tài nguyên môi trường ( Phát thanh)
Danh mục
Tài nguyên môi trường
NỘI DUNG

Chuyên mục Tài nguyên môi trường 25/4

MC1: Kính chào Qv & các bạn! Bây giờ là 10 phút của chương trình phát thanh Tài nguyên và môi trường của Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Quý vị và các bạn thân mến! Với những thành tựu khoa học và công nghệ, từ cuối thế kỷ XX, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với Quảng Trị, sản xuất nông nghiệp được xem là ngành chủ lực thì công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng.

MC1: Vâng, CNSH được xem là một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vậy trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có những nỗ lực như thế nào để đẩy mạnh ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, mời Qv & các bạn cùng tìm hiểu trong chuyên mục TNMT tuần này.

Ngành KHCN Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh ứng CNSH

vào sản xuất và đời sống

Thưa QV&CB! Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp và xử lý môi trường. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 06-KL/TW, ngày 01/9/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, ngành KH&CN Quảng Trị đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNSH vào thực tiễn đời sống đạt được những dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần hạn chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập dịch, tiêu độc khử trùng; Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Từng bước nâng cao tính ổn định, giảm dần tính phụ thuộc vào thời tiết trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

       Phát huy thế mạnh của công nghệ sinh học trong sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinh vật bản địa, sản xuất, thử nghiệm và từng bước thương mại hóa 6 loại chế phẩm sinh học dùng sản xuất phân hữu cơ, xử lý môi trường, phòng bệnh cho cây trồng, làm đệm lót sinh học bổ sung thức ăn chăn nuôi... Đặc biệt, chế phẩm sinh học Nitro-QTMIC và Perfect-QTMIC được ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã Hải Khê, Hải An - Hải Lăng; Triệu Vân - Triệu Phong và Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh đã có hiệu quả rõ rệt đối với sức khỏe của tôm như tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật, rủi ro, giảm thiểu sự gia tăng số lượng cũng như ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, thúc đẩy sự phát triển của tôm như tăng khả năng ăn vào và tiêu hóa thức ăn và tăng kích cỡ trưởng thành của tôm, cá. Ông Hoàng Công Thắng, cán bộ kỹ thuật Công ty Việt Nam Thiên chia sẻ:

Băng ghi âm

Việc áp dụng CNSH vào thực tế sản xuất của các hộ nông dân, chế biến tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được nhân rộng trong các huyện/thị/ thành phố trong tỉnh như Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ,.. ; xử  lý bèo tây thành phân bón vi sinh góp phần nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng chế phẩm vi sinh vì nền Nông nghiệp sạch - Môi trường xanh. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong ủ thức ăn chăn nuôi, làm đệm lót sinh học, ... đã phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống.

Ông Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

          Băng ghi âm

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành CNSH được coi ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng. Nhu cầu về ngành công nghệ sinh học ngày càng lớn hơn. Do đó, thời gian tới ngành KH&CN sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ đó, góp phần xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ở nước ta trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH đất nước./.

Nhạc cắt

Hiệu quả mô hình chế biến phân vi sinh từ vỏ cà phê

Thưa QV&CB! Từ lâu cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa và đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương này. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, các phế phẩm từ cà phê đặc biệt là vỏ cà phê lại trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ lý do đó, được sự hỗ trợ từ phía Sở KH&CN, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa triển khai dự án: “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”. Đến nay, dự án này đã đạt những kết quả tích cực.

Hiện nay, cây công nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng là cây chủ lực của huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích cây cà phê gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 9 - 10 tấn quả tươi/ha, sản lượng đạt trên 40.000 tấn quả tươi đã đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng. Nguồn thu nhập từ cây cà phê không chỉ xóa đói giảm nghèo mà giúp nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú. Trung bình mỗi năm, sau khi xay xát, nông dân có lượng vỏ cà phê khá lớn (khoảng 25.000 – 30.000 tấn). Phần lớn lượng vỏ cà phê này không được sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả.

Ông Võ Thanh Hoàng – xã Hướng Phùng – huyện Hướng Hóa nói:

Băng ghi âm

Xã Hướng Phùng là một xã của huyện Hướng Hóa chuyên canh cây cà phê, hằng năm sau mùa thu hoạch có một lượng lớn phế phụ phẩm là vỏ cà phê khoảng 7.000 – 8.000 tấn. Phần lớn vỏ cà phê được vứt bỏ vung vãi ven lề đường để cho nước cuốn trôi khi mùa mưa hoặc đem đốt gây ô nhiễm môi trường. Một ít được tái sử dụng như đem bỏ vào gốc cà phê, cây trồng khác hoặc trộn chung với một số loại phân chuồng rồi đem bón cho cây nhưng hiệu quả chưa cao.  Xuất phát từ lý do đó, được sự hỗ trợ từ phía Sở KH&CN, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa triển khai dự án: “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”. Việc sử dụng chế phẩm sinh học phân giải vỏ cà phê làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ tại xã Hướng Phùng là rất phù hợp, dễ áp dụng. Từ đó, nhân rộng và phát triển cho toàn vùng, góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và  hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Với việc xây dựng mô hình phân hữu cơ vi sinh sản xuất thử nghiệm phục vụ nội bộ từ vỏ cà phê đã tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch, bổ sung phân hữu cơ, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cải tạo đất tại chỗ của nhân dân địa phương. Ông Lê Mậu Bình đến từ trung tâm nghiên cứu ứng dụng và thông tin KH&CN tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học phân giải vỏ cà phê làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại chỗ, ở quy mô nhỏ tại xã Hướng Phùng là rất phù hợp và dễ áp dụng. Hy vọng thời gian tới mô hình này hoạt động và mang lại hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, cải tạo độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Mở ra hướng sản xuất cà phê giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. 

Chào cuối

Đón nghe: Với những thành tựu khoa học và công nghệ, từ cuối thế kỷ XX, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. CNSH được xem là một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vậy trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có những nỗ lực như thế nào để đẩy mạnh ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, mời Qv & các bạn cùng tìm hiểu trong chuyên mục TNMT được phát sóng 11h20 thứ 3 ngày 25-4 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón nghe!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 22/04/2023 16:27 Lê Vĩnh Nhiên 25/04/2023 10:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà