Chuyên mục Pháp luật đời sống 6 12 2018 – Luật tiếp cận thông tin
Danh mục
Pháp luật & đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : hưa quý vị và các bạn! Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Để khắc phục tình trạng đó, ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Trong chuyên mục Pháp luật và Đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn xung quanh việc triển khai và thực hiện Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Chuyên mục Pháp luật đời sống 6 12 2018 – Luật tiếp cận thông tin

Thưa quý vị và các bạn! Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Để khắc phục tình trạng đó, ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Trong chuyên mục Pháp luật và Đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn xung quanh việc triển khai và thực hiện Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

STT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Ngày nay, nhu cầu về tiếp cận thông tin ngày càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tính quyết định trong các hoạt động kinh tế. Với chủ trương hội nhập quốc tế và các luồng thông tin hiện nay vô cùng đa dạng thể hiện trên nhiều kênh như: truyền thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội, internet. V.v. thì việc ban hành Luật tiếp cận thông tin là thật sự cần thiết. Luật tiếp cận thông tin được thông qua năm 2016 nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc chủ động công khai các thông tin. Từ đó sẽ giảm tải cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân, giảm chi phí hành chính cũng như chi phí tiếp cận thông tin cho người dân, Luật cũng quy định: Ngoài danh sách các thông tin phải công khai nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ (khoản 2 Điều 17); Luật cũng quy định các thông tin cụ thể bắt buộc phải đăng tải trên trang thông tin/cổng thông tin điện tử (Điều 19) để người dân thuận lợi khi tiếp cận và giảm chi phí tiếp cận thông tin cho công dân, giảm chi phí hành chính. Tuy nhiên, cần lưu ý là các thông tin được đăng tải trên trang thông tin/cổng thông tin điện tử phải luôn được cập nhật để bảo đảm tính chính xác.

Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Việt Hồng Chinh đã tiếp cận nhiều với các văn bản, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ hiệu quả hơn quá trình kinh doanh của mình. Sau khi Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực, việc được thông tin về chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh đã hỗ trợ đơn vị rất nhiều trong hoạt động của mình. Đặc biệt các trang thông tin điện tử như Sở Công Thương, Sở KH&ĐT đã công khai minh bạch các văn bản liên quan đến doanh nghiệp đã tạo thuận lợi cho Công ty áp dụng có hiệu quả hơn.

Hình công ty Cồ phần thương mại và xuất nhập khẩu Việt Hồng Chinh

30’’

2

 

Ông Nguyễn Trường Chinh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TM&XNK Việt Hồng Chinh

 

3

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Về nội dung, Luật gồm 5 chương với 37 điều. Trong đó, nêu rõ một số nội dung như: chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin, chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận thông tin, phạm vi thông tin được tiếp cận, quy trình tiếp cận thông tin theo yêu cầu của công dân và chi phí tiếp cận thông tin. Đặc biệt, mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

 

 

 

 

4

Một số nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin năm 2016

Ông Lê Sa Huỳnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị

 

5

Luật này cũng quy định một số điểm mới trong tiếp cận thông tin như: thông tin không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện. Người dân có quyền tiếp cận thông tin dưới hai hình thức: Trực tiếp đến trụ sở cơ quan nhà nước để yêu cầu tiếp cận thông tin hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin qua mạng Internet hoặc gửi qua bưu điện. Nhưng người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin (nếu có). Luật quy định rõ 15 nội dung (thông tin) cơ quan nhà nước phải công khai và các hình thức công khai. Ngoài các hình thức công khai thông thường như: Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Đăng Công báo; Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước; Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật, lần này Luật có quy định thêm hình thức: đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các hình thức khác thuận lợi cho công dân. Luật quy định 46 loại thông tin bắt buộc các cơ quan Nhà nước từ cấp phường, xã trở lên phải công khai rộng rãi như mua sắm tài sản công, dự án đầu tư công, thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.v.v.

Thời gian qua, các ngành chức năng tùy thuộc nhiệm vụ cụ thể của mình đã phổ biến, triển khai thực hiện Luật trong các tầng lớp nhân dân.

 

 

 

Triển khai như thế nào..

Ông Lê Sa Huỳnh, Phó giámc Sở Tư pháp Quảng Trị

Tr

 

Triển khai như thế nào?

Ông Nguyễn Hoàn, Phó Giám đốc Sở TT và TT tỉnh

 

 

Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Như vậy, có thể khẳng định việc ban hành Luật tiếp cận thông tin là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế mở rộng các quyền tự do dân chủ của nhân dân và các cam kết thực hiện quyền con người mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 03/12/2018 14:53 Nguyễn Thị Bảo 03/12/2018 14:53
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà