Phóng sự tết: Ngày xuân nói chuyện phong tục ăn cau trầu
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG

Phóng sự: PHONG TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ

MC ( Dẫn hiện trường): Thưa quý vị và các bạn, Một năm bắt đầu từ mùa xuân. Còn ông cha ta vẫn thường nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy thì ngày xuân có lẽ ta nên bắt đầu với những câu chuyện thú vị từ miếng trầu, một phần không thể tách rời của nền ẩm thực và văn hóa nước nhà.  Trong những ngày xuân mới ấm áp này chúng tôi về với làng Hà Thượng, thuộc xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Ở làng này phong tục ăn cau trầu vẫn luôn được giữ gìn từ bao đời nay.

Hình ảnh đầu tiên khi đến làng Hà Thượng chính là những hàng cau thẳng tắp. Từ muôn đời nay, với ngôi làng này những cây cau vườn trầu vẫn luôn gắn liền với người dân nơi đây. Và cũng từ đây mà người dân ở trong làng vẫn duy trì được tục ăn trầu. Với họ ăn cau trầu không chỉ là những dịp giỗ chạp, hay lễ tết mà trong những ngày bình thường người dân làng Hà Thượng vẫn ngồi lại với nhau để ăn cau trầu.

MC trò chuyện với ông Lê Văn Diêu ở làng Hà Thượng, xã Gio Châu (Nói về phong tục ăn cau trầu của làng)

Ngày trước, hầu hết nhà nào ở làng Hà Thượng cũng trồng trầu, trồng cau. Vừa đến đầu làng là có cây cau vườn trầu. Bởi với người dân trồng trầu vừa để ăn đồng thời trồng trầu vừa để bán. Qua thời gian, người dân trồng trầu, trồng cau ít lại. Tuy không còn trồng nhiều trầu và cau như trước nữa, nhưng nhà nào cũng có cây cau cây trầu trong vườn để lưu lại tục ăn trầu của làng từ bao đời nay.

                                                                                                                                                                                   MC trò chuyện với bà Lê Thị Em: Nói về những dụng cụ mà các cụ ông, cụ bà trong làng giữ lại để ăn trầu.   

PV Ông Nguyễn Hữu Đới-làng Hà Thượng, xã Gio Châu, huyện Gio Linh ( Nói về những nét đẹp còn giữ lại của tục ăn trầu)                                                                       

Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng những dấu tích vật chất chủ yếu là từ những bộ dụng cụ ăn trầu, trong đó phải kế đến bình vôi. Trong gia đình người Việt, bình vôi được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được gọi là ông bình vôi, ông vôi.

MC( dẫn hiện trường) Thưa quý vị và các bạn!  Dây nơ rễ má với vôi còn có bình côi, vè con nít ở Quảng Trị quen gọi “trọc trọc bình vôi”, là chỉ một loài bình hình củ (củ bình vôi), miệng nhỏ, không có nắp đậy chỉ vừa để thọc cái chìa vào lấy vôi têm trầu. Những ông Bình vôi ở Quảng Trị được khai quật khảo cổ bình vôi ở làng Tân Minh, dưới chân động Ông Vôi của Bảo tàng tỉnh Quảng Trị vào hồi tháng 7 năm 1994.                                                                

                                                                                                                                                                                      Và hiện tôi đang đứng tại gian trưng bày ông bình vôi của Bảo tàng tỉnh Quảng Trị. Đây là  những ông bình vôi này được Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ tại làng Tân Minh thuộc xã Gio Thành, huyện Gio Linh.

Tục xưa, các cụ già đều sắm cho mình bộ đồ ăn trầu riêng, gồm có: cơi đựng trầu bằng đồng hoặc quả trầu sơn khảm xà cừ, chìa vôi, ống nhổ, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy, túi đựng trầu và quan trọng nhất là bình vôi. Bình vôi được coi là vật biểu trưng của “văn hóa trầu Việt”. Những ông bình vôi này thì được làm bằng đất nung, gốm, sứ, đồng, bạc... với nhiều hình thù. Bình vôi thường có dáng tròn vẹt, trổ một lỗ tròn làm miệng ở vai bình, trên chóp có quai xách dùng để chứa vôi đã tôi, sền sệt màu trắng dùng để ăn trầu. Bình vôi khi sử dụng đã cạn thì đổ thêm vôi đã tôi vào, lâu ngày lớp vôi cũ bám chặt vào thành bình phía trong và cứng dần, không thể nạo ra khiến lòng bình và miệng bình hẹp dần. Theo tục lệ, thay vì vứt bỏ bình vôi, chủ nhân của nó mang đặt ở gốc cây cổ thụ trong làng… Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Và những vật dụng dùng trong tục ăn trầu như “ông” bình vôi vẫn còn nguyên giá trị, là dấu ấn của một phong tục tập quán mà người dân đất Việt đã lưu giữ từ ngàn đời nay.

PV Ông Nguyễn Bình-Phó GĐ sở khoa học và công nghệ ( Nói về sự tích khai quật bình vôi ở bảo tàng)

 “ Ru em em théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Do…”

Từ câu ca dao mua vôi chợ Quán, chợ Cầu kia và di chỉ trên hai ngàn bình vôi khai quật được ở vùng đất Gio Linh gợi nên cái gốc mà câu ca dao cắm vào (chợ Quán/chợ Cầu/ chợ Do ở Quảng Trị) có sức lan tỏa ra trong vùng, để rồi khi đi vào kinh đô Huế, biến thành chợ Dinh, Nam Phổ...

PV Ông Nguyễn Bình-Phó GĐ sở khoa học và công nghệ( Nói về những địa danh gắn liền với tục ăn cau trầu ở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị)

Bởi lẽ có quá nhiều lý do để gắn những cái tên như chợ Cầu của vùng đất Gio Linh đi vào ca dao  như thế nên người con Hà Thượng xa quê lúc nào cũng chỉ nhớ miếng trầu đỏ thắm nơi quê nhà. Ăn miếng trầu của làng Hà Thượng thấy cay cay nồng nồng, nhưng ngọt mặn mà của lòng hiếu khách và truyền thống quý báu vẫn còn được lưu giữ qua bao đời ở nơi đây.

Những ngày xuân này, rảo bước trên con đường làng quen thuộc đã thấy xuân đang về. Và trong những mái nhà, người dân lại tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên nào là hoa quả, bánh trái và có cả dĩa cau trầu. Và rồi trong những ngày tết đến, trên mỗi bàn thờ gia tiên cũng không thể thiếu dĩa cau ngọn trầu. Người dân nơi đây quan niệm, ngày Tết có thể thiếu bánh chưng, thiếu đào quất, nhưng phải lo sắm đủ cau trầu cho ba ngày. Bởi hình ảnh cau trầu như một sợi chỉ nối liền mạch nguồn văn hóa ẩm thực từ ngàn xưa cho đến hôm nay.

MC: Thưa quý vị và các bạn! Phong tục ăn trầu có từ lâu đời, đối với làng Hà Thượng cho đến hôm nay vẫn lưu giữ được phong tục này. Bởi với họ, ăn cau trầu đã trở thành một thói quen trong cuộc sống thường vì nó như một nét văn hóa đặc trưng của người Việt luôn được người dân giữ gìn.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 02/02/2018 16:28 Lê Vĩnh Nhiên 07/02/2018 13:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà