Tàu 67. Vướng mắc khó tháo gỡ
Danh mục
Mỗi tuần một chuyện
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Sau 4 năm triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, Quảng Trị có 25 tàu đánh cá được đóng mới, 93 tàu được nâng cấp với khát vọng vươn khơi xa đánh bắt thủy sản hiệu quả.  Tuy nhiên trên thực tế tại các địa phương, những ngư dân sở hữu nhưng con tàu sắt đang bế tắc trong việc trả nợ ngân hàng. Năng lực đánh bắt trên biển kém hiểu quả, sản lượng thấp dẫn đến nguồn thu nhập ít, ngư dân đang đứng trước nguy cơ nợ nần chồng chất.  Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiên đang thực sự khiến những chiếc tàu 67 không thể phát huy được hiệu quả của mình
CHUYÊN MỤC MỖI TUẦN MỘT CHUYỆN 2.9

TÀU “67” – NHỮNG VƯỚNG MẮC KHÓ GỠ
Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Sau 4 năm triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, Quảng Trị có 25 tàu đánh cá được đóng mới, 93 tàu được nâng cấp với khát vọng vươn khơi xa đánh bắt thủy sản hiệu quả.  Tuy nhiên trên thực tế tại các địa phương, những ngư dân sở hữu nhưng con tàu sắt đang bế tắc trong việc trả nợ ngân hàng. Năng lực đánh bắt trên biển kém hiểu quả, sản lượng thấp dẫn đến nguồn thu nhập ít, ngư dân đang đứng trước nguy cơ nợ nần chồng chất.  Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiên đang thực sự khiến những chiếc tàu 67 không thể phát huy được hiệu quả của mình.
Một ngày đầu tháng 9, vợ chồng anh Bùi Đình Trầm, chủ tàu cá vỏ thép có giá trị đóng mới 19,5 tỷ đồng  chuẩn bị ngư lưới cụ, vật dụng thiết yếu cho chuyến ra khơi dài ngày. Tuy nhiên, anh Trầm cũng không dám chắc chuyến đi tới đây có đủ chi phí thợ thuyền và tiền cho kỳ trả nợ lãi ngân hàng sắp tới không.  Chiếc tàu cá của Anh Trầm được đóng mới theo Nghị định 67 của chính phủ với kinh phí 19,5 tỷ đồng. Khi triển khai thực hiện các thủ tục vay vốn, anh được ngân hàng Công thương Quảng Trị tư vấn vay vốn theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư theo quyết định 47 năm 2016. Nghĩa là sau khi hoàn thiện con tàu, anh Trầm sẽ nhận được 35 % tiền hỗ trợ theo nghị định của Chính phủ. Thực tế, con tàu của anh hoàn thành hơn 1 năm nay nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ sau đầu tư với số tiền hơn 6,4 tỷ đồng. Giờ đây, mỗi tháng gia đình anh phải trả tiền lãi ngân hàng 130 triệu đồng. Những chuyến đi biển kể từ đầu năm cũng không đủ thu nhập để trả lãi ngân hàng.  Khó khăn đang chồng chất khó khăn đối với ngư dân này.
Phỏng vấn anh Bùi Đình Trầm. 
Chủ tàu
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Chi, Vợ anh Bùi Đình Trầm.
Tính đến tháng 7 năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị các ngân hàng thương mại đã  ký hợp đồng tín dụng cho vay đối với 117 chủ tàu cá. Trong đó có 25 tàu đóng mới và 93 tàu nâng cấp. Tổng số tiền cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ là 436 tỷ đồng.  Ngoài ngư dân Bùi Đình Trầm đang gặp vướng mắc khi chưa nhận được tiền hỗ trợ sau đầu tư  thì tại Quảng Trị vẫn đang có nhiều chủ tàu khác cũng không đủ khả năng chi trả nợ và lãi ngân hàng hàng tháng, hàng quý. Theo thống kê của hệ thống ngân hàng triển khai cho vay theo nghị định 67, số dư nợ quá hạn tàu 67 đã lên đến 147 tỷ đồng và bị đưa vào nợ xấu, khó có khả năng chi trả. Trước những khó khăn đó, nhiều gia đình thậm chí phải cầm cố tài sản để thực hiện trả nợ ngân hàng.
Phỏng vấn ông Lê Văn Lương, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị.
Việc ngư dân nợ quá hạn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó năng suất, sản lượng đánh bắt giảm là một trong những lý do chính. Theo Ông Bùi Đình Sành, một ngư dân có hàng chục năm gắn bó với biển khơi phân tích, thì quá trình triển khai Nghị định 67 có nhiều điểm bất cập. 
Phỏng vấn ông Bùi Đình Sành, Thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị.
Thực tế  cho thấy, trong quá trình triển khai đóng mới,  nhiều tàu sắt sau khi đưa vào hoạt động đã gặp phải những trục trặc, sự cố nhất là máy tời thu lưới hoạt động không đủ công suất, ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt. Máy lái chưa phù hợp với tàu khai thác thủy sản, nên các chủ tàu phải điều chỉnh, sửa chữa lại nhiều lần,chi phí tốn kém. 
Một lý do khác, việc những con tàu 67 với chi phí đầu tư lớn nhưng chỉ thiết kế đơn nghề nên chỉ hoạt động có hiệu quả trong mùa chính là đánh bắt vụ cá Nam. Vào các mùa khác trong năm thì hoạt động không hiệu quả.
Trong quá trình thiết kế thân tàu, được thực hiện theo mẫu của Bộ nông nghiệp và phát  triển nông thôn, tuy nhiên đặc thù của  luồng lạch, vùng biển đánh bắt có sự khác biệt nên các chủ tàu phải điều chỉnh, sửa chữa lại nhiều lần, gây tốn kém. Thậm chí có chủ tàu khi ra tận khơi xa, buông lưới thì gặp trục trặc phải quay về, sửa chữ nhiều lần vẫn chưa thể đánh bắt cá hiệu quả.

Phỏng vấn ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị.
Thời gian gần đây, nguồn lợi từ biển không phải lúc nào cũng xuất hiện nhiều trong một năm. Quá trình đánh bắt trên biển cũng gặp nhiều khó khăn vì sự xua đuổi của tàu Trung Quốc ở khu vực ngư trường Hoàng Sa. Khi năng suất và sản lượng đánh bắt kém hiệu quả, đã ảnh hưởng đến quá trình trả nợ ngân hàng của ngư dân. 

Theo thông tin từ các ngân hàng cho vay, ngoài những nguyên nhân khách quan về điều kiện thời tiết, sản lượng đánh bắt, vẫn có một số chủ tàu cá cố tình chây ỳ, không hợp tác trả nợ ngân hàng.  Theo quy định, tỷ lệ vốn vay lên đến 95 % tổng giá trị  đóng mới tàu cá, trong khi tài sản thế chấp là chính con tàu hình thành từ vốn vay, cho nên có tình trạng  một số ngư dân có tư tưởng không làm được thì gia tàu lại cho ngân hàng xử lý.  
Phỏng vấn ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị.
Về cơ chế xử lý nợ theo thông tư của bộ tài chính thì chỉ những trường hợp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng  như bị gặp thiên tai trên biển, tàu bị nước ngoài băt giữ sau đó trả lại.v.v…thì được cơ cấu thời hạn trả nợ và được hỗ trợ lãi suất. Còn lại trương hợp ngư dân  đánh bắt doanh thu không đủ bù chi phí  dẫn đến trả nợ không đúng kỳ hạn sẽ không được hỗ trợ lãi suất. Điều này gây nhiều khó khăn  cho chủ tàu trong việc trả nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi, dẫn đến có thể phải chuyển thành nợ xấu.
Với mỗi người ngư dân, để đóng một chiếc tàu mới, họ vay ngân hàng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Với kế hoạch sản xuất trả nợ như dự định, đi biển thắng lợi thì lộ trình trả nợ ngân hàng, làm giàu từ biển sẽ suôn sẽ. Tuy nhiên thực tế lại không thuận lợi như những dự tính. Vào thời điểm này, ngư dân khắp các tỉnh thành có triển khai đóng tàu 67 cũng đang loay hoay với tiền trả nợ ngân hàng. Nhìn rộng ra các địa phương khác, có thể thấy tình trạng tàu cá 67 nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng đang đẩy ngư dân vào thế khó khăn.
Dẫn cuối: Thực tế cho thấy, chính sách về phát triển thủy sản theo Nghị định 67 là phù hợp với nguyện vọng của ngư dân. Điều quan trọng là sự vào cuộc của các ngành chức năng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn mà ngư dân gặp phải. Từ đó tạo động lực phát triển thủy sản theo hướng hiện đai, đột phá trong việc tổ chức lại khai thác hải sản xa bờ, góp phân thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, nâng cao đời sống ngư dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đến đây chuyên mục mỗi tuần một chuyện cũng xin được kết thúc, cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Văn Tú 30/08/2018 08:00 Trần Văn Tú 30/08/2018 08:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà