PTTT NHIP CAU PHAP LUAT Chủ đề : Cần làm gì khi bị bôi xấu trên mạng xã hội
Danh mục
Công đoàn
NỘI DUNG

Chủ đề : Cần làm gì khi bị bôi xấu trên mạng xã hội

Thời lượng : 30 phút ; Thời gian : 10h-10h30 phút ngày 19/6/2023

Khách mời:  Luật sư Lê Tấn Phong, Văn phòng luật sư Thiên Phong

MC: Kính chào quý vị và các bạn. Cảm ơn quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình phát thanh trực tiếp –Nhịp cầu pháp luật  của Đài PT-TH Quảng Trị. Chương trình được phát sóng trực tiếp vào khung giờ 10h – 10h30 vào thứ 2 hàng tuần trên sóng phát thanh tần số 92,5 mkh. Thưa quý vị và các bạn, Cùng với việc phổ biến của mạng xã hội, tình trạng nói xấu, xúc phạm cá nhân, tổ chức trên mạng cũng ngày càng gia tăng khiến các nạn nhân luôn bức xúc, thậm chí hoảng loạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ứng xử đúng mực và hiệu quả.Chương trình Nhịp cầu pháp luật với khách mời của chương trình là : Luật sư Lê Tấn Phong, văn phòng luật sư Thiên Phong sẽ cùng tìm hiểu về nội dung này.

MC: Quý vị và các bạn đang quan tâm đến vấn đề này muốn được luật sư tư vấn, hãy gửi câu hỏi, nội dung đến cho chúng tôi, bằng  các hình thức :

Kết nối trực tiếp qua số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trả lời trực tiếp về vấn đề mà bạn quan tâm

Gửi nội dung câu hỏi qua số điện thoại zalo 0918898246; email Tuvanphapluatqrtv@gmail.com, hoặc Gửi thư về địa chỉ Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng trị số 105/2 Đường Nguyễn Trải – tp Đông Hà Quảng Trị. Chương trình sẽ tổng hợp và chuyển đến khách mời trả lời trực tiếp cùng quý vị và các bạn.

Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình. Trước tiên là một số tin tức cập nhật trên lĩnh vực pháp luật đáng quan tâm hiện nay .

Nhạc cắt

Tin 1: Ngày 17/6, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Linh cho biết, đang xem xét để xử phạt một người đàn ông về hành vi sàm sỡ phụ nữ.

Trước đó, lúc 20h30 ngày 17/5, tại quán cà phê P.T thuộc khu phố Vĩnh Tiến, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, do anh P.T và vợ là N.T.X. làm chủ, Nguyễn Thuận Cường tên thường gọi Lép (27 tuổi, trú khu phố Vĩnh Tiến, Hồ Xá, Vĩnh Linh, làm nghề lái xe) đi vào quán gặp X. để mua thuốc lá.

Trong lúc chị X. đang thối tiền thừa, lợi dụng trong quán không có người, Cường đã áp sát chị X. và thực hiện hành vi sàm sỡ, bóp ngực chị X.. Hành vi của Cường đã làm chị X. hoảng hốt, hét lên và hai bên xảy ra cự cãi.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an thị trấn Hồ Xá xác minh làm rõ Nguyễn Thuận Cường đã cố ý sàm sỡ chị X., vi phạm Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Công an thị trấn Hồ Xá đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt Nguyễn Thuận Cường 6,5 triệu đồng về hành vi sàm sỡ.

Tin2 : Xử phạt người bình luận sai sự thật vụ tấn công 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

MC: Lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một người dân ở địa phương về hành vi  xuyên tạc, vu khống sau khi người này đăng Facebook, bình luận sai sự thật, xuyên tạc về vụ tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk.

Trước đó, Lúc 11h ngày 11-6, ông T.R. (38 tuổi, trú tại TP Hội An, Quảng Nam) sau khi xem tin tức trên trang Thông tin Chính phủ có đăng tải bài viết với nội dung "Truy bắt nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở công an xã tại Đắk Lắk".

Ông R. đã sử dụng Facebook cá nhân chia sẻ bài viết nêu trên kèm nội dung bình luận sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức ở trạng thái chia sẻ công khai. Quá trình làm việc, ông R. đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình. 

Theo thượng tá Vương Quốc Hội - trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, nội dung bình luận trên trang cá nhân của ông R. mang tính xúc phạm cơ quan tổ chức, thay vì lên án hành động đó thì người này viết kiểu ngược lại.

Tin 3, :  Khởi tố 2 người hành hung phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội

Ngày 17-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố bị can đối với Phạm Văn Phương (42 tuổi, trú tại tỉnh Nam Định) và Lê Văn Hưng (39 tuổi, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc) về tội cố ý gây thương tích.

Trước đó, khoảng 14h30 chiều 6-6, một nhóm phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội chuẩn bị triển khai máy để ghi hình việc mua bán quạt tích điện tại khu vực vỉa hè trước cửa hàng quạt điện số 19 Đông Các (Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa).

Thấy nhóm phóng viên tác nghiệp, Phương bất ngờ xông ra quát mắng, túm cổ áo và đạp ngã nam phóng viên quay phim của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Sau đó Hưng cũng lao vào hành hung nam phóng viên. Hai người này liên tiếp đá mạnh vào vùng đầu, ngực nam quay phim, mặc cho anh ôm đầu nằm gục trên lòng đường. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các phóng viên đã đến trình báo công an và đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Đống Đa sau đó đã triệu tập Phạm Văn Phương và Lê Văn Hưng đến trụ sở để làm việc. Tại cơ quan công an, cả hai đã khai nhận toàn bộ hành vi.

Nhạc cắt

MC: Quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình PTTT Nhịp cầu pháp luật với chủ đề của chương trình là : Làm gì khi bị bêu xấu trên mạng xã hội, ngay lúc này khách mời tại phòng thu là Luật sư Lê Tấn Phong, văn phòng luật sư Thiên Phong đã sẳn sàng để cùng trao đổi với quý vị và các bạn về nội dung này.

 Quý vị và các bạn đang quan tâm đến vấn đề này muốn được luật sư tư vấn, hãy gửi câu hỏi, nội dung đến cho chúng tôi, bằng  các hình thức :

Kết nối trực tiếp qua số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trả lời trực tiếp về vấn đề mà bạn quan tâm

Gửi nội dung câu hỏi qua số điện thoại zalo 0918898246; email Tuvanphapluatqrtv@gmail.com, hoặc Gửi thư về địa chỉ Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng trị số 105/2 Đường Nguyễn Trải – tp Đông Hà Quảng Trị. Chương trình sẽ tổng hợp và chuyển đến khách mời trả lời trực tiếp cùng quý vị và các bạn.

MC: Vâng, Xin chào Luật sư Lê Tấn Phong, trước hết xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho chương trình của chúng tôi ngày hôm nay.

Trước hết, ông có đánh giá như thế nào về thực trạng cá nhân, tổ chức bị nói xấu trên mạng xã hội hiện nay, thưa ông ?

TL

Như ông vừa phân tích có rất nhiều hình thức bêu xấu trên mạng xã hội, vậy chúng ta cần nhận diện như thế nào để có phản ứng phù hợp ? ( Có trường hợp chỉ cần trao đổi, yêu cầu tháo gỡ, có trường hợp nghiêm trọng thì cần báo cáo chính quyền ...)

TL – 1 phút – 1,5 phút

MC: Vâng. Thực tế để nhận diện đúng từng mức độ “ bêu xấu” để có ứng xử phù hợp không hề đơn giản, mỗi người mỗi kiểu, ngày càng tinh vi và phức tạp. Để hiểu hơn điều này, phóng viên đã có một số ghi nhận thực tế. Trước khi tiếp tục trò chuyện với khách mời, kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ps sau :

( Phóng sự chèn:

Cùng với việc phổ biến của mạng xã hội, tình trạng nói xấu, xúc phạm cá nhân, tổ chức trên mạng cũng ngày càng gia tăng khiến các nạn nhân luôn bức xúc, thậm chí hoảng loạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ứng xử đúng mực và hiệu quả.

Dạo một vòng trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… thấy những status có nội dung nói xấu, thóa mạ hay vu cáo nhau không phải là chuyện hiếm, kể cả nêu đích danh hoặc nói cạnh khóe. Có người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy mình thành “gái bán dâm”, “trai bao” với cả số điện thoại cá nhân đính kèm; lại có người tự dưng thành tội phạm, kẻ đồi bại, ngoại tình, tham nhũng… mà thủ phạm bêu xấu có thể là người quen biết, hoặc một cái tên “lạ hoắc lạ huơ”… “Việc lên mạng phát ngôn là quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân, nhưng phát ngôn như thế nào vừa thể hiện ứng xử văn hóa vừa không vi phạm pháp luật không phải ai cũng làm được. Có nhiều người lấy danh nghĩa tự do ngôn luận, đấu tranh chống tham nhũng để chửi bới, thóa mạ người khác. Cộng đồng mạng, nhiều người không nắm được vụ việc cũng tham gia bình luận như người trong cuộc”.

Bên cạnh đó, có một thực tế là không ít trường hợp những kẻ nói xấu không dùng trang cá nhân, hay danh tính thật, mà lập một trang ảo để nói xấu, bôi nhọ người khác. Thực tế thì Cơ quan chức năng giải quyết tin báo, tố giác tội phạm không dựa vào tên trên mạng để xác minh hành vi vi phạm, mà có nhiều biện pháp nghiệp vụ khác. Vì vậy, dù người vi phạm có sử dụng nick ảo hoặc tên người khác để che giấu thì vẫn có thể bị phát hiện, xử lý”.

Nhạc cắt

MC: Cảm ơn quý vị và các bạn đang theo dõi ct : Chương trình PTTT Nhịp cầu pháp luật với chủ đề của chương trình là : Làm gì khi bị bêu xấu trên mạng xã hội, ngay lúc này khách mời tại phòng thu là Luật sư Lê Tấn Phong, văn phòng luật sư Thiên Phong. 

Xin được trở lại với khách mời của chương trình, vừa rồi là một số nội dung về những trường hợp bị bêu xâu, Luật sư có thể cho biết, hiện nay pháp luật có những quy định cụ thể như thế nào về những trường hợp bêu xấu này, thưa ông ?

 TL

Trước thực trạng đó, việc đầu tiên mà cá nhân, tổ chức bị nói xấu nên làm là gì thưa ông ?

TL – 1- 1,5 phút

MC: Vâng, xin cảm ơn luật sư Lê Tấn Phong, thưa ông, lúc này đây qua số điện thoại của chương trình chúng tôi có nhận được 1 ý kiến của thính giả có facbook là Hoàng Trang Lê gửi câu hỏi đến chương trình là : “ Vừa qua tôi bị một nhóm đối tượng lấy ảnh cá nhân đưa lên mạng xã hội với mục đích đòi nợ, thực tế tôi không có nợ nần ai? Đối tượng còn gọi điện khủng bố rất nhiều lần? Vậy trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào, thưa luật sư ?. Vâng xin cảm ơn thính giả Hoang Trang Lê, chúng tôi xin chuyển câu hỏi này đến khách mời của chương trình là Luật sư Lê Tấn Phóng .

TL

Vâng,  bêu xấu trên mạng xã hội một người một kiểu và có vẻ như rất nhiều hình thức và cách làm khác nhau, liên quan đến rất nhiều người. Việc đầu tiên là chúng ta phải biết để bảo vệ chính mình và người thân phải không ạ. Tiếp theo là một câu hỏi khác, xin mời KTV thu âm Vĩnh Lộc hãy nối điện thoại cho chúng tôi.

Câu hỏi điện thoại : Tôi muốn hỏi là mình biết chính xác người nói xấu mình trên mạng, có bằng chứng rõ ràng thì nên làm gì ?

Vâng, xin mời luật sư Lê Tấn Phong.

TL

Xin cảm ơn Luật sư Lê Tấn Phong

MC: Vâng, thưa quý vị và các bạn, rõ ràng, việc bị bêu xâu trên mạng xã hội ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự....Pháp luật đã có quy định rất cụ thể về vấn đề này. Người tham gia mạng xã hội cần phải hiểu rằng những bài viết xúc phạm người khác trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật, bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013; phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm; nếu gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự ở các tội: làm nhục người khác với mức hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt tù đến 5 năm; tội vu khống với các mức hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù đến 7 năm”, 

Vì vậy Người dùng mạng xã hội nên trang bị kiến thức, trách nhiệm để cùng xây dựng cộng đồng dân cư mạng văn minh, luật sư có lời khuyên gì ạ ?

( TL 1-2 phút )

Về phía các ngành chức năng, ông có kiến nghị gì để việc bảo vệ người bị hại được hiệu quả, đồng thời đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm, thưa ông ?

( cách ngành tuyên truyền, công án...làm điểm, làm nghiêm, xét xử lưu động...)

Xin cảm ơn ông với những chia sẻ vừa rồi.

Nhạc cắt

Cách phát hiện dấu hiệu lừa đảo bằng cuộc gọi video Deepface

MC: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình PTTT Nhịp cầu pháp luật, Chương trình của chúng tôi được phát sóng trực tiếp vào mỗi 10h -10h30 phút thứ 2 hàng tuần trên sóng phát thanh, tần số 92,5mkh. Quý vị và các bạn quan tâm đến vấn đề này muốn được luật sư tư vấn, hãy gửi câu hỏi, nội dung đến cho chúng tôi, bằng  các hình thức :

Kết nối trực tiếp qua số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trả lời trực tiếp về vấn đề mà bạn quan tâm

Gửi nội dung câu hỏi qua số điện thoại zalo 0918898246; email Tuvanphapluatqrtv@gmail.com, hoặc Gửi thư về địa chỉ Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng trị số 105/2 Đường Nguyễn Trải – tp Đông Hà Quảng Trị. Chương trình sẽ tổng hợp và chuyển đến khách mời trả lời trực tiếp cùng quý vị và các bạn.

Thưa quý vị và các bạn, Thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến mới là cuộc gọi video Deepface. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình giả, sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè của người bị hại nhằm thực hiện cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

Không chỉ sử dụng để lừa đảo trực tuyến mà các đối tượng còn sử dụng Deepface cho các mục đích khác như vu khống hoặc gây hiểu nhầm về những sự kiện chính trị quan trọng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, thực hiện các cuộc tấn công chính trị, tạo ra những tin tức giả mạo hoặc xác phạm danh dự, nhân phẩm người khác…Phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến sử dụng Deepface thường nhắm tới việc lừa đảo tài chính.

Phần cuối chương trình nhịp cầu pháp luật hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu một vài dấu hiệu nhận biết lừa đảo bằng cuộc gọi video Deepface để người dân phòng tránh.Kính mời quý vị và các bạn cùng nghe.

 Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Công an huyện Cam Lộ cho biết, Công an huyện Cam Lộ đưa ra một số cách phát hiện dấu hiệu Cụ thể, Bằng mắt thường có thể thấy thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây, nhân vật trong video thường không bao giờ chớp mắt hoặc chớp mắt liên tục, khuôn mặt của người gọi thiếu tính cảm xúc và khá “trơ” khi nói, tư thế lúng túng, không tự nhiên, hướng đầu và cơ thể trong video không nhất quán với nhau…

Màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí. Điều này có thể khiến video trông giả tạo và không tự nhiên.

Âm thanh không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh. Tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi, kẻ gian thường sẽ ngắt cuộc gọi giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu khi đang thực hiện cuộc gọi.

Để phòng ngừa loại tội phạm này, Công an huyện Cam Lộ đề nghị cơ quan chính quyền, đoàn thể… các địa phương tăng cường truyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho cán bộ, đảng viên, nhân viên và nhân dân trước thủ đoạn lừa đảo trực tuyến bằng cuộc gọi video giả.

Hạn chế đăng tải hình ảnh, video có tiếng nói và khuôn mặt của cá nhân lên mạng xã hội, tránh truy cập vào các trang web, đường link không rõ nguồn gốc, đáng nghi để giảm thiểu khả năng bị hack tài khoản mạng xã hội, tạo điều kiện cho đối tượng lợi dụng thực hiện hoạt động tội phạm.

Khi nhận được cuộc gọi video nghi ngờ là sử dụng Deepface thì cần bình tĩnh kiểm tra thông tin, xác minh trực tiếp với chủ tài khoản vừa gọi video (bằng cách gọi điện trực tiếp vào số điện thoại), đồng thời phối hợp với công an kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý đối tượng lợi dụng Deepface để phạm tội.

Nhạc cắt

MC: Quý vị và các bạn thân mến những thông tin vừa rồi cũng đã khép lại 30 phút chương trình PTTT Nhịp cầu pháp luật của Đài PTTH Quảng Trị hôm nay với khách mời  Luật sư Lê Tấn Phong, văn phòng luật sư Thiên Phong đến đây xin tạm dừng. Một lần nữa xin cảm ơn Luật sư Lê Tấn Phong  đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích với chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tàm biệt. /.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Việt Thanh 19/06/2023 09:27 Lê Vĩnh Nhiên 20/06/2023 15:39
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà