Trang thanh niên( phát thanh) tổ chức đoàn đào tạo nghề cho thanh niên
Danh mục
Thanh niên
NỘI DUNG

TRANG THANH NIÊN

MC1: Xin kính chào các đồng chí và các bạn đã đến với chương trình trang thanh niên của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa các đồng chí và các bạn! Đào tạo nghề cho thanh niên là một trong những vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

MC2: Đối với Quảng Trị, trong thời gian qua các tổ chức đoàn, các địa phương, các sở ban ngành cũng đã có những kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên.

MC1: Vậy việc đào tạo nghề được thực hiện như thế nào? Chúng tôi xin mời các đồng chí và các bạn cùng đến với trang thanh niên của tuần này.

MC2: Ngọc Diệp…..và KTV thu âm Vĩnh Lộc sẽ đồng hành cùng với các đồng chí và các bạn trong 15 phút của chương trình tuần này. Mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí & CB! Với hơn 134 ngàn người, chiếm khoảng 22% dân số và 33% lực lượng lao động, thanh niên Quảng Trị có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển của địa phương.

MC2: Có thể khẳng định hiện nay, thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần đáng kể trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội; là lực lượng xung kích trong các phong trào thi đua xây dựng quê hương đất nước.

MC1: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thanh niên cần có trình độ và tay nghề cao, cần được trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi mới…

MC2: Như thế, công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên được xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là thanh niên nông thôn.

MC1: Hiện nay hàng năm ước tính toàn tỉnh có từ 3.000 - 4.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động, trong đó có từ 70 - 80% được đào tạo nghề. Trên cơ sở chủ trương của Tỉnh ủy, chính sách của HĐND, UBND tỉnh về công tác đào tạo nghề cho lao động, thanh niên trên địa bàn đã được hỗtrợ, tạo điều kiện thuận lợi để học nghề ở hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề ở 9 huyện, thị xã, thành phố với 3 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề và 12 cơ sở dạy nghề khác thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. 

MC2: Sau khi có Quyết định 1956 của chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình hành động nhằm triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.  

MC1: Đến nay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thực sự tạo hiệu ích quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển, trong đó lực lượng lao động là thanh niên nông thôn chiếm khá cao. Anh Hồ Văn Hào, ở xã Tà Long, huyện Đakrông, một thanh niên được đào tạo nghề cho biết:

 

Băng: Được đào tạo nghề ngay tại xã là một thuận lợi, thanh niên chúng tôi đã có nghề, có thể tự tìm việc cải thiện đời sống, giúp xóa nghèo…Đây là điều kiện để thanh niên chúng tôi xáo nghèo…)

MC2: Hiện nay, hệ thống cơ sở dạy nghề đã phát triển rộng khắp ở 9 huyện, thị xã, thành phố với 28 cơ sở dạy nghề. Công tác dạy nghề trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong việc cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cung cấp cho các doanh nghiệp và thị trường lao động, trong đó đa phần là lực lượng thanh niên.

MC1: Lực lượng lao động nòng cốt trong gia đình khi đã có việc làm chính là tìm được hướng đi mới để xây dựng đời sống kinh tế gia đình. Đó là sự định hướng, hướng nghiệp đúng đắn phù hợp với địa phương, phù hợp với điều kiện mỗi thanh niên, mỗi gia đình.

MC2: Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương, mặc dù lực lượng thanh niên khá lớn nhưng công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa được rộng khắp. Hướng Hóa là một ví dụ. Số lượng đoàn viên, thanh niên Hướng Hoá có gần 17 ngàn người, chiếm 21% dân số và chiếm trên 50% lực lượng lao động của huyện.

MC1: Song tình trạng đoàn viên thanh niên thiếu việc làm, việc làm không ổn định còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Vì thế điều quan trọng là huyện cần chú trọng đào tạo nghề tại chỗ, định hướng, rà soát nhu cầu học nghề, xác định các ngành nghề cần đào tạo ở từng địa phương.

MC2: Một hạn chế có thể nói là cơ bản chính là cơ cấu đào tạo theo trình độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được cơ cấu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường lao động. Vì thế, điều quan trọng là quan tâm hơn đến thanh niên ở lĩnh vực dạy nghề, rà soát nhu cầu thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề, đào tạo nghề phù hợp. …nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

MC1: Để có việc làm, đào tạo nghề, nâng cao kiến thức là rất cần. Vì vậy thanh niên phải học tập, rèn luyện - kể cả đối với kinh tế nông thôn. Giải quyết việc làm cũng cần có sự nỗ lực của thanh niên, trau dồi kiến thức, học hành...

MC2: Bởi thanh niên nông thôn cần có những kỹ năng làm việc tốt hơn, nhiều thông tin tuyển dụng hơn và các dịch vụ việc làm hiệu quả hơn để giúp họ tiếp cận cơ hội việc làm, làm chủ kinh tế.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Năm năm qua, phong trào đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp việc làm được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, đã nêu bật được vai trò đồng hành với thanh niên trong dựng nghề, khởi nghiệp góp phần xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có ước mơ, có hoài bão lập thân, lập nghiệp.

MC2: Phong trào “Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm” đã được các cấp bộ Đoàn quan tâm và chú trọng. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cùng với các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt xuyên suốt cả nhiệm kỳ.

MC1: Việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu nghề nghiệp, việc làm trong thanh niên được BTV Tỉnh đoàn tiến hành thường xuyên. Các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động về tận cơ sở được tổ chức đa dạng, qua đó, cung cấp các thông tin tuyển dụng, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề, việc làm đối với thanh niên, thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước.

MC2: Để tăng quy mô và hiệu quả trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã làm tốt công tác phối hợp với ngành Lao động Thương binh & Xã hội và ngành Giáo dục, Trung tâm Khuyến công, các cơ sở dạy nghề, các Công ty tư vấn xuất khẩu lao động uy tín phổ biến các chính sách đào tạo nghề, tư vấn, giải quyết việc làm; phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đưa nguồn vốn ưu đãi giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn và của tỉnh hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

MC1: Thông qua các chương trình: Hội chợ việc làm, Ngày hội nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, Ngày hội hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Ngày hội Thanh niên trường học với nghề nghiệp và việc làm, Sàn giao dịch việc làm thường xuyên và lưu động ... các cấp bộ Đoàn đã từng bước thay đổi nhận thức của đoàn viên, thanh niên và xã hội về dựng nghề, khởi nghiệp, trao cơ hội tìm kiếm việc làm cho đông đảo đoàn viên, thanh niên.

MC2: Trong 5 năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức 507 lớp tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho 23.700 đoàn viên thanh niên; tổ chức 183 buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm cho gần 87.500 lượt đoàn viên, thanh niên học sinh; phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho 17.813 thanh niên, định hướng, tư vấn chuyển đổi sinh kế cho 542 đoàn viên, thanh niên các xã ven biển.

MC1: Trong hành trình đồng hành với thanh niên trong lập thân, khởi nghiệp, các cấp bộ Đoàn đặc biệt chú trọng việc tạo nguồn vốn cho thanh niên, chương trình cho thanh niên vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm đem lại những kết quả đáng khích lệ. Đồng chí Trần Thị Như Quỳnh-trưởng ban phong trào thanh niên, tỉnh đoàn Quảng Trị nói:

Băng: Thời gian qua tỉnh đoàn hỗ trợ nguồn vốn vay cho thanh niên để thanh niên phát triển kinh tế

MC2: Có thể nói, với sự quan tâm vào cuộc tích cực của các cấp bộ Đoàn đã giúp thanh niên có điều kiện, cơ hội và sự tự tin, quyết tâm lập thân, khởi nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 657 mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, trong đó có 432 mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

MC1: Những mô hình này đã và đang giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn cơ sở đã thành lập các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế, qua đó tạo thêm môi trường để các đoàn viên, thanh niên học tập, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau trong phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh về hàng hóa, sản phẩm, tạo sự liên kết bền vững trong triển khai các mô hình, dự án phát triển kinh tế tại các địa phương.

MC1: Tại những địa phương, các chi đoàn cùng với chi bộ cùng xây dựng những nghị quyết, chương trình hành động trong việc đào tạo và giải quyết việc làm cho những thanh niên trong thôn, trong xã. Đồng chí Lê Văn Thành-Bí thư chi bộ thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng nói:

Băng: Chi bộ và đoàn thanh niên đã đưa ra nghị quyết để đào tạo nghề cho đoàn viên trong vấn đề giải quyết việc làm.

MC2: Để tổ chức Đoàn thực sự là người bạn đồng hành của thanh niên, hỗ trợ thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, thời gian tới BTV Tỉnh đoàn tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 76-CTHĐ, ngày 6/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị (khóa XV) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Đề án 1080/2011 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chính sách liên quan đến nghề nghiệp, việc làm trong thanh niên.

MC1: Trong đó, tập trung tuyên truyền, định hướng cho đoàn viên, thanh niên kịp thời nắm bắt các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đón đầu những chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chi phối đến thị trường lao động, cơ hội việc làm và tạo nghề cho thanh niên ...

MC2: Từ đó, tư vấn, hỗ trợ thanh niên trong chọn ngành, chọn nghề phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước, góp phần chuẩn bị nguồn lao động trẻ có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Huyện đoàn Triệu Phong là một đơn vị  trong thời gian qua đã có những giải pháp trong việc đào tạo nghề cho thanh niên để giúp thanh niên có việc làm ngay tại quê hương của mình.

MC2: Xung quanh vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Tịnh Điển-bí thư huyện đoàn Triệu Phong, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

1.Thưa đồng chí, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên được huyện đoàn triển khai như thế nào?

2.Đồng chí có đánh giá như thế nào về hiệu quả đạt được của thanh niên sau khi được đào tạo nghề?

3.Để làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm  trong thời gian đến.

Xin cám ơn đồng chí.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Với sự nổ lực của các tổ chức đoàn, hy vọng trong thời gian đến lực lượng đoàn viên thanh niên có thêm nhiều cơ hội được tham gia vào các lớp học nghề.

MC2: Qua đó giúp họ nâng cao tay nghề và có thể tìm được việc làm ngay trên chính quê hương của mình.\

MC1: 15 phút của chương trình tuần này xin được kết thúc tại đây, cám ơn các đồng chí và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 10/05/2018 09:21 Lê Vĩnh Nhiên 11/05/2018 09:43
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà