Cuộc sống muôn màu (Khó khăn trong việc niêm yết giá cả)
Danh mục
Cuộc sống muôn màu
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

  

Cuộc sống muôn màu

Phát sóng ngày 22/1

Thúy Hằng và…rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Cuộc sống muôn màu của Đài PTTH Quảng Trị. Những người thực hiện chuyên mục xin kính chúc quý vị có ngày đầu tuần vui vẻ.

Thưa quý vị và các bạn. Trong chuyên mục Cuộc sống muôn màu ngày hôm nay. Thưa quý vị và các bạn, thời gian qua, tình trạng không niêm yết giá, nói thách “vô tội vạ” gần như trở thành chuyện thường ngàydiễn ra ở các chợ trên địa bàn tỉnh. Thực tế ấy khiến chủ cửa hàng trở thành người “cầm trịch”, quyết định giá bán, còn khách vẫn phải giữ thói quen mặc cả nhiều bất lợi. Và vấn đề Niêm yết giá vẫn là câu chuyện dài. Trong chuyên mục hôm nay, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Khó khăn trong việc niêm yết giá cả” của PV Mỹ Nhị. Tiếp đó là bài viết “Nghề săn ốc đá” của tác giả Thu Ngọc.

Nhạc cắt

Bài 1: Khó khăn trong việc niêm yết giá cả.

MC: Mở đầu chuyên mục, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Khó khăn trong việc niêm yết giá cả” của PV Mỹ Nhị.

Thưa quý vị và các bạn. Hiện nay, việc niêm yết giá diễn ra chủ yếu ở các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng lớn… trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, tại hầu hết chợ, hàng hóa vẫn được bán dưới hình thức mặc cả. Thường xuyên đi chợ để mua sắm cho gia đình,

Băng: Chị Trần Thị Giang (trú tại thành phố Đông Hà) chia sẻ: “Nói thật, giá cả ở chợ chẳng biết đường nào mà lần, đặc biệt là với mặt hàng áo quần, giày dép... Nhiều khi chủ quầy“nhìn mặt nói thách” nên mình rất khó để mua hàng với giá cả chính xác, hợp lý”.

Từ thực tế ấy, nhiều khách hàng truyền tai nhau bí quyết “nói cả, trả nửa” mỗi khi đi chợ. Tuy nhiên, họ vẫn thấp thỏm khi mua hàng bởi nếu trả giá ít hoặc không trả thì bị hớ, còn trả quá nhiều lại chứng kiến thái độ khó chịu, thậm chí bị chủ quầy chửi đổng.

Khác với chị Giang, theo thói quen,một số người đi chợ lại ít quan tâm đến giá cả niêm yết. Điều này làm người bán hàng “được đà” nâng giá sản phẩm lên cao. Thậm chí, có những hộ kinh doanh nâng giá sản phẩm lên hơn giá gốc từ 70 – 100%. Thế mới có chuyện, một số người trả giá xuống 2/3 mà chủ cửa hàng vẫn bán như thường.

Băng: Bà Đinh Thị Hường (trú tại thành phố Đông Hà) kể: “Cùng một chiếc áo nhưng mỗi khách hàng mua một giá, có khi chênh nhau cả trăm ngàn. Có lần, tôi và con gái đi mua áo ấm ở chợ Đông Hà. Chủ quán hô giá một triệu mốt nhưng con gái tôi chỉ trả 400 ngàn đồng. Sau một hồi kỳ kèo, chủ cửa hàng chấp nhận bán với giá 450 ngàn đồng. Mua rồi nhưng chúng tôi vẫn hồ nghi, chẳng biết mình còn bị hớ nhiều không?”.

Trong khi đó, một thực tế “tấu hài” khác lại diễn ra là một số cửa hàng niêm yết giá rõ ràng nhưng chủ và kháchvẫn mua bán theo hình thức trả giá như thường. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý khách hàng. Một chủ cửa hàng giày dép ở chợ Đông Hà cho biết: “Khách hàng thường kêu chủ tiệm giảm giá bán nếu không thì tìm mua ở quầy khác. Thế nên, mình phải nâng giá lên một chút để giảm hai, ba chục. Đây là cách để giữ khách trong thời buổi người khôn, của khó như hiện nay”.

Dạo một vòng quanh các chợ trung tâm trên địa bàn, theo ghi nhận của chúng tôi, khá ít cửa hàng niêm yết giá công khai, trường hợp có cũng không thực hiện đúng quy định. Ở một số cửa hàng quần áo, hàng gia dụng, chủ quầy niêm yết giá theo hình thức đối phó để qua mắt lực lượng chức năng. Thông thường, bảng giá được ghi không rõ ràng, đã mờ mịt, in khổ rất nhỏ hoặc đặt ở vị trí khó thấy và chỉ niêm yết một bộ phận các mặt hàng bày bán. Riêng với mặt hàng thực phẩm tươi sống, gia vị thì hầu như không niêm yết giá. Theo các tiểu thương, giá cả những loại hàng hóa này thay đổi hàng ngày, thậm chí từng giờ. Trong khi đó, họ buôn bán hàng trăm mặt hàng, không thể suốt ngày chỉ ngồi ghi giá.

Bằng cách “phớt lờ” việc niêm yết giá, chủ cửa hàng trở thành người nắm giá cả trong tay. Vì thế, khi thị trường biến động, họ sẽ cho giá cả lên xuống dưới dạng “té nước theo mưa”. Có thời điểm giá xăng dầu tăng, các mặt hàng ở chợ dù không bị tác động trực tiếp hoặc đã được nhập về từ trước vẫn mặc nhiên tăng giá theo tâm lý đám đông. Khi chủ hộ kinh doanh “cầm trịch” về giá thì người tiêu dùng tất yếu chịu thiệt.

Mặc dù có quy định từ lâu nhưng việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Phần đông tiểu thương cho rằng, việc thực hiện niêm yết giá khá phiền phức trong bối cảnh giá cả thường xuyên thay đổi như hiện nay. Trong khi đó, các lô quầy tại chợchủ yếu có quy mô nhỏ, giá trị hàng hóa không lớn. Ở nhiều quầy,hàng hóa lên đến vài trăm loại, cóloại giá trị thấp nên chủ quầy ngại niêm yết. Riêng những gánh hàng rong hay người bán lẻ con cá, mớ rau thì việc niêm yết giá là điều “trái khoáy”. Trong khi đó, bản thân nhiều khách hàng vẫn còn có tâm lý “ưa” mặc cả, trả giá.Họ chỉ đồng ý mua khi chủ cửa hàng chấp nhận giảm giá bán dù dăm ba ngàn.Điều này cũng góp phần làm thực trạng nói thách nảy sinh.

Nhạc cắt

Bài 2: Vào rừng săn ốc đá

Cái nắng bỏng rát đầu hè khiến bước chân đồng bào vùng cao thêm nặng trĩu mỗi khi lên nương. Vì lẽ mưu sinh, người dân chuyển sang kiểm sống vào ban đêm và gắn bó với nghề săn ốc đá. Đổ bao mồ hôi, niềm vui lớn nhất của họ là có bát cơm ấm lành.

Hai giờ sáng, trời tối đen như mực, bà Hồ Thị Thương (trú tại bản Xa Vy, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông) lay các con dậy, chuẩn bị vào rừng bắt ốc đá. Họ cẩn thận kiểm tra đèn pin, đeo A chói lên vai, cầm chiếc A nuộc chuyên dùng để xúc ốc… rồi tất tả lên đường. Suốt mấy hôm nay, hôm nào, mẹ con bà Thương cũng vào rừng giữa đêm tối mịt mùng như vậy. Bà cho biết: “Mùa này ốc đá xuất hiện nhiều. Nửa đêm, chúng chui ra từ hang hốc, bám vào tảng đá. Hễ thấy ánh sáng đèn pin, ốc vội co lại, rơi xuống nước. Mình chỉ việc lấy A nuộc xúc thôi”. Thực ra, các con khe, con suối gần bản Xa Vy cũng có khá nhiều ốc đá. Thế nhưng, dân bản không ưa chuộng.

Theo bà Pỉ Thơm, người hơn 10 năm gắn bó với nghề săn ốc đá: Băng – đọc dịch “Các con suối trong rừng sâu thường trong, sạch, ít bùn hơn nên ốc sinh trưởng tốt. Vả lai, ốc ở đây thường dày ruột, có hương vị đặc trưng do ăn các loại rong rêu, lá, rễ cây rừng… Vì vậy, dù để nấu ăn hay bán, chúng tôi cũng cố gắng vào khe, suối trong rừng, tìm về loại ốc tốt nhất”.

Không chỉ những người già như bà Hồ Thị Thương, Pỉ Thơm mà các em nhỏ vùng cao cũng tranh thủ vào rừng săn ốc đá vào ngày nghỉ. Nhà ở bản Ba Ngào (xã Đakrông, huyện Đakrông) nhưng em Hồ Khăm Rai và các bạn vẫn cất công vượt 5 km đường rừng, lên đầu nguồn con suối Ka Lu để tìm ốc. Dù mới học lớp 5 nhưng thâm niên vào rừng bắt ốc đá của Rai đã tròn 3. Hôm nay, đồng hành với cậu là 6 người bạn cùng bản. Các em rời nhà từ 8 giờ tối, tìm, xúc ốc một lượt. Sau đó, Rai và bạn ngủ lại ở chiếc lán dựng tạm trong rừng, rồi dậy vào lúc nửa đêm để tiếp tục công việc. “Trước đây, em đi với các bạn cho vui thôi. Sau này, thấy bán ốc có tiền nên em bắt để đỡ đần bố mẹ. Đi xúc ốc thế này mệt nhưng cũng vui lắm” – Rai hồn nhiên chia sẻ.

Mặc dù gắn bó với nghề săn ốc đá nhiều đời qua nhưng người dân huyện Đakrông vẫn chưa thể hiểu hết đặc tính sinh học của loài động vật này. Thông thường, tầm tháng 4 khi những cơn mưa hối hả đổ xuống, ốc đá bắt đầu xuất hiện. Khoảng nửa đêm, trời thanh mát, gió mát, ốc bò ra nhan nhản. Anh Hồ Văn Trung bảy tỏ: “Không biết chúng bò ra từ đâu, để làm gì nhưng nhiều lắm. Mình xúc mỏi tay mà vẫn không hết. Rồi qua mùa, chúng lại… dắt nhau đi đâu mất”.

“Buôn có bạn, bán có phường”, người dân ở các bản làng thuộc huyện miền núi Đakrông thường đi săn ốc theo nhóm, chí ít cũng gồm 3 người. Họ nhiệt tình chia sẻ nhau thông tin về địa điểm có nhiều ốc đá cũng như các ngón nghề. Trường hợp đi một mình, tuy có thể mang về nhiều “lộc rừng” nhưng khổ chủ sẽ chẳng biết kêu ai nếu gặp trường hợp nguy cấp. Mới đây, vì mải mê bắt ốc đá, anh Hồ Văn Hùng bị rắn cắn. Nếu không có mọi người kịp thời cõng từ rừng về trạm y tế, tính mạng của anh đã bị đe dọa. Gắn bó với nghề săn ốc đá, ông Hồ Văn Phi cũng không ít lần thót tim. Mới đây nhất, do bám vào vách đá rêu phủ xanh rì, ông Phi luống cuống tuột tay, rơi từ trên cao xuống khiến chân bị bong gân, xây xước khắp người. “May mà hôm ấy có đứa cháu đi cùng, không thì chẳng biết phải xoay sở thế nào” – Ông Phi thở phào chia sẻ.

Thấy ốc đá mang lại “đồng vào, đồng ra”, dân bản tham gia săn tìm thứ sản vật này ngày càng đông. Để bắt được nhiều ốc, bà con quyết định đi xa hơn, lên tít vùng thượng nguồn, giáp ranh với huyện bạn. Một số người đi săn ốc đá ròng rã 3, 4 ngày mới về nhà. Trường hợp suôn sẻ, họ có thể kiếm được một gùi đầy ốc. Thế nhưng, đôi khi dân bản đành ôm nỗi thất vọng trở về.  

Thực tế, hầu hết những người gắn bó với nghề săn ốc đá đều nghèo. Trước đây, họ chuyên bắt ốc, làm sạch nấu với các loại rau rừng để lót dạ. Từ ngày ốc đá được người Kinh ưa chuộng, món ăn thanh đạm ấy bỗng chốc trở thành “đặc sản” đối với bà con. Thành ra, sau khi đi săn ốc về, họ đều tất tả mang đi bán. Một người dân địa phương cho biết:

Băng – đọc dịch “Mình ngồi bán cả ngày, đến khi nào hết ốc thì về nhà. Lúc bán ế mới nghĩ đến việc nấu để ăn. Mỗi lần như vậy, bọn trẻ rất mừng vì có bữa… cải thiện. Thế nhưng, miếng ăn trong miệng vợ chồng mình lại đắng ngắt. Chẳng biết nay mai cả nhà có gạo mà ăn hay không”.

Ngày nay, ốc đá trở thành “đặc sản”, được rất nhiều người ưa chuộng. Ở miền xuôi, mỗi lần thực khách khen ốc thơm, ngon, chủ quán lại đon đả giới thiệu: “Ốc bắt từ các con khe, con suối trong rừng ở huyện Đakrông đấy”. Sự thơm ngon của món ăn này có lẽ phần nào kết tinh từ giọt mồ hôi mặn chát của người dân vùng cao.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 20/01/2018 09:20 Võ Nguyên Thủy 31/01/2018 14:29
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà