Chuyên mục Hướng Hóa số 1 tháng 12
Danh mục
Hướng Hóa phát triển và hội nhập
NỘI DUNG

Chuyên mục Hướng Hóa phát triển và hội nhập ( Số 1 tháng 12)

Kính chào quý vị, mời quý vị theo dõi chuyên mục Hướng Hóa phát triển và hội nhập số 1 tháng 12 với những nội dung sau:

-         Vào vụ thu hoạch cà phê tại  huyện Hướng Hóa thu hút và tạo việc làm cho nhiề lao động ở vùng đồng bằng và đồng bào ở các xã vùng bản.

-         Hiệu quả mô hình sản xuất chuối chiên chân không mở ra hướng mới trong tiêu thụ sản phẩm chuối ở Hướng Hóa.

-        

MC: Kính thưa quý vị, mặc dù mới đi vào hoạt được hơn 2 tháng nhưng mô hình mô hình sản xuất chuối chiên chân không của chị Trần Thị Hoài Nhung, thôn An Tiêm, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, được người tiêu dùng đón nhận. Đặc biệt, sự ra đời của cơ sở sản xuất đã góp phần tích cực trong việc giúp người trồng chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa tìm được thêm một hướng  đầu ra ổn định sản phẩm nông nghiệp của mình.

( Đọc) Gia đình chị Trần Thị Hoài Nhung ở thôn An Tiêm, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa trước đây chủ yếu trồng chuối để cung cấp các cho thương lái Trung Quốc và Thái Lan, nhưng giá cả rất bấp bênh, không ổn định. Cuối năm 2017, khi được trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ kĩ thuật và 35 triệu đồng chị đã mạnh dạn đầu tư thêm 300 triệu đồng để láp ráp hệ thống máy móc sản xuất chuối chiên chân không. Sau hơn 2 tháng tự chế biến nông sản do mình làm ra, đến nay cơ sở của chị đã sảm xuất được hơn 1 tấn chuối sấy khô đạt chất lượng được thương lái và người tiêu dùng trên địa bàn đón nhận. Với giá bán từ 7 đến 8.000/kg sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng chị thu nhập thêm hơn 8 triệu đồng.

Phỏng Vấn: Chị Trần Thị Hoài Nhung – Thôn An Tiêm – xã Tân Thành

Phỏng vấn: Ông Đặng Văn Lâm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành.

Hệ thống sản xuất chuối chiên chân không của chị Chị Trần Thị Hoài Nhung là hệ thống sử dụng công nghệ mới, không dùng chất bảo quảnkhông dùng chất hỗ trợ tăng độ sáng màu… là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, nên rất tốt cho sức khỏe và an toàn thực phẩm . Công nghệ này giúp giữ lại mùi vị đặc trừng tự nhiên và giữ tối đa hàm lượng dinh dưỡng. Đồng thời kết hợp với quy trình điều chỉnh nhiệt độ thích hợp giúp giữ được cấu trúc chuối nhưng vẫn giòn xốp màu vàng tươi tự nhiên. Mô hình này áp dụng thành công được coi là hướng đi mới cho người dân trong việc tìm đầu ra ổn định sản phẩm nông nghiệp của mình. Đồng thời hiện sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền đại phương trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Phỏng vấn Ông: Lê Gia Bảng – Chủ tịch Hội Nông dân Hướng Hóa:

Thực tế cho thấy, mặc dù mới thành lập nhưng mô hình sản xuất chuối chiên chân không của chị Trần Thị Hoài Nhung đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, cung cấp ra thị trường sản phẩm chuối sấy an toàn, chất lượng. 

 

Hướng Hóa: Nghề hái cà phê đem lại thu nhập khá cho bà con lúc nông nhàn

MC ( Nhịp sống vùng cao): Hàng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 10 trở đi, trên địa bàn huyện Hướng Hóa cần nhiều nhân công để hái cà phê cho kịp thời vụ. Với nhiều lao động phổ thông, việc thu hoạch cà phê cũng được xem là một nghề trong lúc nông nhàn, có thêm chút ít vốn liếng để về quê làm ăn, trang trải cuộc sống.

( Đọc)Sau khi bà con nông dân thu hoạch xong vụ Hè thu thì cũng là lúc các vùng trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Tranh thủ thời gian nhàn rỗi đông đảo lao động từ các xã vùng đồng bằng và bà con dân tộc Vân kiều pako ở các bản làng trên địa bàn huyện Hướng Hóa cũng tích cực tham gia thu hoạch cà phê cho các nhà vườn. Mỗi ngày, trừ chi phí ăn ở, mỗi lao động được chủ vườn trả khoảng 180 ngàn đồng/ngày, đến lúc cao điểm tăng lên 200 ngàn đồng/ngày.

Băng phỏng vấn chị Hồ Thị Duông – xã A Túc - huyện Hướng Hóa.

PTV Đọc dịch:

Sau mỗi mùa cà phê, chị em chúng tôi có thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Số tiền này, chúng tôi gom góp để mua sắm phương tiện sản xuất hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình, muốn thoát nghèo thì bản thân gia đình phải luôn nỗ lực vươn lên, chứ không thể trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mãi được.

Băng phỏng vấn chị: Trương Thị Phương – xã Triệu Thuận – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị.

 

Trung bình mỗi vụ thu hoạch cà phê, huyện Hướng Hóa đón hàng trăm lao động từ các xã vùng đồng bằng lên đây hái cà phê để cải thiện thu nhập. Mặc dù là lao động phổ thông nhưng mỗi người hái đều cần phải có kinh nghiệm, nếu hái không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị thu hoạch trong những vụ mùa sau. Vì vậy, không những có thêm việc làm, thu nhập, nhiều lao động phổ thông là lực lượng  góp phần giúp cho các nhà vườn thu hoạch cà phê kịp thời vụ, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Băng Phỏng vấn anh: Phan Hùng Phương – chủ vườn cà phê tại xã Hướng Phùng – huyện Hướng Hóa.

 

MC: CM Hướng Hóa  phát triển và hội nhập số 1 tháng 12 đến đây xin tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã theo dõi và hẹn gặp lại trong các CM sau. Xin kính chào tạm biệt!

 

Giới thiệu:

-         Vào vụ thu hoạch cà phê tại  huyện Hướng Hóa thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động ở vùng đồng bằng và đồng bào ở các xã vùng bản.

-         Hiệu quả mô hình sản xuất chuối chiên chân không mở ra hướng mới trong tiêu thụ sản phẩm chuối ở Hướng Hóa.

Là những nội dung sẽ được đề cập trong CM Hướng Hóa phát triển và hội nhập số 1 tháng 12. Mời quý vị và các bạn theo dõi trên sóng truyền hình vào lúc 19h45 ngày 6/12 và 6h, 11h15 ngày 7/12!

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 05/12/2017 07:58 Lê Vĩnh Nhiên 05/12/2017 14:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà