ăn của người cao tuổi cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bao gồm: Chất bột đường (gạo, ngô, khoai, mỳ, bắp, các loại ngũ cốc), chất đạm ( thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành..) , chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, lạc, vừng,…), chất xơ vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi,…);

Người cao tuổi nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc để tránh thừa calo, tích mỡ và tăng cân Trung bình nên ăn dưới 300g/người/ngày; Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, hải sản; nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá; ăn không quá 1,5kg thịt/tháng. Chỉ nên ăn 2-3 quả trứng một tuần. Ngoài thức ăn đa dạng, người cao tuổi nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày vì sữa bổ dưỡng, cung cấp nguồn axit amin cân đối và không chưa nhiều cholesterol như trứng gà.

Ăn đầy đủ các chất nhưng nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau, đậu, vừng, lạc; các loại hoa quả như chuối, cam…

Ăn nhiều rau không chỉ cung cấp các vitamin, chất khoáng mà còn cung cấp chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón; chúng còn có tác dụng như “cái chổi”quét hết cholesterol thừa đẩy ra theo đường tiêu hóa, tránh những tai biến do xo vữa động mạch. Điều này cố GS Từ Giấy, Viện trưởng đầu tiên của Viện Dinh dưỡng đã từng nhân mạnh nhiều lần từ thế kỷ trước.

Với người cao ruổi, nên hạn chế đồ chiên xào, tăng cường thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹ làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn định. Nên coi trọng bữa ăn sáng; không nên ăn no vào bữa tối. Ngoài ra cần phải uống nước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Cần uống 1 – 1,5 lít nước/ngày là đủ nhu cầu của cơ thể.

*Rèn luyện thể lực:

Các nhà lão khoa cho biết: từ 30 đến 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Trong giai đoạn này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già. Nếu sức khỏe cho phép thì nên đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp, ngồi thiền, yoga (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30 – 40 phút).

Ở người cao tuổi do hệ miễn dịch suy giảm cùng với thời gian và tuổi tác nên rất dễ bị mắc các bệnh mạn tính, vậy nên đi đôi với việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần duy trì chế độ vận động hợp lý và đều đặn. Cách rèn luyện dễ thực hiện nhất là đi bộ đều dặn hằng ngày từ 30 đến 40 phút vào sáng sớm và chiều tối ( nên chọn thời gian thích hợp tùy theo mùa hè hay mùa đông). Nên đi với tốc độ vừa phải tùy theo sức khỏe từng người để sau khi đi không thấy mệt, ăn ngon hơn và ngủ tốt hơn....

*Chăm sóc giấc ngủ:

Hầu như ai cũng biết câu thành ngữ “Ăn dược ngủ được là tiên”, nhưng thật ra ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một người ngủ trung bình 7 giờ/ngày là hợp lý, có tuổi thọ cao nhất, còn ngủ 9 giờ/ngày có nguy cơ cao về tim mạch và giảm tuổi thọ..

Ngoài giấc ngủ buổi tối, nên ngủ 15-30 phút vào buổi trưa, giúp cho trí óc tỉnh táo, minh mẫn hơn vào buổi chiều.

*Chăm sóc sức khỏe tinh thần:

Con người ta vốn là một thể thống nhất giữa thể lực, trí tuệ và tâm hồn. Nói đến sức khỏe là nói đến sự hài hòa của ba yếu tố này. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, chăm lo cho giấc ngủ, bữa ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, người cao tuổi còn cần quan tâm đến việc chống lão hóa trí tuệ và tâm hồn. Ngay khi bắt đầu nghỉ hưu, bên cạnh việc rèn luyện thể chất, nên duy trì việc hoạt động trí tuệ dưới nhiều hình thức. Đọc sách báo, giao lưu với bạn bè (bạn hàng xóm và bạn trên mạng), sinh hoạt trong câu lạc bộ, làm thơ, ghi nhật ký…; thậm chí vẫn làm việc (vừa sức) trong nghề chuyên môn vốn thuộc sở trường của mình như nghề thầy thuốc, dạy học, làm báo, viết văn hoặc học tập, nghiên cứu một lĩnh vực mới (nếu sức khỏe cho phép và thật sự đam mê). Đầu năm nay, GS y khoa Nguyễn Ngọc Lanh vừa được trao tặng Giải thưởng Phan Chu Trinh về lĩnh vực nghiên cứu sử học. Đấy là ví dụ điển hình về lòng đam mê nghiên cứu một lĩnh vực mới sau khi đã nghỉ hưu.

Đã hay ai cũng đến tuổi già. Những người cao tuổi đã lao động cống hiến gần như trọn đời cho đất nước, và nuôi dạy con cháu, cho nên gia đình cũng như xã hội phải quan tâm chăm sóc người cao tuổi. Nhưng mặt khác, chính người cao tuổi biết tự chăm sóc mình, biết sống khỏe, sống vui và sống có ích để chủ động tìm thấy nguồn vui. Chính điều đó đem lại hiệu quả rõ rệt và góp phần tạo nên giá trị đạo lý trường tồn của dân tộc ta.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 23/02/2017 09:37 Lê Vĩnh Nhiên 23/02/2017 09:41
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà