NGHỊCH LÝ CHỢ KÊNH
Danh mục
Mỗi tuần một chuyện
NỘI DUNG
Lời dẫn : MTMC: NGHỊCH LÝ CHỢ KÊNH TRUNG SƠN- GIO LINH. (Xuân Dũng-Biên Cương) -Đón xem: ptv đọc Đây là những hình ảnh của chợ Kênh cũ của xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, một ngôi chợ già nua, xập xệ, chật chội, mất vệ sinh và ngày càng xuống cấp, mọi người đang chen chúc nhau; còn cách đó không xa ngôi chợ mới với bề ngoài có vẻ khang trang, rộng thoáng thì hầu như vắng bóng người. Nghịch lý này do đâu mà có và đang nói lên điều gì để từ đó cần được lắng nghe và giải quyết? Nội dung này sẽ được phản ánh trong c/m MTMC được phát sóng vào ngày chủ nhật 8/4, vào lúc 6g, 11g15 và 20g20. Mời quý vị và các bạn đón xem. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong cuộc sống hàng ngày thì chợ truyền thống có một vai trò hết sức quan trọng đối với người dân trong giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, là địa chỉ thương mại đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Vì vậy nhu cầu có một ngôi chợ ổn định, khang trang và văn minh là mong muốn không chỉ của bà con tiểu thương mà còn là ước nguyện của nhân địa phương. Tuy nhiên những thông tin mà chúng tôi chuyển tải dưới đây lại cho thấy một nghịch lý rất cần được quan tâm giải quyết. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi

-Lời:

Người dân xã Trung Sơn thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và những vùng lân cận vốn dĩ quen thuộc với ngôi chợ truyền thống từ xưa đến nay, tục gọi là chợ Kênh. Chợ quê ngày trước không chỉ là nơi buôn bán của cư dân địa phương mà còn là một nét văn hóa. Nhưng với tình cảnh hiện nay như ngôi chợ cũ này thì mọi chuyện đã không còn như trước.

Đập vào mắt chúng tôi là quang cảnh một ngôi chợ quê đã quá tải, chật chội, tạm bợ và ô nhiễm. Từ nhiều năm nay tiểu thương buôn bán nơi đây đã làm ăn mưu sinh trong một điều kiện không mấy dễ chịu nếu không nói là thiếu thốn nhiều thứ cần thiết mà lẽ ra cần phải có của một ngôi chợ văn minh. Từ ngày này sang ngày khác họ vẫn sống chung với những lều quán ngày càng xuống cấp, với đường sá đi lại trong chợ khá tạm bợ, với vệ sinh môi trường khó lòng chấp nhận được cho dù ở mức tối thiểu. Người bán, người mua và cả khách qua đường vãng lai đều phải chấp nhận hay nói đúng hơn buộc lòng phải chấp nhận một hoàn cảnh không ai mong muốn. Nó lại càng xuống cấp trầm trọng vì không được đầu tư khi có thông tin về một ngôi chợ mới. Ngoại trừ việc thuận lợi cạnh đường giao thông huyết mạch thì mọi sự thật không như ý trước  hiện trạng kéo dài từ nhiều năm nay.

*Chị Lê Thị Thanh, tiểu thương chợ Kênh, Trung Sơn, Gio Linh, nói (nêu khó khăn)

*Chị Lê Thị Huệ, nt, nói (nêu bất cập)

Trước tình hình này chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã có kế hoạch xây dựng chợ Kênh mới để phục vụ cho việc giao thương ở xã Trung Sơn và khu vực xung quanh với kinh phí 7 tỷ đồng. Khách quan mà nói việc xây dựng ngôi chợ mới là rất cần thiết trong bối cảnh như đã nói ở trên để phục tốt cho nhu cầu dân sinh thiết thực hàng ngày, và từ đó tạo dựng môi trường văn minh nông thôn ở các vùng quê trong tình hình nguy cơ ô nhiễm môi trường và những yếu tố bất lợi khác đang ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

*Ông Trần Văn Cường, phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn, Trưởng BQL chợ Kênh, nói (việc hình thành chợ mới để xây dựng nông thôn mới)

Tuy nhiên khi chợ mới đã xây xong thì lại phát sinh những yếu tố có vẻ bất ngờ và bất lợi làm nảy sinh những nghịch lý cần được quan tâm tìm hiểu để có phương án giải quyết hự lý hợp tình.

*Pv Xuân Dũng dẫn hiện trường (chợ mới nhưng vắng vẻ…)

Quan sát bề ngoài thì vị trí ngôi chợ mới nằm cạnh các trục đường giao thông huyết mạch đi qua xã Trung Sơn cũng như các vùng xung quanh, các đình chợ và các công trình liên quan như điện, nước, hệ thống phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy cũng đã hình thành khá đầy đủ. Tuy vậy một câu hỏi không thể không đặt ra là vì sao toàn bộ chợ mới có 116 lô quầy thì qua đấu giá đợt một vào cuối năm 2017 chỉ có 5 hộ kinh doanh tham gia và Trung tâm đấu giá tỉnh  sắp tổ chức đấu giá đợt hai vào tháng 4/218 nhưng xem ra cũng không thu hút được tiểu thương địa phương. Tìm hiểu nội tình chúng tôi được biết mỗi lô quầy có diện tích 5 mét vuông trong đình có giá sàn từ hơn 40 triệu đồng đến gần 60 triệu đồng. Qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con tiểu thương chợ Kênh cũ thì nhiều khó khăn, vướng mắc đang khiến người dân đang có nhiều băn khoăn, lo lắng khi muốn sang chợ mới.

*Chị Lê Thị Thanh, nói (giá cao, lô quầy hẹp, khó kinh doanh)

*Chị Lê Thị Huệ, nói (Gía cao, trả tiền một lần rất khó khăn)

Chợ cũ thì xuống cấp, chật chội và ô nhiễm, bất tiện nhiều bề nên bà con tiểu thương hầu như đều muốn sang chợ mới buôn bán mưu sinh nhưng lại đứng trước những khó khăn không thể tự mình giải quyết. Nếu nguyện vọng của người dân là chính đáng và hợp lý thì chính quyền cơ sở, ban quản lý chợ và cấp có thẩm quyền cần phải lắng nghe và giải quyết kịp thời. Vì điều này gắn liền với chuyện cơm áo gạo tiền của hàng trăm hộ kinh doanh và gia đình của họ, liên quan mật thiết đến chuyện buôn bán giao lưu, đến nhu cầu dân sinh của cả xã Trung Sơn và các vùng quê lân cận.

*Ông Trần Văn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn, nói (đề xuất cấp trên…)

Câu chuyện chợ Kênh cũng là một bài học kinh nghiệm cần thiết không chỉ có giá trị cho xã Trung Sơn. Việc thiết kế lô quầy với diện tích bao nhiêu cho hợp lý, lối đi và di chuyển hàng hóa trong lô quầy làm thế nào cho thuận tiện cho tiểu thương và đương nhiên cả vấn đề giá cả, phương án thu tiền đấu giá cũng là những nội dung quan trọng cần được bàn bạc thấu đáo và tham vấn ý kiến người dân. Bởi chợ xây ra trước hết là phục vụ người dân, làm lợi cho dân , phải tranh thủ được  sự đồng thuận của người dân, phục vụ tốt và lâu dài cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phải tạo điều kiện cho dân giàu thì nước mới mạnh và quê nhà mới đi lên đúng nghĩa. Còn bây giờ thì bà con xã trung Sơn và dư luận đang mong chờ một phương án giải quyết tối ưu để phục vụ tiểu thương khai thác tốt công năng của chợ Kênh mới, tránh lãng phí tiền của, quỹ đất và ảnh hưởng đến tâm tư cũng như công việc mưu sinh của người dân.

-Ptv chào cuối:

Qúy vị và các bạn thân mến! Chợ mới nếu chọn được vị trí thích hợp thì ai cũng muốn và tìm kiếm được nguồn kinh phí và mặt bằng để xây chợ cũng là điều không đơn giản. Nhưng nếu xây chợ xong mà vì những lý do nào đó, tiểu thương không muốn vào thì cần nghiêm túc xem xét và giải quyết trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị để bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân. Xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 04/04/2018 12:24 Võ Nguyên Thủy 05/04/2018 08:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà